Tiêm kích “đồ cổ” của Mỹ gặp nạn thảm khốc
Một vụ tai nạn máy bay nghiêm trọng vừa xảy ra tại bang Texas Mỹ khiến 2 người trên máy bay thiệt mạng.
Thông tin trên được Tân Hoa Xã cho biết, theo đó, chiếc P-51 Mustang gặp nạn là chiếc tiêm kích có từ thời Chiến tranh Thế giới thứ 2. Trước khi gặp nạn, chiếc máy bay này đang trong hành trình bay từ tiểu bang Texas đã bị rơi tại khu vực nước nông gần đảo Galaveston.
Nhận được tin báo, lực lượng cứu hộ lập tức có mặt tại hiện trường. Sau vài giờ tìm kiếm, 2 người thiệt mạng được xác nhận gồm: phi công 51 tuổi tên Keith Hibbet; du khách người Anh 66 tuổi tên John Stephen. Ông John Stephen đang cùng vợ du lịch tại tiểu bang Texas, để kỷ niệm 41 năm người cưới của họ.
Hiện nguyên nhân máy bay chiến đấu bị rơi vẫn chưa được công vố. Nhưng theo nhân viên điều tra, trước khi máy bay gặp nạn, phi công Keith Hibbet không liên lạc với cơ quan kiểm soát không lưu. Chiếc P-51 Mustang này thuộc sở hữu của Bảo tàng hàng không Lone Star (bang Texas), là một phần của một dự án trải nghiệm tại sân bay quốc tế Scholes Galveston.
Máy bay P-51 Mustang
Theo kế hoạch, chiếc máy bay gặp nạn sẽ tham dự triển lãm hàng không Houston vào ngày 26/10. Ban tổ chức triển lãm cho biết, sự cố máy bay này không ảnh hưởng đến lịch trình triển lãm hàng không.
Video đang HOT
Hồi tháng 9/2011, một vụ tai nạn nghiêm trọng do máy bay P-51 Mustang cũng xảy ra khiến ít nhất 3 người chết và 75 người bị thương sau khi máy bay này bất ngờ lao xuống đám đông khán giả đang theo dõi giải đua máy bay vô địch quốc gia Mỹ gần thành phố Reno, bang Nevada và nổ tung.
Jeff Martinez, một nhân chứng, kể rằng ông thấy chiếc phi cơ liệng sang phía bên phải rồi lao xuống đất. Các mảnh vỡ của nó văng khắp nơi. Một nhân chứng khác, bác sĩ Gerald Lent, nói rằng cảnh tượng mà ông chứng kiến giống như một vụ thảm sát. “Phi cơ nổ như quả bom và nhiều người nằm trên đường băng”, ông nói.
P-51 Mustang là tiêm kích cánh quạt một chỗ ngồi tầm xa do hãng North American Aviation sản xuất trang bị cho các lực lượng không quân Mỹ và đồng minh. P-51 được xem là một trong những máy bay chiến đấu nổi tiếng nhất và được biết đến nhiều nhất trong Chiến tranh Thế giới 2 và những năm sau này.
Trong thời gian sản xuất, khoảng 16.000 chiếc đã được chế tạo với chi phí 50.985 USD/chiếc (giá USD khi đó). P-51 Mustang trang bị động cơ siêu tăng áp làm mát bằng nước công suất 1.695 mã lực cho phép đạt tốc độ lớn nhất 703km/h, tầm bay xa đến 2.655km với thùng nhiên liệu phụ. P-51 có thể mang đến 6 khẩu đại liên 12,7mm và 907kg bom hoặc 10 đạn rocket 127mm.
Sau chiến tranh thế giới 2, P-51 còn tham gia trong cuộc chiến tranh Triều Tiên và một số cuộc chiến nhỏ. Ngày nay, P-51 chủ yếu được dùng trong hàng không dân sự, bay biểu diễn, đua hàng không.
Chiếc máy bay bị rơi tại tiểu bang Texas trong quá khứ từng thuộc đội bay chiến đấu 359 của Không quân Lục quân Mỹ.
Theo Đất Việt
7 vụ tai nạn thảm khốc nhất với máy bay ATR 72
Nhiều phi cơ ATR 72 đã gặp nạn do băng tích tụ trên cánh, thiếu nhiên liệu, thời tiết xấu hay sai lầm của con người.
Ngày 31/10/1994, chuyến bay mang số hiệu 4184 trên chiếc máy bay ATR 72 của hãng hàng không American Eagle rơi do thời tiết giá lạnh, cướp mạng sống của toàn bộ 68 hành khách và thành viên phi hành đoàn. Thời tiết xấu buộc nhân viên kiểm soát không lưu giữ chiếc máy bay ở độ cao 3.000 m khi nó tới gần sân bay quốc tế O"Hare , thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ. Băng đọng trên cánh khiến chiếc máy bay mất độ cao trước khi mất lái và lao thẳng xuống một cánh đồng gần thành phố Roselawn , bang Indiana. Không ai trong số 68 hành khách và thành viên phi hành đoàn sống sót. Ảnh: Wikipedia.
