Tiêm huyết tương có chữa được viêm khớp vai?
Tôi có người quen đi Hà Nội điều trị đau khớp vai bằng tiêm huyết tương. Tôi cũng đau khớp dai dẳng. Xin hỏi phương pháp này là thế nào? Có an toàn và khỏi hẳn được bệnh viêm khớp không?
Lê Thạch (Ninh Bình)
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Phương pháp điều trị này là tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) – là một chế phẩm từ máu với hàm lượng tiểu cầu cao có chứa nhiều yếu tố tăng trưởng cùng các phân tử sinh học. Nhờ đó, PRP giúp kích thích khả năng hồi phục tự nhiên của cơ thể, đẩy nhanh tốc độ phục hồi tại chỗ của các mô tế bào bị tổn thương, chấm dứt cơn đau nhanh chóng, mang lại hiệu quả điều trị đau vượt trội so với các biện pháp điều trị đau thông thường như dùng thuốc, phục hồi chức năng vốn có tác dụng giảm đau tức thời, khó tạo ra hiệu quả đột biến. Đối với các tổn thương cơ xương khớp, PRP có tác dụng kháng viêm, giảm đau; thúc đẩy lành của các mô tổn thương (gân, sụn, cơ…); tăng khả năng vận động cho cơ và khớp. Sau khi khám và có chỉ định tiêm PRP, người bệnh sẽ được lấy máu và chuyển tách chiết PRP. Sau 2h đồng hồ, PRP được tiêm trở lại cho người bệnh, trực tiếp tại vùng vai tổn thương dưới hướng dẫn siêu âm. Sau tiêm, người bệnh có thể về nhà ngay và tái khám sau 3 – 4 tuần để đánh giá hiệu quả điều trị. Tùy vào tình trạng bệnh và khả năng phục hồi của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm tiêm PRP 2 – 3 lần. Trên thực tế, mức độ khỏi và dứt điểm bệnh lâu dài sẽ phụ thuộc rất lớn vào chất lượng chế phẩm PRP sau tách chiết và việc tiêm đúng chuẩn vào vị trí tổn thương. Việc tiêm PRP dưới hướng dẫn siêu âm có khả năng tạo sự khác biệt trong hiệu quả điều trị nhờ tác động trực tiếp và chính xác vào vị trí tổn thương. Một số bệnh cơ xương khớp có chỉ định điều trị tiêm PRP như bệnh lý chóp xoay (viêm, rách chóp xoay); Viêm điểm bám gân tại vùng khuỷu, vùng cổ tay, gối; Viêm cân gan chân; Viêm gân hoặc các bệnh lý về gân khác; Chấn thương sụn chêm và dây chằng; Thoái hóa khớp.
BS. Nguyễn Quân
Theo suckhoedoisong
Nhiều người đi hiến máu trong dịp nghỉ Tết nguyên đán
Trong dịp Tết Canh Tý, điểm tiếp nhận máu Viện Huyết học Truyền máu Trung ương tại Hà Nội vẫn làm việc như ngày thường từ 7h30 đến 17h30.
Việc dự trữ máu phục vụ điều trị dịp nghỉ Tết nguyên đán Canh Tý đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy nhiên có những chế phẩm máu thời gian bảo quản ngắn, do đó, trong những ngày nghỉ Tết nguyên đán vẫn cần những người hiến tiểu cầu.
Ảnh minh họa.
Mặc dù bận rộn với công việc ngày Tết nhưng anh Nguyễn Hữu Đức ở Vĩnh Phúc vẫn tranh thủ đến Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương để hiến tiểu cầu, góp phần cứu sống những bệnh nhân bị xuất huyết bên trong, chảy máu bên ngoài. Chế phẩm này chỉ có thời gian bảo quản ngắn từ 3 đến 5 ngày, trong khi thời gian nghỉ Tết lại dài ngày hơn nên những bịch máu của anh Đức được xem là "món quà lì xì" đầy ý nghĩa đối với người bệnh.
"Những trường hợp mắc bệnh càn truyền máu, những trường hợp tai nạn, cấp cứu thì việc cần máu khẩn thiết hơn bao giờ hết. Thế nên hôm nay tôi đến đây để hiến máu góp phần đóng góp cho cộng đồng", anh Đức chia sẻ.
Cùng với tiểu cầu thì bạch cầu cũng là chế phẩm máu có thời gian bảo quản ngắn, chỉ 24 giờ nên trong dịp nghỉ Tết cổ truyền vẫn cần người đến hiến để cấp cứu những bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng.
Tiến sĩ Ngô Mạnh Quân, Phó Giám đốc Trung tâm Máu Quốc gia, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương cho biết: "Trong thời gian gần đây, nhiều người kết hợp việc du Xuân hoặc gặp gỡ bạn bè đầu Xuân đã rủ nhau cùng tham gia hiến máu. Chính vì vậy, mùng 1,2,3 Tết tại Viện chúng tôi khá vui, một không khí ấm áp sự chia sẻ của cộng đồng" ./.
Theo Văn Hải/VOV1
Tại sao người bị dư axit khó giảm cân? Nếu bạn tăng cân không rõ lý do và thất bại trong việc giảm cân suốt một thời gian dài, rất có thể thủ phạm là chứng dư thừa axit trong cơ thể. Nếu nhìn vào chức năng của chất béo, bạn sẽ thấy một lượng mỡ vừa phải không phải kẻ thù. Không chỉ cung cấp năng lượng, mỡ còn rất cần...