Tiêm kích F-22 mạnh mẽ trong nhiệm vụ… thị uy
Dù F22 là dòng tiêm tàng hình duy nhất trên thế giới đang hoạt động nhưng Mỹ chỉ thường sử dụng chúng cho nhiệm vụ thị uy đối thủ.
Buồng lái F-22 được trang bị các hệ thống điện tử hàng không kỹ thuật số công nghệ cao. 6 màn hình hiển thị đa chức năng cung cấp thông tin một cách đầy đủ về tình trạng của máy bay và môi trường xung quanh.
Cảm biến chính của F-22 là radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA AN/APG-77. Radar này có khả năng thay đổi tần số liên tục để tránh bị phát hiện, an-ten của radar có thể hoạt động trong 120 độ ở độ cao và phương vị. APG-77 có phạm vi phát hiện mục tiêu có RCS 1m2 ở khoảng cách 240km. Nó được đánh giá là radar trên tiêm kích tốt nhất thế giới hiện nay.
F-22 có 3 khoang vũ khí bên trong thân, trong đó có một khoang lớn dưới bụng và hai khoang nhỏ hai bên hông. Khoang lớn có thể mang theo 6 tên lửa không đối không tầm trung, 2 khoang nhỏ có thể mang theo một tên lửa không đối không tầm ngắn mỗi khoang. F-22 cũng có thể treo vũ khí bên ngoài cánh nhưng điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tàng hình của máy bay.
Tuy nhiên, F-22 lại không thể chỉ định mục tiêu cho vũ khí dẫn đường laser. Vũ khí không đối đất bị giới hạn ở mức khoảng 910 kg. Vì vậy, nhận định Mỹ thường dùng F-22 để thị uy trước đối thủ là hoàn toàn có cơ sở.
Video đang HOT
Vũ khí khác gồm có 1 pháo M61A2 20 mm được bố trí ở góc cánh phải bên trong một cửa sập để đảm bảo khả năng tàng hình. Ngoài các tên lửa không đối không, F-22 còn có thể trang bị bom thông minh JDAM, bom hàng không đường kính nhỏ GBU.
Để thực nhiệm vụ “thị uy” của mình, F-22 Raptor hội tụ những đỉnh cao của công nghệ điện tử hàng không thế giới. Có thể nói rằng, tiêm kích này là một kiệt tác công nghệ của nhân loại. Thân máy bay được chế tạo bằng vật liệu composite công nghệ cao và hợp kim nhẹ cho phép giảm trọng lượng, tăng độ bền cơ học và khả năng tàng hình.
Vì vậy, mỗi khi Mỹ điều chiến đấu cơ này làm nhiệm vụ, F-22 chỉ mang tính chất thị uy của người Mỹ, Inside the Air Force cho biết. Và lần xuất hiện của phi đội F-22 tại Hàn Quốc đầu năm 2016 vừa qua cũng được coi là động thái tương tự.
Theo số liệu được trang mạng Inside the Air Force công bố, cứ mỗi năm vận hành tiêm kích F-22, Không quân Mỹ phải bỏ ra chi phí lên tới 9.333.045 USD. Và đây là một trong những lý do khiến Mỹ vội rút F-22 khỏi nhiệm vụ không kích IS tại Iraq hồi năm 2014.
Khi đến Hàn Quốc, phi đội tiêm kích F-22 hạ cánh tại căn cứ không quân Osan gần Seoul. Động thái này của Mỹ có thể khiến Bắc Triều Tiên coi sự xuất hiện của F-22 là một mối đe dọa, khi Mỹ muốn chứng tỏ điều họ có thể làm để bảo vệ đồng minh Hàn Quốc khỏi bất cứ cuộc tấn công tiềm năng nào của Triều Tiên.
Trước đó, hồi cuối năm 2015, Mỹ cũng đã điều phi đội gồm 4 chiếc F-22 đến Baltic nhằm thể hiện sức mạnh trước Nga khi mối quan hệ giữa Moscow và phương Tây không được cho là căng thẳng nhất trong nhiều năm qua do những bất đồng về vấn đề Ukraine và Syria.
Tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia, động thái này của Mỹ mang tính chất đe dọa nhiều hơn là răn đe thực tế bởi Triều Tiên chưa bao giờ phô trương sức mạnh của mình bằng Không quân trong khi đó, không chiến là khả năng mạnh nhất của F-22.
1/11
Theo_Báo Đất Việt
Bí ẩn sau sự xuất hiện của siêu phẩm F-22 ở Syria
Trong nhiều năm, siêu phẩm chiến đấu cơ cực kỳ tối tân F-22 của Mỹ nằm trong kho mà không được giao bất kỳ nhiệm vụ gì. Tình trạng này vấp phải sự chỉ trích của nhiều người. Họ cho rằng, giới chức quốc phòng của Mỹ đã quẳng hơn 80 tỉ USD tiền nộp thuế của người dân vào việc phát triển một dự án vũ khí chống lại một kẻ thù không tồn tại.
F-22
Tuy nhiên, hiện tại, hơn một thập kỷ sau khi chiếc F-22 Raptors đầu tiên được đưa vào hoạt động, loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 duy nhất đang hoạt động trên thế giới này... vẫn tiếp tục mải miết đi tìm kẻ thù của chúng, đồng thời được giao thêm nhiệm vụ oanh kích lực lượng chiến binh khủng bố ở Syria và Iraq.
Những chiếc F-22 - một vài trong số những chiến đấu cơ tàng hình tinh vi nhất và đắt giá nhất từng được chế tạo từ trước đến nay, đã không ngồi ngoài trong chiến dịch không kích mới nhất của Lực lượng Không quân Mỹ ở Iraq và Syria như chúng từng làm trong các chiến dịch trước đó ở Iraq, Afghanistan và Libya. Kể từ khi bắt đầu nhiệm vụ ở Syria hồi tháng 9 năm 2014, các máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ đã "hoạt động thường xuyên" trong chiến dịch chống IS và đã phóng hơn 200 quả bom vào các mục tiêu trong 150 lần xuất kích, Lực lượng Không quân Mỹ cho hay.
"Chúng tôi thông thường được giao nhiệm vụ nhằm mục tiêu và phá huỷ các trại huấn luyện của IS (hay còn gọi là Daesh), các cơ sở chế tạo thiết bị nổ và cơ sở dự trữ vũ khí, những khu vực chiến đấu cũng như các căn cứ chỉ huy và cơ sở liên quan đến hoạt động cung cấp dầu mỏ. Những chiếc F-22 rất có ích trong việc càn quyết, phá huỷ hàng loạt mục tiêu có giá trị cao", Đại tá Không quân Mỹ - ông Joseph Simms cho biết trong một tuyên bố được cung cấp cho hãng tin ABC News.
Tuy nhiên, những nhiệm vụ nói trên không nằm trong mục đích thiết kế ban đầu của loại chiến đấu cơ tàng hình tối tân chuyên biệt cho nhiệm vụ không chiến - F-22 của Mỹ. Không quân Mỹ thừa nhận, máy bay chiến đấu F-22 đắt đỏ của họ không nhất thiết phải thực hiện nhiệm vụ ở chiến trường Syria.
"F-22 không phải là thứ vũ khí cần thiết cho chiến dịch ở Syria", phát ngôn viên Lực lượng Không quân Mỹ - Thiếu tá Tim Smith cho biết, đồng thời thêm rằng, "nhưng F-22 lại là một công cụ tuyệt vời có thể được sử dụng trong cuộc xung đột này để tiến hành những cuộc không kích có tính chính xác cao".
F-22 Raptor được thiết kế và phát triển vào cuối những năm 1980 và 1990 trong bối cảnh Mỹ đang tính đến những cuộc đối đầu trong tương lai với các quân đội hiện đại và tinh vi như Nga và Trung Quốc chứ không phải là ở những cuộc chiến chống lại các lực lượng yếu kém nhưng dai dẳng như các tổ chức khủng bố al Qaeda, Taliban và hiện tại là tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Chính phủ Mỹ ban đầu muốn đặt hàng hơn 600 chiếc Raptors nhưng ngân quỹ đã bị cắt giảm năm 2009. Kết quả là chưa đầy 200 chiếc F-22 được bàn giao cho quân đội Mỹ, đẩy giá của một chiếc máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 này tăng vọt lên mức hơn 400 triệu USD/một chiếc, bao gồm cả chi phi nghiên cứu và phát triển. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là ông Robert Gates đã giải thích lý do cắt giảm ngân sách năm 2009 như sau: "F-22 rõ ràng là một thứ vũ khí đầy năng lực - một giải pháp viên đạn bạc bị bỏ xó chỉ dùng cho một hoặc hai kịch bản tiềm năng - cụ thể là để đánh bại một phi đội chiến đấu cơ tối tân của kẻ thù. Tuy nhiên, nói thẳng ra, F-22 không có ý nghĩa gì ở bất kỳ nơi nào khác xét trong tính chất các cuộc xung đột".
