Tiêm kích F-15 của Mỹ suýt gặp nạn trên bầu trời Anh vì khinh khí cầu
Một chiến đấu cơ F-15 của Mỹ đã suýt bị khinh khí cầu “hạ gục” trên không phận nước Anh.
Một tiêm kích F-15 của Không quân Mỹ. Ảnh: AP
Tờ Daily Mail (Anh) ngày 14/3 đưa tin viên phi công F-15 đã phải mạnh tay điều khiển xoay chiếc tiêm kích sang bên trái để tránh khinh khí cầu lớn ở khoảng cách 15,2 m. Khi đó, chiếc F-15 đang ở độ cao 6,4 km so với mặt đất.
Vụ việc xảy ra trên bầu trời bờ biển East Riding tại Yorkshire ngày 5/11/2021 nhưng đến gần đây mới được công bố.
Video đang HOT
Cơ quan chuyên tăng cường an toàn bay tại Anh Airprox Board đánh giá vụ việc ở mức rủi ro “B”, mức nghiêm trọng thứ hai trong thang đo từ A đến E. Airprox Board nhận định rằng vị trí và miêu tả cho thấy vật thể gây nguy hiểm cho F-15 có khả năng là khinh khí cầu.
Theo Không quân Mỹ, chiếc máy bay động cơ đôi F-15 có sải cánh 13 m, dài 19,4 m và tốc độ tối đa 3.000 km/h.
Trong tháng 3 này, Không quân Mỹ đã xác nhận thông tin hai chiếc F-15 đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp tại căn cứ ở Suffolk (Anh) do gặp vấn đề về thủy lực. Không có người bị thương trong vụ việc này.
Mỹ ồ ạt đưa tiêm kích, "pháo đài bay" tới châu Âu
Mỹ đưa tiêm kích F-15 và máy bay ném bom chiến lược B-52 tới châu Âu, trong bối cảnh căng thẳng với Nga chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
B-52 chuẩn bị hạ cánh xuống căn cứ Anh hôm 10/2 (Ảnh: AP).
Không quân Mỹ điều động 8 tiêm kích F-15 Eagle tới Ba Lan để củng cố năng lực phòng thủ của NATO trong bối cảnh họ lo ngại Nga có kế hoạch "động binh" với Ukraine, cáo buộc mà Moscow nhiều lần bác bỏ.
Các tiêm kích F-15 được triển khai trùng với thời điểm 4 chiếc B-52 Stratofortress tới căn cứ không quân Anh Fairford hôm 10/2. Không quân Mỹ cho biết, việc điều động này đã được lên kế hoạch từ lâu.
Các tiêm kích F-15 cũng tới căn cứ không quân Lask ở Ba Lan vào ngày 10/2. Chúng dự kiến sẽ làm nhiệm vụ với các tiêm kích F-16 của Đan Mạch và Ba Lan tại khu vực Baltic.
"Các tiêm kích được tăng cường sẽ nâng cao khả năng sẵn sàng tác chiến và răn đe hiệp đồng cũng như phòng thủ trong bối cảnh Nga tiếp tục gia tăng hiện diện quân sự quanh Ukraine", thông báo viết.
NATO thường thực hiện các nhiệm vụ nhằm bảo vệ không phận của Estonia, Latvia và Lithuania ở Baltic, những quốc gia không có tiêm kích riêng. Việc triển khai tiêm kích được Mỹ mô tả là thể hiện sự đoàn kết của liên minh NATO. Các máy bay này sẽ phối hợp chặt chẽ với một trung tâm tác chiến hàng không đa quốc gia đặt ở Đức chuyên điều phối các nhiệm vụ ở khu vực Bắc Âu.
Các máy bay ném bom B-52 điều tới Anh cũng sẽ làm nhiệm vụ hiệp đồng tác chiến với đồng minh. Những phi cơ này sẽ cùng tiêm kích Typhoon của Anh và F-16 Bồ Đào Nha làm nhiệm vụ ở châu Âu.
Căng thẳng giữa Nga và NATO chưa thể hạ nhiệt khi 2 bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về những quan ngại an ninh của nhau. Các nỗ lực đàm phán và ngoại giao đã được tiến hành trong những ngày qua nhưng chưa mang lại kết quả thực sự đáng kể nào.
Indonesia 'thay máu' phi đội bằng hàng chục chiến đấu cơ Mỹ, Pháp Indonesia vừa đạt thoả thuận mua 42 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp và 36 tiêm kích F-15 của Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chiến đấu cơ Rafale do Pháp sản xuất. Ảnh: AFP Hãng thông tấn AFP đưa tin đơn đặt hàng máy bay chiến đấu Pháp đầu tiên...