Tiêm kết hợp AstraZeneca và vắc xin mRNA giảm 88% nguy cơ nhiễm virus
Một viện nghiên cứu của Đan Mạch công bố kết quả nghiên cứu cho thấy, việc tiêm kết hợp vắc xin AstraZeneca với một liều vắc xin công nghệ mRNA mang lại hiệu quả bảo vệ khá cao trước virus.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu chương trình tiêm chủng kết hợp giữa các loại vắc xin Covid-19 (Ảnh: Reuters).
Viện nghiên cứu State Serum (SSI) của Đan Mạch ngày 2/8 cho biết, việc tiêm kết hợp vắc xin Covid-19 của AstraZeneca với liều thứ 2 của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna đều mang lại hiệu quả bảo vệ tốt.
Hơn 144.000 người Đan Mạch, hầu hết là nhân viên y tế tuyến đầu và người cao tuổi, đã tiêm mũi đầu tiên của AstraZeneca và sau đó tiêm mũi thứ 2 là một trong hai vắc xin dùng công nghệ mRNA kể trên.
“Nghiên cứu chỉ ra rằng, 14 ngày sau khi trải qua liệu trình tiêm kết hợp các vắc xin, nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 ở người được tiêm giảm 88% so với những người chưa tiêm chủng”, báo cáo của SSI kết luận.
Viện nghiên cứu này đánh giá đây là “tỷ lệ cao”, so với mức 90% hiệu quả mang lại từ việc tiêm cả 2 liều của Pfizer-BioNTech, theo một nghiên cứu khác của Đan Mạch được thực hiện trước đó.
Nghiên cứu mới nhất của SSI xem xét dữ liệu trong 5 tháng từ tháng 2 tới tháng 6 năm nay – thời điểm mà biến chủng Alpha chiếm ưu thế tại quốc gia châu Âu. Báo cáo không đề cập tới con số hiệu quả với Delta, biến chủng đang lây lan ở Đan Mạch hiện tại.
Video đang HOT
Ngoài ra, báo cáo cũng không cung cấp thông tin về hiệu quả của việc tiêm kết hợp nhằm ngăn ca tử vong hoặc nhập viện vì Covid-19, vì không ai trong nghiên cứu thiệt mạng hoặc mắc bệnh nặng phải vào viện sau khi được tiêm kết hợp 2 loại vắc xin.
Nhiều quốc gia đã và đang nghiên cứu cũng như tiến hành việc tiêm kết hợp các loại vắc xin Covid-19 khác nhau trong thời gian qua và có những kết quả khá tích cực.
Trước đó, hồi tháng 6, nghiên cứu do Đại học Oxford (Anh) thực hiện trên 850 người công bố hôm 28/6 chỉ ra rằng chiến lược tiêm kết hợp dù theo thứ tự AstraZeneca rồi tới Pfizer hay ngược lại đều có thể tạo ra các phản ứng miễn dịch tốt hơn so với việc tiêm 2 liều AstraZeneca. Điều này có nghĩa là, việc tiêm kết hợp 2 loại vắc xin tạo ra nhiều hơn kháng thể chống lại protein gai của virus SARS-CoV-2 – phần liên kết với tế bào người khi lây nhiễm.
Giáo sư từ Oxford Matthew Snape, tác giả nghiên cứu, cho biết kết quả trên có thể giúp các nước linh hoạt hơn trong việc đẩy nhanh nỗ lực tiêm chủng, trong bối cảnh nhiều quốc gia vẫn đang trong tình trạng thiếu vắc xin.
Đức , Đan Mạch trì hoãn liều vắc xin COVID-19 thứ 2
Ngày 4/1, Đức cân nhắc liệu có cho phép trì hoãn việc tiêm liều thứ hai của vắc-xin COVID-19 của BioNTech và Pfizer trong bối cảnh khan hiếm vắc xin sau động thái tương tự của Anh vào tuần trước.
Việc trì hoãn liều tiêm vắc xin COVID-19 thứ 2 đang được nhiều nước cân nhắc.
Cũng ngày 4/1, Đan Mạch đã chấp thuận cho phép hoãn đến sáu tuần giữa mũi đầu tiên và mũi thứ hai.
Tại Berlin, Bộ Y tế đang tìm kiếm quan điểm của một ủy ban tiêm chủng độc lập về việc liệu có nên trì hoãn mũi tiêm thứ hai vượt quá giới hạn tối đa 42 ngày hiện tại hay không.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Bộ trưởng Y tế Jens Spahn chỉ trích rằng, Đức đã không mua đủ vắc xin và quá chậm trong việc tăng cường chiến dịch tiêm chủng quốc gia.
