Tiêm kích F-14 Mỹ sẽ nhận sát thủ diệt hạm của Iran
Phi đội máy bay tiêm kích F-14 do Mỹ chế tạo sẽ được Iran nâng cấp để trang bị tên lửa chống hạm Nasr do nước này tự phát triển.
Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRIAF) sẽ tích hợp tên lửa chống hạm Nasr(dịch ra là “chiến thắng” lên máy bay tiêm kích F-14 do Mỹ phát triển. Thông tin này được tiết lộ bởi Phó tư lệnh IRIAF Aziz Nasirzadeh trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Press TV.
Phát biểu này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổ chức Công nghiệp Hàng không Không gian Iran (IAIO) tổ chức bàn giao lô tên lửa Nasr đầu tiên cho IRIAF hôm 9/2. Tướng Nasirzadeh cũng cho biết thêm rằng, họ sẽ “sớm” tích hợp Nasr cho F-14 và sau đó là các máy bay loại khác.
Các nguồn tin quốc tế tin rằng, tên lửa không đối hạm Nasr thực ra là một phiên bản sao chép cải tiến tên lửa C-704 của Trung Quốc. Lần phóng đầu tiên được thực hiện thành công vào tháng 9/2013 và sau đó xuất hiện cạnh tiêm kích F-4 Phantom II nhân kỷ niệm cuộc chiến tranh Iran-Iraq giai đoạn 1980-1988.
Hiện Iran vẫn chưa công bố một cách rõ ràng sự phát triển và tính năng tên lửa chống hạm Nasr. Theo một số nguồn tin nước này, nguyên mẫu ban đầu Nasr là tên lửa tầm trung tự dẫn bằng radar được thiết kế để tấn công mục tiêu trên biển ở cự ly 35km.
Với đầu đạn định thuốc nổ mạnh bán xuyên giáp nặng 350kg, Nasr được kỳ vọng là có thể đánh chìm được tàu chiến cỡ 1.500 tấn. Tên lửa được trang bị đầu tự dẫn sóng mm hoặc dẫn đường quang truyền hình.
Video đang HOT
Nếu Iran thành công trong việc tích hợp tên lửa Nasr cho tiêm kích F-14 sẽ là cơn chấn động với giới quân sự Mỹ, vì vốn dĩ F-14 là sản phẩm “made in USA” cực kỳ tối tân.
Iran đã nhận được tổng cộng 79/80 chiếc tiêm kích F-14 theo đơn hàng được ký kết giữa chính quyền chuyên chế Vua Mohammad Reza Pahlavi với chính quyền Mỹ Richard Nixon ký. Ngoài máy bay, Iran còn nhận được 424 tên lửa không đối không AIM-54 có tầm bắn cực xa cùng động cơ dự trữ và cơ sở vật chất.
Sau Cách mạng Hồi giáo Iran 1979, Mỹ đã chấm dứt việc hỗ trợ kĩ thuật cho máy bay tiêm kích F-14 mà Iran mua. Dẫu cho có cơ sở hạ tầng sửa chữa và phụ tùng tạm có, Iran vẫn duy trì được đầy đủ số máy bay F-14 nhưng theo thời gian chúng hao hụt dần. Cho tới nay, một số nguồn tin cho rằng Iran chỉ còn duy trì được khoảng một nửa số F-14.
Các nguồn tin cho rằng, sau này Iran đã nỗ lực hết sức để khôi phục F-14 bằng công nghệ trong nước và đưa sang Nga để đại tu nâng cấp. Tuy nhiên, thông tin này đều bị phía Nga – Iran bác bỏ.
F-14 Tomcat là tiêm kích hạm cánh cụp cánh xòe do công ty Grumman phát triển cho Hải quân Mỹ sử dụng trên các tàu sân bay với nhiệm vụ chính là chiếm ưu thế trên không, đánh chặn và trinh sát chiến thuật.
Nó có khả năng mang tới 6,6 tấn vũ khí trên 10 giá treo cho nhiệm vụ không đối không tầm ngắn – tầm cực xa, tấn công mục tiêu mặt đất với các loại bom thông thường và bom thông minh.
Iran từng tuyên bố, nước này đã chế tạo thành công loại radar điều khiển hỏa lực mới cho F-14. Đó có thể là mẫu sao chép radar điều khiển hỏa lực AN/AWG-9 có khả năng theo dõi 24 mục tiêu trên không, tấn công cùng lúc 6 mục tiêu trong số đó.
Theo_Kiến Thức
Myanmar tự đóng khinh hạm tàng hình
Hải quân Myanmar vừa tiếp nhận khinh hạm tàng hình UMS Sin Phyu Shin (F 14), trong nỗ lực trở thành lực lượng có sức mạnh hàng đầu Đông Nam Á.
Buổi lễ bàn giao tàu chiến mới diễn ra đúng dịp kỷ niệm 68 năm thành lập Hải quân Myanmar vào ngày 24/12. Tướng Min Aung Hlaing, Tư lệnh lực lượng vũ trang Myanmar tham dự buổi lễ và tiến hành kiểm tra các dự án đóng tàu tại nhà máy ở Thanlyin.