Chuyến bay mang số hiệu 791 của hãng hàng không TransAsia Airways bất ngờ gặp sự cố trong hành trình từ Đài Bắc tới Ma Cao vào ngày 21/12/2002. Cơ quan an toàn hàng không Đài Loan xác nhận, chiếc máy bay gặp nạn do băng đọng nhiều trên các cánh, dẫn tới tình trạng mất kiểm soát. Các chuyên gia điều tra cũng khẳng định các phi công không ý thức được mối nguy hiểm xảy ra với chiếc máy bay nên không phản ứng kịp thời. Máy bay lao xuống vùng biển cách thành phố Makung của Đài Loan 17 km, khiến cả 2 phi công thiệt mạng. Ảnh: Wikipedia.
Chuyến bay mang số hiệu 1153 trên chiếc máy bay ATR 72-202 của hãng hàng không Tuninter gặp nạn khi bay từ Bari, Italy tớiDjerba, Tunisia vào ngày 6/8/2005. Do cạn kiệt nhiên liệu khi cách thành phố Palermo , Italy khoảng 18 km, chiếc máy bay xấu số lao xuống biển, khiến 16 trong tổng số 39 người trên máy bay thiệt mạng. Kết quả điều tra cho thấy, đội ngũ kỹ thuật nhầm lẫn chiếc ATR 72 gặp nạn với một chiếc ATR 42, khiến lượng nhiên liệu được bơm vào không đủ cho lộ trình. Ảnh: Wikipedia.
Ngày 4/8/2009, chiếc máy bay ATR 72-212A của hãng hàng không Bangkok Airways lao khỏi đường băng trước khi đâm thẳng vào một tháp điều khiển cũ tại sân bay thành phố Samui trong chuyến bay số hiệu 266. Vụ tai nạn khiến một trong hai phi công tử nạn tại chỗ. Người còn lại mắc kẹt trong khoang lái suốt 2 giờ sau đó. Cú đâm trực diện quá mạnh khiến 41 hành khách bị thương. Chiếc máy bay trở thành phế liệu do hư hại nặng trong vụ tai nạn. Hiện nay phần thân máy bay đang nằm lăn lóc bên một con đường ở phía nam thhành phố Koh Samui. Ảnh: Wikipedia.
Chuyến bay mang số hiệu 883 trên máy bay ATR 72-212 của hãng hàng không Aero Caribbean gặp nạn ở Guasimal, Cuba khi bay từ Santiago de Cuba tới thủ đô Havana vào ngày 4/11/2010. Toàn bộ 61 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn đều thiệt mạng trong vụ tai nạn. Theo kết quả điều tra, vụ tai nạn là do điều kiện thời tiết xấu cùng các quyết định sai lầm của phi hành đoàn. Ảnh: Wikipedia.
Ngày 2/4/2012, chiếc máy bay ATR 72-201 của hãng hàng không UTair Flight rơi trong chuyến bay nội địa mang số hiệu 120 từ Tyumen tới Surgut, Nga. Vụ tai nạn xảy ra không lâu sau khi máy bay cất cánh từ sân bay quốc tếRoschino, cướp mạng sống của 33 người trong tổng số 43 hành khách và thành viên phi hành đoàn. Một nhân chứng nhìn thấy khói bốc ra từ động cơ máy bay khi nó rơi xuống nhưng kết quả điều tra cho thấy, băng dày trên cánh máy bay là nguyên nhân gây ra tai nạn. Ảnh: Wikipedia.
Ngày 16/10/2013, chiếc máy bay ATR 72-600 của hãng hàng không quốc gia Lào rơi xuống sông Mekong khi thực hiện chuyến bay nội địa số hiệu QV130 từ Viêng-Chăn tới Pakse khiến toàn bộ 49 người trên máy bay thiệt mạng. Hiện ngay nhà chức trách chưa tìm ra nguyên nhân gây ra vụ tai nạn nhưng thời tiết xấu do bão nhiệt đới Nari đang là khả năng lớn nhất. Ảnh: Wikipedia.
Theo_VnMedia
Không phận Nga bị máy bay nước ngoài "xâm nhập" Một nhóm các thanh sát viên quân sự đến từ Đức và Latvia sẽ tiến hành chuyến bay thanh sát trên bầu trời Nga và Belarus từ hôm nay (21/10) theo Hiệp ước Bầu trời Mở quốc tế, một quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Nga cho hay. "Trong khuôn khổ hiệp ước Bầu trời Mở quốc tế, các thanh sát viên Đức...