Tiêm kích Anh tạo tiếng nổ siêu thanh khi áp sát máy bay chở khách
Tiêm kích Typhoon Anh tạo tiếng nổ siêu thanh khi tiếp cận một máy bay dân dụng mất liên lạc, khiến nhiều cửa sổ nhà dân rung lắc.
Biên đội chiến đấu cơ đa năng Typhoon của không quân Anh chiều 12/1 được triển khai từ căn cứ Coningsby để tiếp cận máy bay Bombardier Global Express mã hiệu IFA6016 không hồi đáp liên lạc vô tuyến trên vùng trời đông nam nước này.
Tiếng nổ vượt âm được ghi lại ở Anh hôm 12/1. Video: Twitter/Javelin Sam .
Tiêm kích dẫn đầu mang mã hiệu 5KM41 được phép tăng tốc đến gấp 1,6 lần tốc độ âm thanh lúc 13h, tạo ra tiếng nổ siêu thanh lớn có thể nghe thấy dưới mặt đất từ khu vực Cambridge đến thủ đô London. Nhiều người dùng mạng xã hội tại Anh đã thông báo về tiếng nổ, phần lớn cho biết nó khiến cửa sổ rung lắc mạnh. Một số người còn khẳng định nhà của họ cũng bị chấn động.
Biên đội Typhoon nhanh chóng bắt liên lạc được với chiếc Bombardier Global Express và yêu cầu phi công chuyển hướng. “Nếu không lập tức tuân thủ chỉ dẫn, các anh sẽ bị bắn hạ”, phi công tiêm kích nói trên điện đàm. Máy bay dân dụng sau đó được biên đội Typhoon hộ tống và hạ cánh an toàn tại sân bay Stansted để kiểm tra.
Tiêm kích Typhoon cất cánh từ căn cứ Coningsby trong một chuyến làm nhiệm vụ. Ảnh: RAF .
Các tiêm kích khi bay vượt tốc độ âm thanh thường tạo ra tiếng nổ lớn, có thể nghe thấy dưới mặt đất do sóng xung kích làm giãn nở không khí đột ngột. Không quân Anh thường cho phép chiến đấu cơ bay vượt âm để rút ngắn thời gian tiếp cận máy bay mất liên lạc, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra các vụ tấn công khủng bố nhằm vào nơi đông người.
Tàu sân bay 13 tỷ USD Mỹ liên tục gặp sự cố
Tàu Gerald Ford chưa thể đảm bảo triển khai máy bay một cách đáng tin cậy do hệ thống cất hạ cánh thế hệ mới thường xuyên hỏng hóc.
Các hệ thống công nghệ mới trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford "có độ tin cậy kém hoặc không ổn định", bao gồm hệ thống máy phóng điện từ (EMALS) và thiết bị hãm đà tiên tiến (AAG), có thể "ảnh hưởng tới khả năng cho máy bay nhanh chóng xuất kích của chiến hạm", theo đánh giá về siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford được truyền thông Mỹ công bố hôm 9/1.
Báo cáo do Trưởng ban Kiểm tra Vận hành và Đánh giá hoạt động Robert Behler soạn, dự kiến công bố vào cuối tháng này, kết luận hệ thống hỗ trợ cất hạ cánh của tàu sân bay Gerald Ford "không đáng tin cậy và thường xuyên hỏng hóc".
Vấn đề này được nhận định là trở ngại nghiêm trọng đối với lớp tàu sân bay mới nhất của Mỹ. Mỹ tiến hành dự án trị giá 57 tỷ USD chế tạo 4 tàu sân bay lớp Ford nhằm thay đổi sức mạnh của hải quân nước này trong những thập kỷ tới.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford ngoặt gấp trong đợt thử nghiệm trên Đại Tây Dương, tháng 10/2019. Ảnh: US Navy .
Theo báo cáo của Behler, trong 11 cuộc thử nghiệm trên biển trong giai đoạn tháng 11/2019-9/2020, tiêm kích trên tàu sân bay Gerald Ford cất hạ cánh 3.975 lần. Hệ thống EMALS được kỳ vọng chỉ gặp trục trặc sau mỗi 4.166 lần phóng, nhưng kết quả thực tế cho thấy trung bình sau 181 lần phóng, hệ thống này lại gặp sự cố.
Hệ thống AAG trị giá gần một tỷ USD bộc lộ vấn đề gây "lo ngại về độ tin cậy", khi thất bại trong việc hãm tốc máy bay sau trung bình 48 lần, "thấp hơn nhiều so với yêu cầu". Behler không cho biết phạm vi hoặc mức độ nghiêm trọng của sự cố với hai hệ thống EMALS và AAG.
Hải quân Mỹ chưa bình luận về thông tin.
Các vấn đề về độ tin cậy của EMALS và AAG trên tàu sân bay Gerald Ford không phải mới phát sinh. Đánh giá của Behler cho năm tài khóa 2019, được công bố hồi tháng 1 năm ngoái, cho biết hai hệ thống mới này trên chiến hạm Gerald Ford gặp 10 sự cố nghiêm trọng trong 747 lần phóng máy bay đầu tiên, thấp hơn nhiều so với yêu cầu về tần suất hỏng hóc giữa các chu kỳ vận hành thành công.
Tiêm kích F/A-18E chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay USS Gerald R. Ford, tháng 3/2019. Ảnh: US Navy .
Cơ quan giám sát chính phủ Mỹ cho rằng nếu các hệ thống EMALS và AAG không thể hoạt động an toàn vào thời điểm bắt đầu thử nghiệm vận hành, tàu sân bay Gerald Ford không thể chứng minh khả năng nhanh chóng triển khai máy bay, một yêu cầu quan trọng với các chiến hạm loại này.
Siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford được khởi đóng năm 2009, hạ thủy 4 năm sau đó và được bàn giao cho hải quân Mỹ tháng 5/2017. Giá của tàu sân bay Gerald Ford khi đó là 12,6 tỷ USD, vượt ngân sách dự kiến ban đầu 2,4 tỷ USD và đắt nhất trong lịch sử, song chiến hạm vẫn gặp nhiều trục trặc kỹ thuật trong nhiều hệ thống và từng chết máy trong chuyến thử nghiệm hồi tháng 1/2018.
Mỹ hoãn sản xuất F-35 hết công suất Lầu Năm Góc hoãn vô thời hạn giai đoạn sản xuất hết công suất F-35 do mẫu tiêm kích tàng hình này chưa hoàn tất thử nghiệm. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách mua sắm và duy trì lực lượng Ellen Lord đã hủy "Cột mốc C", thời điểm ra quyết định tăng tốc hết công suất với dây chuyền sản xuất...