Tiêm kích F-22 Mỹ “lâm nguy”: Trung Quốc đã nắm được “thóp”, rình cơ hội
Tiêm kích F-22 dù được đánh giá là máy bay chiến đấu tàng hình mạnh nhất thế giới hiện nay, nhưng chúng vẫn lộ ra một số lỗ hổng khiến Trung Quốc không còn lo sợ nữa.
Gần đây truyền thông Trung Quốc rất sôi động vì sự xuất hiện của các chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ như tiêm kích F-22 trong khu vực. Đây là dòng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 duy nhất trên thế giới đang thực sự hoạt động khi chính thức được đưa vào biên chế từ 11 năm trước và tới nay nó vẫn được coi là máy bay mạnh nhất thế giới.
Tuy nhiên F-22 vẫn lộ ra một số lỗ hổng khiến Trung Quốc không còn lo sợ khi gặp chúng nữa.
Một là tầm bay của F-22 rất hạn chế, để bay với tốc độ siêu âm toàn hành trình lại càng tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn, và tất nhiên, tầm bay cũng sẽ bị rút ngắn lại tương ứng.
Hai là lượng tên lửa ít, chiến đấu cơ F-22 chỉ có thể mang được 6 quả tên lửa gồm 4 quả tên lửa không đối không tầm trung và 2 quả tầm ngắn.
Tiêm kích F-22 của Mỹ
Do chi phí chế tạo F-22 cao cho nên số lượng chiến đấu cơ được đưa vào sử dụng tương đối ít, cho nên nó thuộc loại mục tiêu có giá trị cao, một khi bị bắn rơi sẽ tạo ra một chấn động và ảnh hưởng tiêu cực tới ý chí chiến đấu của toàn bộ Không quân Mỹ.
Video đang HOT
Ba là trần bay tối đa của F-22 chỉ có 17.000m, trần bay này là không đủ lớn.
Bốn là vấn đề về radar, khiến cho khả năng phát hiện đối phương trước của nó rất đáng nghi ngờ, đây là do lỗ hổng vốn có của chiến đấu cơ tàng hình.
Trong chiến tranh tương lai, để bảo đảm tỉ lệ sống sót, F-22 thường duy trì tình trạng điện tử tĩnh, tức là hoạt động một cách thầm lặng, không sử dụng các thiết bị phát tín hiệu vô tuyến.
Mọi tham số đều dựa vào chuỗi dữ liệu bị động với việc tiếp nhận thông tin từ máy bay cảnh báo, sau đó phóng tên lửa, radar của F-22 chỉ mở mấy giây để dẫn đường cho tên lửa cho đến khi bắn trúng mục tiêu, điều này có nghĩa là không chiến tuyệt vời của nó được thiết lập dựa trên nền tảng của máy bay cảnh báo.
Nhưng với tên lửa tầm siêu xa do Nga chế tạo như S-400 (đất đối không), KS-172 (không đối không) có tầm bắn 400km, tỷ lệ sống sót của máy bay cảnh báo trong tương lai lại trở thành một vấn đề lớn của Mỹ. Nếu không có máy bay cảnh báo, F-22 chỉ có thể dựa vào radar mảng pha AN/APG-77 của chính nó.
Và lúc đó, đối thủ chỉ cần có 2 radar thụ động đơn giản là có thể dễ dàng tìm ra vị trí của F-22 nhờ phương pháp giao hội tín hiệu điện tử thu được phát ra từ radar của nó.
(Theo Soha News)
Chim ăn thịt F-22 thêm móng vuốt với tên lửa AIM-9X
Việc trang bị tên lửa tầm nhiệt AIM-9X lên F-22 vốn rất kén vũ khí giúp tiêm kích thế hệ 5 này mở rộng đáng kể phạm vi tác chiến.
Tiêm kích F-22 Raptor phóng tên lửa. Ảnh: USAF
Phải mất khá nhiều thời gian không quân Mỹ mới có thể bắt đầu tích hợp được tên lửa tầm nhiệt tầm gần góc lệch trục đạn lớn (HOBS) đầy uy lực AIM-9X Sidewinder vào tiêm kích tàng hình tối tân "Chim ăn thịt" F-22 Raptor, theo National Interest.
Là một trong những dòng tiêm kích tàng hình thế hệ 5 hiện đại nhất thế giới, F-22 lại rất kén chọn các loại vũ khí mới, bởi hệ thống điều khiển và kiểm soát của nó được phát triển cách đây hàng chục năm, không phải là hệ thống mở và rất khó tích hợp các loại tên lửa mới.
