Tiêm kích ‘Chiếu tướng’ của Nga sẽ bay thử vào năm 2025
Phó thủ tướng Nga Yury Borisov cho biết mẫu tiêm kích thế hệ mới nhất của Nga với tên gọi “ Chiếu tướng” sẽ lần đầu bay thử vào năm 2025, trước khi xem xét sản xuất hàng loạt.
“Chuyến bay đầu tiên sẽ vào năm 2025″, ông Borisov nói ngày 17/6, cho biết thêm phải mất 18-24 tháng giữa lần bay thử và quyết định sản xuất hàng loạt. Các báo cáo trước đây cho rằng tiêm kích “Chiếu tướng” ( Checkmate) dự kiến có chuyến bay đầu tiên vào năm 2023.
Trước đó, Giám đốc điều hành Rostec, ông Sergey Chemezov, cho biết tập đoàn này có kế hoạch sản xuất loạt tiêm kích “Chiếu tướng” từ năm 2027.
Ông Chemezov nói loại tiêm kích này được sản xuất trên cơ sở thiết bị và động cơ được cấu hình lại của tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57. Rostec cho biết đang phát triển loại tiêm kích này bằng nguồn vốn của mình mà không cần đến ngân sách liên bang.
Su-75 “Chiếu tướng” (trái, một động cơ) được phát triển dựa trên thiết kế của tiêm kích Su-57 (hai động cơ). Ảnh: Creative Commons.
Su-75 “Chiếu tướng” là loại tiêm kích chiến thuật hạng nhẹ thế hệ 5, được giới thiệu lần đầu tại triển lãm hàng không MAKS-2021. Chiến đấu cơ này sẽ mang trọng tải hơn 7 tấn và có khả năng tấn công tối đa 6 mục tiêu cùng lúc.
Chiến đấu cơ “Chiếu tướng” sẽ có khả năng bay với tốc độ Mach 1,8 (hơn 2.200 km/h) và có phạm vi hoạt động 3.000 km.
Tài liệu của Rostec cho thấy Su-75 được trang bị “ trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ nhiệm vụ cho phi công”, nhưng không tiết lộ ứng dụng cụ thể của nó.
Su-75 được cho là sẽ cạnh tranh với các chiến đấu cơ thế hệ 5 khác, như “Tia chớp” F-35A của Mỹ.
Khoảnh khắc nghi tiêm kích 100 triệu USD lao từ tàu sân bay Anh xuống biển
Mạng Internet xuất hiện một đoạn video được cho ghi lại cảnh tiêm kích tàng hình F-35 của Anh lao từ tàu sân bay HMS Queen Elizabeth xuống biển hồi giữa tháng.
Một tiêm kích F-35 (Ảnh: AFP).
Ngày 17/11, tiêm kích F-35 của Anh gặp sự cố khi cất cánh khỏi boong tàu Queen Elizabeth rồi lao xuống Địa Trung Hải, trong khi phi công máy bay kích hoạt ghế thoát hiểm và nhảy dù ra ngoài an toàn.
Ngày 29/11, một đoạn video đã bị rò rỉ trên mạng, được cho ghi lại toàn cảnh vụ việc, trong đó có cảnh phi công phóng ra khỏi máy bay vài giây trước khi chiếc tiêm kích lao vọt qua boong tàu. Chiếc F-35 sau đó biến mất và dù của phi công bắt đầu bung ra vài giây sau đó.
Theo các nguồn tin, sau khi lao ra khỏi máy bay, phi công dường như bị treo lơ lửng vì dây dù của người này mắc vào thành tàu.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Anh cho biết: "Chúng tôi biết có đoạn video đang lan truyền trên mạng. Còn quá sớm để bình luận về nguyên nhân gây ra vụ việc".
Khoảnh khắc nghi tiêm kích 100 triệu USD lao từ tàu sân bay Anh xuống biển
Đoạn video được chia sẻ bởi một nhà bình luận quân sự, người được cho từng là cựu quân nhân hải quân. Hiện chưa rõ vì sao đoạn video - dường như được ghi lại từ camera giám sát trên tàu sân bay - lại bị chia sẻ công khai.
Vài ngày sau khi vụ việc xảy ra, các nguồn tin nói rằng, vụ tai nạn của F-35 có thể là do một mảnh bạt che mưa của máy bay không được tháo ra cẩn thận trước khi nó cất cánh. Mảnh bạt này dường như bị hút vào động cơ và phi công đã phát hiện ra nhưng không kịp hành động nên cuối cùng đành lao ra ngoài.
Hiện Anh và Mỹ đang hợp tác nhằm trục vớt F-35B từ dưới đáy biển, vốn được cho đang chìm sâu khoảng hơn 1 km. Cả 2 nước tuyên bố quyết tâm sẽ vớt được F-35 trước do lo ngại Nga có thể tiếp cận được công nghệ bí mật trên tiêm kích này.
Tiêm kích Mỹ lần đầu hạ cánh thẳng đứng trên chiến hạm Nhật F-35B Mỹ hạ cánh thẳng đứng trên tàu JS Izumo, đánh dấu lần đầu tiêm kích vận hành trên chiến hạm Nhật từ sau Thế chiến II. Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm qua thông báo tiêm kích tàng hình F-35B thủy quân lục chiến Mỹ đã lần đầu đáp xuống tàu sân bay trực thăng JS Izumo trong cuộc thử nghiệm diễn...