Tiêm kích ‘dát vàng’ của Mỹ mong manh trước vũ khí Nga
Tiêm kích F-22 Raptor không chỉ là máy bay tàng hình tối tân và uy lực của Không quân Mỹ, mà còn là vũ khí đắt nhất trong lịch sử ngành quốc phòng xứ cờ hoa. Tuy nhiên, Raptor vẫn có những điểm yếu, có thể trở thành “mồi ngon” của vũ khí Nga.
Máy bay chiến đấu Mỹ được đánh giá là có tính cơ động cao, nhưng lại chỉ được trang bị những vũ khí đang trở nên lỗi thời (Ảnh:Pascal Rossignol/Reuters).
Theo BBC, tháng 4/2006, Văn phòng kiểm toán Chính phủ Mỹ ước tính chi phí toàn bộ cho mỗi chiếc F-22 vào khoảng 361 triệu USD. Tính tổng, dự án đầu tư vào loại tiêm kích mang biệt danh “Chim ăn thịt” này, đã “ngốn hết” khoảng… 67 tỷ USD. Đây được coi là dự án vũ khí hao tiền tốn của nhất trong lịch sử ngành quốc phòng Mỹ.
Tuy nhiên, theo tạp chí The Daily Beast (Mỹ), tiêm kích “dát vàng” này không an toàn trước các vũ khí Nga.
Các tên lửa không đối không tầm xa của F-22 kém hiệu quả trước các kỹ thuật gây nhiễu ra đa mới mà Nga phát triển. Hiện tại, Nga đang phát triển hệ thông gây nhiễu điện tử tiên tiến DRFM. Hệ thống này có thể phát ra tín hiệu giống y hệt tín hiệu từ ra đa máy bay đối phương), từ đó ngăn cản hoạt động của ra đa đối phương.
Hơn thế, hệ thống này có thể làm mù các ra đa nhỏ được trang bị trên các tên lửa không đối không như AIM-120 AMRAAM (Raytheon sản xuất), vốn là vũ khí tầm xa chính cho máy bay Mỹ và đồng minh. Đây cũng từng là vấn đề mà các tiêm kích Mỹ thế hệ trước như F-15, F-16, F/A-18 gặp phải.
Một quan chức cao cấp của Không quân Mỹ với nhiều kinh nghiệm về F-22 nhận định: “Trong nhiều năm nay, chúng tôi (Bộ Quốc phòng Mỹ) chưa có cách thức đối phó với hệ thống gây nhiễu điện tử của đối thủ. Thế nên dù máy bay tàng hình, nhưng tên lửa của chúng tôi vẫn khó có thể tấn công máy bay đối phương, chẳng hạn như Su-35 của Nga”.
Một quan chức Không quân khác với kinh nghiệm về siêu tiêm kích tàng hình mới F-35 cũng cho rằng: “Tên lửa AMRAAM đã được cải tiến nhiều nhưng vẫn chưa đối phó được với công nghệ tác chiến điện tử hiện nay.”
Video đang HOT
Trong tương lai không xa, AMRAAM cũng có thể bị các vũ khí mới trên thế giới vượt qua. Đặc biệt, Nga được cho là đang phát triển loại vũ khí tầm cực xa có tên K-100 có khả năng tấn công tốt hơn mọi vũ khí hiện nay.
Bên cạnh vấn đề năng lực tác chiến của tên lửa Mỹ, tiêm kích F-22 còn có điểm yếu về số lượng trang bị. Máy bay chiến đấu này chỉ có thể mang 6 tên lửa AMRAAM và 2 tên lửa tầm ngắn hơn là AIM-9 Sidewinder trong khoang vũ khí.
F-35 hiện chỉ có thể mang 4 tên lửa AMRAAM, và có thể sẽ mở rộng lên 6 quả. Các chiến đấu cơ “cũ” như F-15 Eagle không thể mang qua 8 tên lửa, F-16 thì không quá 6 quả.
Hạn hẹp đường sống cho tiêm kích tàng hình Mỹ
Một giải pháp tương đối đơn giản là phát triển tên lửa có thể tấn công mục tiêu sử dụng ra đa với băng tần hoàn toàn khác so với băng tần X (X- band) hiện tại.