Trước đây, chiếc tiêm kích hàng đầu này của Mỹ chỉ được trang bị tên lửa "cổ lổ sĩ" AIM-9M không có góc lệch trục đạn lớn.Việc không được trang bị tên lửa HOBS khiến chiếc tiêm kích trị giá 140 triệu USD này gặp bất lợi lớn trong tình huống không chiến tầm gần với chiến đấu cơ đối phương.
AIM-9X Sidewinder là một trong những loại tên lửa không đối không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Đây là loại tên lửa tầm nhiệt dẫn đường bằng hồng ngoại, có thể tự hiệu chỉnh trong lúc bay nhờ dữ liệu cung cấp từ máy bay, giúp tăng đáng kể độ chính xác trong tiêu diệt mục tiêu. Tên lửa AIM-9X do hãng Raytheon sản xuất, có tầm bắn 1-35,4 km, được sử dụng trong không quân 40 nước, chủ yếu là các thành viên của NATO.
"Khi trang bị tên lửa AIM-9X, sức mạnh của F-22 được tăng cường đáng kể", trung tá David Skalicky, chỉ huy phi đội tiêm kích số 90 ở căn cứ không quân hỗn hợp Elemendorf-Richarson, Alaska, nói.
"Chúng tôi có thể sử dụng tên lửa này trong nhiều kịch bản tác chiến ở tầm xa hơn và bao quát được hoạt động trong phạm vi tác chiến. Chúng tôi đã mất nhiều thời gian hơn để tích hợp được tên lửa AIM-9X vào F-22. Tên lửa AIM-9X sở hữu những tính năng trội hơn các tên lửa Sidewinder trước đây, giúp tăng uy lực cho tiêm kích F-22", ông Skalicky giải thích.
Các đơn vị F-22 của không đoàn số ba gồm phi đội tiêm kích số 90 và phi đội tiêm kích số 525 là những phi đội đầu tiên được trang bị tên lửa AIM-9X, dù tên lửa này đã được sử dụng trên tiêm kích F-15, F-16 và F/A-18 Hornet của Mỹ nhiều năm qua.
Tiêm kích F-16 phóng tên lửa AIM-9X. Ảnh: USAF
Dave Majumdar, chuyên gia phân tích quốc phòng của National Interest, cho biết không quân Mỹ đã mất hơn một thập kỷ để khắc phục hệ thống điện tử đóng của F-22 nhằm tích hợp được tên lửa AIM-9X. Tuy nhiên, lần trang bị bổ sung tên lửa AIM-9X này cũng chỉ là một giải pháp tạm thời, bởi sự tích hợp kiểu vá víu này sẽ gây một số bất tiện cho phi công trong tác chiến.
Dù việc nâng cấp phần mềm giúp phi công F-22 Raptor khai thác được tính năng của tên lửa AIM-9X, nhưng màn hình khóa mục tiêu trong buồng lái phi công sẽ không hiển thị biểu tượng tên lửa AIM-9X một cách chính xác. Thay vào đó, vũ khí mới sẽ hiển thị biểu tượng tên lửa đời cũ AIM-9M và phi công sẽ phải làm quen với sự khác biệt này.
Theo Majumdar, tình hình sẽ không thay đổi cho đến khi một hệ thống quản lý kho dữ liệu cải tiến (ESMS) được tích hợp vào phiên bản Raptor Block 30 và Block 35 ra mắt vào năm 2018 trong gói nâng cấp phần cứng Increment 3.2B. Với việc tích hợp gói nâng cấp 3.2B này, màn hình của F-22 sẽ hiển thị đúng biểu tượng AIM-9X.
Nhưng kể cả khi được nâng cấp, hệ thống tích hợp hiển thị thông số trên mũ phi công F-22 cũng sẽ không hoạt động như trên tiêm kích F-35, bởi nó đã bị loại bỏ hoàn toàn trong giai đoạn phát triển F-22 cuối thập niên 1990.
Để có thể giành ưu thế trên không, phi công F-22 vẫn có thể khai thác được các tính năng vượt trội của tên lửa AIM-9X dù không có hệ thống tích hợp hiển thị thông số trên mũ bảo hiểm. Nhưng để phát huy triệt để uy lực ngoài tầm nhìn thị giác của tên lửa Sidewinder, hệ thống hiển thị như vậy là rất cần thiết, theo Majumdar.
Duy Sơn
Theo VNE
Trung Quốc khoe buồng lái tiêm kích tàng hình J-20 Buồng lái tối tân của tiêm kích J-20 đang được trưng bày tại triển lãm hàng không Chu Hải, tiết lộ nhiều thông tin về tính năng máy bay. Buồng lái tiên tiến của J-20 được Trung Quốc trưng bày. Ảnh: Sina. Trung Quốc ra mắt buồng lái hiện đại dành cho các tiêm kích tàng hình J-20 và J-31 tại triển lãm...