Tiêm kích F-15 Mỹ làm ‘xe thồ bom’
Tiêm kích F-15E Mỹ bay thử với cơ số bom gấp rưỡi mức cho phép, giúp chuyển bom tới căn cứ tiền phương, giảm phụ thuộc vào vận tải cơ.
Không quân Mỹ hôm nay thông báo Phi đoàn Thử nghiệm và Đánh giá số 85 đã bay thử thành công với tiêm kích đa năng F-15E Strike Eagle mang 6 quả bom dẫn đường JDAM ở một bên thân, nhằm phô diễn khái niệm mới theo mô hình Triển khai Chiến đấu Linh hoạt (ACE).
Đợt thử nghiệm diễn ra hôm 22/2, trong đó chiếc F-15E được gắn 6 mô hình bom dẫn đường GBU-38/B JDAM ở giá treo dọc thùng dầu phụ liền thân phía trái, mỗi quả nặng 225 kg. Những chiếc F-15E thông thường chỉ có thể mang 3 quả JDAM ở loạt giá treo này.
6 mô hình bom GBU-38/B trong đợt thử nghiệm hôm 22/2. Ảnh: USAF .
“Mỗi tiêm kích F-15E hiện nay chỉ được phép mang tối đa 9 quả JDAM, đợt thử nghiệm cho thấy chúng có thể mang tới 15 quả”, thiếu tá Andrew Swanson, sĩ quan quân khí Phi đoàn số 85, cho hay. Không phải quả bom nào cũng có thể được thả khi làm nhiệm vụ, nhưng cuộc thử nghiệm chứng minh F-15E có thể vừa chiến đấu vừa đóng vai trò “ xe thồ bom”, phù hợp với mô hình tác chiến ACE.
Video đang HOT
Không quân Mỹ trước đây cần hai vận tải cơ C-130 để chuyển đủ bom và nhân lực cho một biên đội F-15E, họ cũng mất thời gian lắp ráp khi tới căn cứ tiền phương. Việc lắp bom JDAM hoàn thiện trên những chiếc F-15E sẽ cắt giảm một máy bay C-130 cũng như thời gian chuẩn bị cho nhiệm vụ.
“Các phi cơ Strike Eagle giờ có thể mang đủ bom JDAM cho một nhiệm vụ chiến đấu, sau đó hạ cánh ở địa điểm xa xôi để tái trang bị cho chính nó hoặc tiêm kích khác như F-22 và F-35 để tiếp tục xuất kích”, trung tá Jacob Lindaman, chỉ huy Phi đoàn số 85, nói thêm.
ACE là khái niệm tác chiến mới đang được áp dụng tại Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ để bảo đảm sự linh hoạt, khả năng răn đe và sống sót trong môi trường chiến đấu khốc liệt. Phương thức này đề cao sử dụng các căn cứ dã chiến để tăng khả năng sống sót của lực lượng không quân trong đòn đánh phủ đầu của đối phương, đồng thời cho phép chiến đấu cơ hạ cánh, tiếp dầu và vũ khí mà không cần tắt động cơ, sau đó nhanh chóng trở lại chiến trường.
Trung Quốc nói trinh sát hạm Mỹ hoạt động gần Hoàng Sa
Viện nghiên cứu Trung Quốc cho biết trinh sát hạm Impeccable của hải quân Mỹ hoạt động quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong nhiều ngày.
Tổ chức Sáng Kiến Theo dõi Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI), đặt trụ sở tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, ngày 26/2 cho biết trinh sát hạm USNS Impeccable hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 23/2, song không rõ điểm đến của con tàu.
"Các vị trí theo dõi thường xuyên như vậy không bình thường với một tàu trinh sát trong khu vực Biển Đông", SCSPI đăng trên Twitter. Nhóm nghiên cứu này cũng cho hay một trinh sát cơ RC-135U của không quân Mỹ ngày 27/2 bay qua khu vực phía nam đảo Đài Loan.
Bộ Quốc phòng Mỹ chưa bình luận về thông tin này.
Trinh sát hạm USNS Impeccable của Mỹ đậu tại cảng Subic, Philippines, tháng 2/2018. Ảnh: Flickr/davids_world_2011 .
Cùng ngày, truyền thông Trung Quốc đưa tin Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Nam của quân đội nước này tổ chức diễn tập bắn đạn thật để đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa ở "vùng biển xa". Địa điểm và thời gian cuộc diễn tập không được công bố.
Cuộc diễn tập có sự tham gia của khu trục hạm Ngân Xuyên, hộ vệ hạm Hành Dương, tàu đổ bộ Ngũ Chỉ Sơn và tàu hậu cần Tra Can Hồ. Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Nam của Trung Quốc phụ trách các hoạt động ở khu vực Biển Đông và phía nam đảo Đài Loan.
Hải quân Mỹ gần đây điều tàu tới Biển Đông thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hàng hải thường xuyên hơn, nhằm thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.
Giới quan sát nhận định hoạt động của các tàu chiến Mỹ ở Biển Đông cho thấy chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ không thu hẹp quy mô hoạt động thách thức yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông, sau những chiến dịch tuần tra tự do hàng hải được tăng cường dưới thời chính quyền Donald Trump.
Khi được hỏi về về việc chiến hạm Mỹ áp sát quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong tháng 2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 25/2 cho biết "Việt Nam mong muốn các nước tiếp tục đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trên cơ sở luật pháp quốc tế tại khu vực Biển Đông".
Bà Hằng nhấn mạnh việc duy trì hòa bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven Biển Đông, phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 là mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm và nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế.
Impeccable là con tàu duy nhất thuộc lớp tàu trinh sát cùng tên, được hải quân Mỹ biên chế tháng 3/2001. Impeccable mang theo mảng sonar tần số thấp chủ động và thụ động SURTASS, có khả năng phát hiện và theo dõi các mối đe dọa dưới nước như tàu ngầm, song không được vũ trang.
Tháng 3/2009, 5 tàu Trung Quốc áp sát Impeccable khi trinh sát hạm Mỹ hoạt động ở khu vực phía nam đảo Hải Nam, buộc Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama lệnh điều khu trục hạm USS Chung-Hoon tới bảo vệ Impeccable. Vụ đối đầu này đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc.
Biden tung đòn không kích đầu tiên tại Syria Quân đội Mỹ tiến hành đòn không kích đầu tiên được Biden phê chuẩn, nhằm vào công trình được cho là do dân quân thân Iran kiểm soát ở Syria. Hai quan chức Mỹ giấu tên cho biết đòn không kích diễn ra tại Syria hôm 25/2 sau khi được Tổng thống Mỹ Joe Biden phê chuẩn, nhưng không tiết lộ địa điểm...