Ông Spahn nói với Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo của mình tại một cuộc họp kín hôm thứ Hai rằng, ông hy vọng sẽ tiêm vắc-xin vào mùa hè này cho tất cả người dân Đức khi vắc-xin phong phú hơn.
Một số chuyên gia y tế Đức đã hoan nghênh động thái của Anh trong việc trì hoãn việc tiêm liều thứ hai của BioNTech-Pfizer, điều này xảy ra khi các chính phủ cố gắng bảo vệ chống lại coronavirus cho càng nhiều người càng tốt bằng cách tiêm cho họ một mũi và trì hoãn mũi hai lâu hơn.
Theo quan điểm về sự khan hiếm vắc xin hiện nay, số ca nhiễm bệnh và nhập viện rất cao ở Đức, một chiến lược làm càng nhiều người được tiêm chủng càng sớm càng tốt sẽ hiệu quả hơn ", Leif-Erik Sander, người đứng đầu nhóm nghiên cứu vắc xin tại bệnh viện Charité ở Berlin cho biết.
Tuy nhiên, BioNTech và Pfizer đã chỉ ra rằng, họ chưa có thông tin đầy đủ về tác hại của việc trì hoãn liều thứ hai.
Các công ty cho biết: "Tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin chưa được đánh giá trên các lịch dùng thuốc khác nhau vì phần lớn những người tham gia thử nghiệm đã nhận được liều thứ hai trong khoảng thời gian được chỉ định trong thiết kế nghiên cứu. Không có dữ liệu để chứng minh rằng sự bảo vệ sau liều đầu tiên được duy trì sau 21 ngày."
Cơ quan Dược phẩm châu Âu cho biết, khoảng thời gian tối đa là 42 ngày giữa lần tiêm đầu tiên và mũi thứ hai của vắc-xin Pfizer-BioNtech để có được sự bảo vệ đầy đủ.
Cơ quan Y tế Đan Mạch sẽ cho phép chờ đến sáu tuần trước khi tiêm liều thứ hai, người đứng đầu cơ quan này Soren Brostrom nói với kênh tin tức địa phương Ritzau sau khi xem xét kỹ lưỡng dữ liệu vắc xin.
Nhưng Brostrom cho biết, các nguyên tắc ban đầu là chỉ đợi từ ba đến bốn tuần nên được tuân thủ bất cứ khi nào có thể.
"Nếu bạn trì hoãn lâu hơn sáu tuần, chúng tôi không thấy bằng chứng khoa học rằng bạn được bảo vệ một cách chắc chắn. Vì vậy, chúng tôi không thể khuyến nghị điều đó", Brostrom nói thêm.
Tính đến thứ Hai, tổng cộng 46.975 người Đan Mạch đã nhận được mũi tiêm Pfizer-BioNTech đầu tiên, chủ yếu là nhân viên y tế và người cao tuổi.
Trì hoãn mũi thứ 2 được không?
Mặc dù khoảng thời gian dài hơn giữa các lần tiêm chưa được thử nghiệm trong các thử nghiệm lâm sàng, nhưng một số nhà khoa học cho biết đây là một kế hoạch hợp lý trong điều kiện hoàn cảnh bất thường.
Tài liệu của Bộ Y tế Đức cho biết sự chấp thuận của Liên minh châu Âu đối với vắc-xin từ Moderna, dự kiến trong tuần này, sẽ cung cấp thêm 1,5 triệu liều nữa trong những tuần tới.
Đức, quốc gia có khoảng 83 triệu dân, sẽ nhận được 50 triệu liều Moderna trong năm nay theo các hợp đồng mua sắm toàn EU.
Liên quan đến vắc xin AstraZeneca đã được Anh phê duyệt vào tuần trước, Bộ Y tế Đức cho biết, việc xem xét cuốn chiếu của Cơ quan Dược phẩm Châu Âu đang được tiến hành với "áp lực cao".
Vaccine Trung Quốc được sử dụng ở 103 quốc gia Các loại vaccine của Trung Quốc, bên cạnh AstraZeneca, được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới, vượt qua cả Pfizer và Moderna. 3,7 tỷ liều vaccine đã được tiêm trên thế giới, vaccine Trung Quốc chiếm gần một nửa trong số này. Đã có những tranh cãi xung quanh sự công nhận vaccine và không chỉ vậy, mức độ công...