Tiếp đó, năm 2011, Thượng nghị sĩ kỳ cựu John McCain còn thẳng thừng hơn khi tuyên bố: "Sự thật khó chấp nhận nhưng rõ ràng F-22 chưa từng thực hiện một nhiệm vụ chiến đấu đơn lẻ nào... Tôi không nghĩ là chúng ta sẽ thấy F-22 xuất hiện trong một cuộc chiến đấu mà nó được thiết kế để dành cho, bởi vì chẳng tồn tại một mối đe doạ nào như thế".
Và bây giờ ở Syria, Iraq - nơi cũng vẫn đang thiếu "phi đội chiến đấu cơ tối tân của kẻ thù" để cho F-22 chiến đấu, Lực lượng Không quân Mỹ dường như đang tìm cách mở rộng phạm vị nhiệm vụ của chiếc máy bay chiến đấu tàng hình này bằng cách giao cho chúng nhiệm vụ vốn thường thích hợp cho các phi cơ tấn công đất đối không như chiếc F-16 rẻ tiền hay là người anh em họ lắm trục trặc của F-22 là F-35 Lightning.
Mặc dù hoàn toàn không cần thiết nhưng giới chức Không quân Mỹ vẫn ca ngợi một số lợi thế khi F-22 tham chiến ở Syria. Một chỉ huy không quân giấu tên của Mỹ cho biết, F-22 có thể sử dụng năng lực tàng hình của mình để "hoạt động ở gần hơn với các tên lửa đất đối không cũng như máy bay của đối thủ mà ít gặp nguy cơ bị phát hiện". Ngoài ra, các vũ khí của F-22 còn "cực kỳ chính xác khi tấn công từ khoảng cách xa và ít gây tổn thất hơn bất kỳ vũ khí nào trong kho vũ khí của Mỹ, vị chỉ huy trên cho biết thêm.
F-22 là niềm tự hào của người Mỹ bởi nó là chiếc máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 duy nhất của thế giới được đưa vào hoạt động cho đến thời điểm này và nó cũng là thứ vũ khí đáng gờm đối với bất kỳ quốc gia nào muốn đối đầu với Mỹ. F-22 luôn đứng đầu trong danh sách những chiếc máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới.
F-22 được xem là loại máy bay chiến đấu tinh vi nhất thế giới với khả năng có một không hai là thực hiện sứ mệnh tham chiến không đối không, không đối đất cùng một thời điểm mà gần như không bị hề hấn gì. F-22 Raptor đạt chuẩn chưa từng có về khả năng sống sót ngay cả khi phải đối mặt với hàng loạt mối đe dọa lớn, tinh vi từ trên không lẫn dưới đất. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, F-22 còn có khả năng thực hiện xuất sắc một loạt nhiệm vụ gồm thu thập tin tình báo, do thám, trinh sát và tấn công điện tử. Để đảm bảo tàng hình trước radar đối phương, F-22 giấu kín tên lửa và bom vào khoang trong. Nó gia nhập Không lực Mỹ vào tháng 12/2005.
Luật Mỹ cấm xuất khẩu máy bay chiến đấu tàng hình F-22.
Vân Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
F-35 phô diễn sức mạnh tác chiến "độc nhất vô nhị" Nỗ lực muốn sớm triển khai chiến đấu cơ F-35 của Mỹ đã có thêm một bước tiến mới khi trải quả một cuộc thử nghiệm hoạt động tại một căn cứ biệt lập ở bang Idaho của nước này. Thông tin trên vừa được Không lực Mỹ đưa ra hôm 26/2 trong một thông cáo báo chí. Không lực Mỹ cho biết,...