Lầu Năm Góc cũng đang phát triển các tên lửa mới có thể phối hợp nhiều loại cảm biến như hồng ngoại và ra đa trên cùng một tên lửa, tuy vậy chưa đạt được kết quả đáng kể nào.
Mới đây, Hải quân Mỹ cải thiện tầm hoạt động của tên lửa AIM-9X lên 60% nhằm giúp phi đội của Mỹ có thể vượt qua vấn đề gây nhiễu ra đa từ đối phương. Tuy vậy, tầm hoạt động của nó còn chưa vượt quá AMRAAM.
Lựa chọn giải pháp khác là trang bị cho F-22 và F-35 tên lửa nhỏ hơn nhưng nhiều hơn. Hãng Lockheed Martin (Mỹ) đang phát triển tên lửa không-đối-không tầm xa nhỏ có tên Cuda giúp tăng gấp đôi hay thậm chí gấp ba số lượng tên lửa có thể mang trên máy bay, khiến các ưu thế của đối phương bị vô hiệu hóa.
Dù nhỏ nhưng Cuda có tầm hoạt động ấn tượng do không mang đầu đạn nổ, nó có thể đâm xuyên mục tiêu bằng động lực của mình. Tuy nhiên, không dễ để Cuda có thể vừa nhỏ gọn lại có tầm hoạt động xa.
Theo Tiền Phong
Mỹ sẽ trang bị vũ khí đến tận chân răng cho Ấn Độ
Hiện nay, nhiều bằng chứng rõ ràng chứng tỏ, Mỹ không khó chịu trước sự trỗi dậy với tư cách là cường quốc toàn cầu của Ấn Độ. Đầu tiên là chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Ấn Độ. Tiếp đến là lời hứa của ông chủ Nhà Trắng sẽ ủng hộ Ấn Độ tìm kiếm một ghế thường trực tại Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Thêm vào đó là việc bán các loại vũ khí công nghệ cao cho Ấn Độ, một hành động Mỹ chỉ dành cho đồng minh thân cận nhất của mình.
Israel và Mỹ đã đi trước Nga, trở thành các nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Ấn Độ sau nhiều sự trì hoãn và mức giá leo thang sau mỗi lần ký hợp đồng quân sự với Nga. Đây là bài học đầy cay đắng Nga nhận được sau khi đã để mất hàng tỷ đôla cho các nước đối thủ đúng vào thời điểm Nga rất cần nguồn ngân sách này để trang trải cho cơ sở công nghiệp quân sự của mình. Các lệnh trừng phạt gần đây của quốc tế nhằm vào Nga do Mỹ dần đầu không chỉ cô lập Nga mà còn đẩy Nga gần hơn Trung Quốc.
Các vũ khí Nga bán cho Pakistan
Kể từ khi đơn đặt hàng cuối cùng được giao cho Ấn Độ, Nga đã tích cực tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới cho các máy bay trực thăng quân sự, máy bay chiến đấu và xe tăng của mình. Pakistan đã lợi dụng mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Nga để đưa ra lời đề nghị mua các trực thăng tấn công Mi-35 của Nga. Lời yêu cầu này ngay lập tức được Nga đồng ý và hai bên đã đi đến ký kết thỏa thuận ngay sau khi lệnh cấm vận vũ khí chính thức được dỡ bỏ.
Ấn Độ đã từ chối trực thăng tấn công của Nga. Thay vào đó, nước này đã mua Apache Gunships và 15 trực thăng vận tải hạng nặng Chinooks do Mỹ sản xuất. Chỉ tính riêng thỏa thuận trực thăng này đã có giá trị 2,4 tỷ USD. Nói theo nghĩa đen, Nga đã đánh mất nguồn thu quan trọng từ Ấn Độ trước các đối thủ Trung Quốc và Pakistan.
Nga hiện vẫn cung cấp 75% các thiết bị quốc phòng của Ấn Độ, tiếp theo là Mỹ chiếm 7% và Israel chiếm 5 %. Nga cũng cung cấp các trợ giúp kỹ thuật thông qua một số chương trình chiến lược đã được phân cấp kỹ lưỡng hơn cho Ấn Độ, ví dụ như tàu ngầm tấn công nguyên tử hạt nhân.
