Tiêm kích F-22 mài tóe lửa đường băng khi hạ cánh khẩn
Tiêm kích tàng hình F-22 Mỹ hạ cánh khẩn khi gặp sự cố và phải dùng móc hãm để hạ cánh, tạo ra nhiều tia lửa khi tiếp đất.
Video được chia sẻ trên mạng xã hội Instagram hôm qua cho thấy tiêm kích F-22 thuộc Phi đoàn số 199 hạ cánh khẩn cấp xuống căn cứ liên hợp Trân Châu Cảng – Hickam sau khi gặp sự cố trên không.
Chiếc F-22 thả móc hãm khi hạ cánh khẩn cấp ở Hawaii hôm 11/8. Video: Instagram/hnlramper .
Hiện chưa rõ sự cố với tiêm kích tàng hình này, nhưng rong video, chiếc F-22 vào hạ cánh với tốc độ ổn định, cho thấy phi cơ không gặp trục trặc với hệ thống điều khiển. Để rút ngắn quãng đường hạ cánh khẩn cấp, phi công F-22 thả móc hãm để móc vào cáp hãm đà trên đường băng.
Trước khi bắt được dây cáp, móc hãm bị mài trên đường băng, tạo ra hàng loạt tia lửa trong quá trình F-22 hạ cánh. Máy bay tiếp đất và nhanh chóng giảm tốc.
Nhân chứng cho biết phi cơ được kéo về nhà chứa sau đó, trong khi đường băng đóng cửa khoảng 90 phút để kỹ thuật viên khôi phục hệ thống cáp hãm đà.
Không quân Mỹ chưa bình luận về video này.
Các tiêm kích Mỹ hiện nay không được trang bị dù hãm như phi cơ Nga hoặc chiến đấu cơ Mỹ trong quá khứ. Chúng được lắp cụm móc hãm đà BAK-12 hoặc BAK-14, giúp nhanh chóng giảm tốc độ trong trường hợp hạ cánh khẩn cấp. Tuy nhiên, giải pháp này đòi hỏi sân bay phải trang bị hệ thống cáp hãm tương tự tàu sân bay. Máy bay cũng có nguy cơ hư hỏng hoặc bị phá hủy nếu phi công bắt trượt cáp hãm, không thể giảm tốc trên đường băng.
F-22 Mỹ có thể diễn tập chống oanh tạc cơ Trung Quốc
Số tiêm kích F-22 lớn bất thường Mỹ triển khai diễn tập ở Guam có thể nhằm luyện tập đối phó oanh tạc cơ thế hệ mới của Trung Quốc.
Không quân Mỹ triển khai 25 tiêm kích tàng hình F-22, tương đương 1/5 lực lượng chiến đấu, đến đảo Guam cho cuộc diễn tập Pacific Iron 2021. Đây là số lượng tiêm kích F-22 "nhiều chưa từng thấy" được Mỹ điều động đến khu vực.
Hoạt động này của không quân Mỹ nhằm huấn luyện lực lượng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trở nên "thiện chiến, dễ thích nghi và kiên cường hơn", Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ cho biết.
Tiêm kích F-22 của Mỹ hạ cánh xuống căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam ngày 18/7. Ảnh: USAF .
Leung Kwok-leung, chuyên gia quân sự tại Hong Kong, nhận định cuộc diễn tập với lượng lớn tiêm kích tàng hình tiên tiến của Mỹ có thể nhằm đối phó oanh tạc cơ chiến lược của Trung Quốc.
"Nhiệm vụ chính của F-22 khi được triển khai tới Tây Thái Bình Dương là ngăn oanh tạc cơ chiến lược tiên tiến, bao gồm máy bay thế hệ mới của Trung Quốc, thực hiện các chiến dịch tấn công nước Mỹ", Leung Kwok-leung nói.
Trung Quốc được đồn đoán đang phát triển oanh tạc cơ thế hệ mới Xian H-20 có khả năng tấn công các mục tiêu trong "chuỗi đảo thứ hai", thậm chí đủ sức xuyên qua khu vực này và tập kích đảo Hawaii. H-20 được cho là có thể mang tên lửa hạt nhân và thông thường, bay ở tốc độ cận âm và phóng được 4 tên lửa siêu vượt âm.
Zhou Bo, cựu đại tá Trung Quốc và chuyên gia tại Trung tâm Chiến lược và An ninh Quốc tế tại Đại học Thanh Hoa, cho biết việc Mỹ triển khai lượng lớn tiêm kích tiên tiến tham gia diễn tập gần Trung Quốc làm "gia tăng căng thẳng trong khu vực".
"Nhiều cuộc diễn tập của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm vào Trung Quốc. Việc điều lượng lớn tiêm kích cùng lúc như vậy được coi là thông điệp gửi tới Trung Quốc", Zhou Bo nói. "Dù chắc chắn cuộc diễn tập không dẫn đến bất cứ sự cố mới nào, hoạt động này không thể xoa dịu căng thẳng trong khu vực".
F-22 là tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm và được đánh giá là tiên tiến nhất thế giới. F-22 được tích hợp hệ thống kết nối cảm biến trên máy bay với nguồn cấp dữ liệu bên ngoài, cho phép phi công có cái nhìn chi tiết hơn về không gian chiến đấu. F-22 có thể đạt tốc độ tối đa 2.414 km/h, tầm hoạt động 3.000 km và bán kính chiến đấu 850 km.
Không quân Mỹ là lực lượng duy nhất trên thế giới vận hành tiêm kích F-22, chiếc đầu tiên được biên chế năm 2005. Tổng cộng 195 tiêm kích F-22 đã được sản xuất, bao gồm 8 máy bay thử nghiệm.
Mỹ điều F-22 nhiều chưa từng thấy đến Thái Bình Dương Ba tiêm kích F-22 xuất kích vì sự cố bí ẩn Tiêm kích tàng hình F-22 Mỹ mài mũi xuống đường băng 14 UAV trợ chiến bay cùng tiêm kích tàng hình F-22, F-35 Kỹ sư Trung Quốc nêu điểm yếu tiêm kích tàng hình F-22 76
Frontex triển khai lính biên phòng giám sát khu vực biên giới Litva-Belarus Ngày 19/7, Giám đốc điều hành Cơ quan bảo vệ biên giới Liên minh châu Âu (Frontex), ông Fabrice Leggeri cho biết cơ quan này sẽ triển khai 60 lính biên phòng đến giám sát khu vực biên giới giữa Litva và Belarus từ tuần tới sau khi lượng người di cư trái phép qua ngả này tăng đột biến. Giám đốc điều...