Theo Jane's Defence Weekly, việc bàn giao tàu chiến mới hé lộ nhiều thông tin về chương trình tàu khu trục nhỏ được khởi xướng từ năm 2005 của Myanmar. Tàu đầu tiên mang tên Aung Zeya (F 11) được đưa vào hoạt động từ năm 2010. Tàu thứ 2 Kyan Sitthar (F 12) hoạt động từ năm 2014. Tàu thứ 3 Sin Phyu Shin vừa mới được biên chế.
Các kỹ sư đã áp dụng công nghệ tàng hình trong thiết kế từ tàu thứ 2 trở đi với 2 cột buồm và nhà chứa máy bay trực thăng. Tàu có chiều dài 108 m, rộng khoảng 13,5 m, lượng giãn nước khoảng 2.500 tấn.
Trang thiết bị hỗn hợp
Khinh hạm F 14 của Hải quân Myanmar. Ảnh: Facebook/Hải quân Myanmar
Khinh hạm F 14 sử dụng radar tìm kiếm mục tiêu trên không RAWL-02 do Ấn Độ sản xuất theo giấy phép từ radar LW-08 của Pháp gắn ở cột buồm phía sau. Cột buồm phía trước lắp radar tìm kiếm mục tiêu Type 362 cho tên lửa chống hạm do Trung Quốc sản xuất. Ngoài ra, F 14 còn có 2 radar điều khiển hỏa lực Type-47 của Trung Quốc lắp dưới chân cột buồm.
Tàu sử dụng hệ thống định vị thủy âm HMS-X do Ấn Độ chế tạo để tìm kiếm và phát hiện tàu ngầm đối phương. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho trực thăng Ka-27 của Nga hoặc Z-9C của Trung Quốc.
F 14 được vũ trang một pháo hạm Oto Melara 76 mm với thiết kế có khả năng giảm mặt cắt radar. Pháo có tốc độ bắn 85 viên/phút, tầm bắn tối đa 20 km. 3 hệ thống phòng thủ tầm cực gần NG-18 do Trung Quốc sản xuất. 6 giá phóng tên lửa phòng không vác vai và 2 súng máy bên mạn tàu có nguồn gốc từ Triều Tiên.
Vũ khí mạnh nhất của khinh hạm F 14 là 8 tên lửa chống hạm C-802 do Trung Quốc sản xuất. TheoGlobal Security, tên lửa C-802 có tầm bắn khoảng 280 km mang theo đầu đạn nặng 165 kg. Ngoài ra, tàu còn được trang bị 2 cụm phóng ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Yu-7 của Trung Quốc.
Hệ thống động lực của tàu dựa trên 2 động cơ diesel PA6 STC 16 xy lanh công suất 7.600 mã lực/chiếc do công ty động cơ Thiểm Tây, Trung Quốc chế tạo theo công nghệ của Đức.
Đẩy mạnh công nghiệp trong nước
Tàu tên lửa tấn công nhanh F491 do Myanmar chế tạo. Ảnh: Hải quân Myanmar
Myanmar đầu tư khá mạnh nhằm hiện đại hóa quân đội. Họ tập trung đóng mới các tàu chiến hiện đại trong nước với sự trợ giúp kỹ thuật từ Trung Quốc. Từ năm 2008, nhà máy đóng tàu hải quân Myanmar bắt đầu đóng mới lớp tàu hộ vệ tên lửa Aung Zeya và đưa vào biên chế hoạt động từ năm 2010.
Trong năm 2011, Myanmar đã mua 2 tàu khu trục nhỏ Type-053H cũ từ Hải quân Trung Quốc để tăng cường sức mạnh trong khi chờ các tàu đóng mới trong nước hoàn thành.
Năm 2012, nhà máy này tiếp tục chương trình đóng mới khinh hạm tàng hình lớp Kyan Sittha. Lớp tàu này sử dụng trang thiết bị hỗn hợp từ Ấn Độ, Trung Quốc và Nga. Hải quân Myanmar dự kiến sẽ đóng mới 5 tàu, trong đó có 2 tàu đã đi vào hoạt động.
Ngoài ra, Myanmar đang đóng mới loại tàu hộ tống đa năng lớp Anawrahta (3 chiếc đang hoạt động) và tàu tên lửa tấn công nhanh F491. 2 loại tàu chiến này sử dụng trang thiết bị và vũ khí từ Trung Quốc, Israel và Nga.
Tính từ năm 2005 đến nay, Myanmar đã đưa vào sử dụng 9 tàu chiến hiện đại trong đó có 7 tàu đóng mới trong nước. Nổi bật là 2 khinh hạm tàng hình F 12 và F 14. Các tàu chiến đều được trang bị tên lửa chống hạm tầm xa của Trung Quốc và Nga.
Công nghiệp đóng tàu Myanmar đang tiến hành 3 chương trình tàu chiến khác nhau, trong nỗ lực đưa hải quân nước này trở thành lực lượng có sức mạnh hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Theo NewZing
Nga tăng cường thêm 12 chiến đấu cơ vào Syria Nga đang xem xét khả năng đưa thêm 10-12 máy bay tiêm kích vào căn cứ không phận Hmeymim ở Syria để đảm bảo hộ tống cho 24 máy bay ném bom ở đây, theo báo Kommersant của Nga trích dẫn một nguồn tin quân sự. Theo Sputnik, Nga đã và đang tiến hành các cuộc không kích chống lại Nhà nước Hồi...