Điều chỉnh chiến lược của Ấn Độ và Mỹ
Mỹ từng xem Ấn Độ là kẻ thù từ thời Chiến tranh Lạnh nhưng trong những năm qua, Mỹ đã hỗ trợ Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực như chính trị, quân sự. Cách tiếp cận hung hăng của Trung Quốc trong các yêu sách lãnh thổ đã rung lên hồi chuông cảnh báo Mỹ, nước đang vô vọng tìm kiếm một đồng minh châu Á chống lại mối đe dọa Trung Quốc. Mỹ nhận ra rằng, Ấn Độ là nước duy nhất có thể lấp đầy khoảng trống và Mỹ đã bắt đầu thay đổi chính sách để lấy lòng Ấn Độ và hình thành một trật tự thế giới dân chủ mới.
Động thái chuyển chính sách đầu tiên là Thỏa thuận hạt nhân 123 cho phép Ấn Độ mua nhiên liệu hạt nhân phục vụ cho các nhà máy hạt nhân nguyên tử mà không cần ký Hiệp định Không phổ biến vũ khí (NPT). Việc này đã mang Mỹ và Ấn Độ đến gần nhau hơn và đặt nền tảng cho hợp tác quân sự sau này giữa hai nước. Trong thập niên vừa qua, Mỹ đã bán các vũ khí công nghệ cao cho Ấn Độ với số tiền 1 tỷ USD. Giai đoạn 2014 - 2015 sẽ chứng kiến sự phát triển của quan hệ Mỹ - Ấn Độ, từ mối quan hệ người mua - người bán đến mối quan hệ cùng thiết kế và cùng sản xuất hệ thống vũ khí.
Cả hai nước đều đang thực hiện một chương trình không gian rất sôi động và năm 2015 sẽ chứng kiến sự tập trung nguồn lực và tài sản của hai quốc gia nhằm phục vụ cho nhiệm vụ khám phá không gian chung. NASA và ISRO vừa khẳng định lại các dự án không gian vũ trụ chung trong những tháng tới.Các thỏa thuận cùng sản xuất hệ thống vũ khí tiên tiến sẽ thúc đẩy sự hội nhập sâu sắc hơn giữa quân đội Mỹ và Ấn Độ. Đây được xem như một phần trong mục tiêu lớn hơn về hợp tác quân sự, chiến lược, kinh tế và ngoại giao giữa hai nước. Sự hợp tác này cũng sẽ khám phá những tiềm năng của Ấn Độ với tư cách là một trung tâm sản xuất chi phí thấp và tạo ra sự thịnh vượng cho cả hai nước.
Mối quan hệ giữa một nền dân chủ lâu đời nhất và một nền dân chủ lớn nhất đang được cài đặt nhằm phát triển ngày càng mạnh mẽ và táo bạo hơn trong những năm sắp tới. Thủ tướng Modi đã tuyên bố "hiện đại hóa" lực lượng Ấn Độ là ưu tiên số 1 và ông cũng mong muốn tận dụng lời mời hợp tác cùng với các thỏa thuận chuyển giao công nghệ của Mỹ. Về mặt logic, đây là cách nhanh nhất để bắt kịp với sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Sự kết thúc của phong trào Không liên kết:
Ấn Độ đang dần dần liên kết với các nước như Mỹ, Israel, Nhật Bản, Australia, Anh và Việt Nam, những nước đang có vấn đề với một Trung Quốc khó lường. Khái niệm Phong trào Không liên kết trong hành lang quyền lực của Delhi đang biến mất nhanh chóng và một trật tự thế giới mới sắp có hiệu lực.
Theo NTD
Công tố viên Crimea nói về vũ khí tối thượng của Nga Công tố viên xinh đẹp của nước Cộng hòa tự trị Crimea, Natalia Vladimirovna Poklonskaya cho rằng, sức mạnh tinh thần đa dân tộc của nhân dân Nga là vũ khí độc đáo giúp Liên bang Nga trở thành một trong những cường quốc thế giới ở thời điểm hiện tại. Hãng RIA Novosti ngày 20/11 dẫn lời Công tố viên Natalia Vladimirovna...