Tiêm hormone kìm hãm dậy thì sớm cho con: Hoang mang quá mức, tự ý chẩn đoán rồi tiêm chính là cha mẹ đang hại con mình
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khẳng định, tiêm hormone kìm hãm dậy thì sớm được rất nhiều cha mẹ quan tâm trong thời đại ngày nay và nhiều người tự ý tiêm cho con mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Dậy thì sớm ở trẻ là vấn nạn hiện nay làm cha mẹ đau đầu
Trong khi độ tuổi dậy thì được giới chuyên gia ghi nhận từ lâu là bé gái 9-12 tuổi, bé trai 10-13 tuổi, hiện nay, có quá nhiều trẻ mới lên 3, lên 5 tuổi đã có dấu hiệu của tuổi dậy thì. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), trẻ dậy thì sớm có dấu hiệu phát triển giới tính trước 8 tuổi ở bé gái và 9 tuổi ở bé trai.
Có rất nhiều ca dậy thì sớm được đến kiểm tra thường xuyên tại các bệnh viện. Tại BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), các bác sĩ liên tục thăm khám cho các bé dậy thì sớm, trong đó có cả các bé mới gần 2 tuổi, 3 tuổi đã có kinh nguyệt, vỡ giọng ồm ồm… Tại Bệnh viện Nhi TƯ (Hà Nội), hầu như ngày nào cũng có các bệnh nhi được gia đình đưa đến khám dậy thì sớm, trong số đó có những bé mới chỉ 2 tuổi.
Trẻ dậy thì sớm có dấu hiệu phát triển giới tính trước 8 tuổi ở bé gái và 9 tuổi ở bé trai.
Những dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái bao gồm: Ngực to lên, mọc lông mu, tăng kích thước vùng kín…, trong khi bé trai sẽ có các dấu hiệu: Vỡ tiếng, dương vật phát triển, xuất hiện ria mép, trứng cá, lông mu…
Dậy thì sớm là nguyên nhân gây ra tình trạng xương phát triển sớm và đóng sớm khiến trẻ lùn ở độ tuổi trưởng thành. Thông thường, bé gái sẽ thấp hơn 12 cm, bé trai thấp hơn 20cm so với bạn cùng giới tính dậy thì đúng độ tuổi ở tuổi trưởng thành. Chưa kể, nhu cầu tình dục xuất hiện sẽ dẫn đến nhiều vấn nạn khác như quan hệ tình dục sớm, lạm dụng tình dục… ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ.
Trước tình hình đó, nhiều cha mẹ tìm đến tiêm hormone kìm hãm dậy thì sớm. Nhưng phương pháp này liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ không?
Video đang HOT
Tiêm hormone kìm hãm dậy thì sớm: Không được tự ý!
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nhiều ông bố bà mẹ lo lắng con dậy thì sớm là suy nghĩ hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, việc lo lắng, hoang mang quá mức kéo theo tự ý chẩn đoán rồi tiêm hormone kìm hãm dậy thì sớm cho con thì lại là một sai lầm nghiêm trọng.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
Muốn biết con có dậy thì sớm hay không, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa tại các bệnh viện. Không tự ý nghe theo những thông tin trên mạng rồi tự áp đặt cho con mình cũng bị dậy thì sớm, từ đó tự ý tiêm hormone khiến trẻ “ngừng lớn” mà không có sự chỉ định của bác sĩ
Vị chuyên gia này nhấn mạnh, tiêm hormone kìm hãm dậy thì sớm chỉ được tiến hành với trẻ dậy thì sớm thật sự. Có nghĩa là, với trẻ dưới 6 tuổi đã có dấu hiệu dậy thì, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định tiêm hormone kìm hãm dậy thì sớm để ức chế sự phát triển này.
Việc lo lắng, hoang mang quá mức kéo theo tự ý chẩn đoán rồi tiêm hormone kìm hãm dậy thì sớm cho con là một sai lầm nghiêm trọng.
PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng
Với những trẻ dưới 6 tuổi, việc tiêm hormone kìm hãm dậy thì sớm là cần thiết, giúp ức chế phát triển các đặc tính sinh dục phụ như sự phát triển của tuyến vú, lông mu… để trẻ tập trung học tập, tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục, lạm dụng tình dục. Về lâu dài, tiêm hormone kìm hãm dậy thì sớm sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao sau này. Nhưng cũng tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn những điều được – mất trước khi tiêm để gia đình quyết định.
Còn với những trẻ 6-8 tuổi hoặc trên 8 tuổi, bác sĩ sẽ có chỉ định rõ ràng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nói chung, dù con bạn dậy thì sớm ở tuổi nào cũng không được tự ý tiêm hormone kìm hãm dậy thì sớm. Nhất định phải qua thăm khám cụ thể bởi các bác sĩ, sau đó nghe tư vấn để biết hướng điều trị chuẩn xác. Đây là nguyên tắc hàng đầu trong điều trị dậy thì sớm ở trẻ.
Theo ông Dũng, không thiếu những cha mẹ sau khi bác sĩ thăm khám và kết luận không cần thiết tiêm hormone kìm hãm dậy thì sớm vẫn tự ý mua thuốc về tiêm cho con với hi vọng sau này chiều cao của con sẽ tăng lên. Điều này chứa rủi ro không tiêm đúng chỉ định, có thể khiến trẻ không có được quá trình dậy thì bình thường, ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ.
Chưa hết, ngay cả với những trẻ được chỉ định tiêm hormone kìm hãm dậy thì sớm trong thực tế chắc chắn có ảnh hưởng nhất định như thay đổi nội tiết, trẻ phải chịu đau đớn, lão hóa sớm về sau, kinh phí điều trị tốn kém… Do đó khẩn thiết yêu cầu cha mẹ cho trẻ đi thăm khám để xác định tình trạng và hướng giải quyết được bác sĩ chuyên khoa tư vấn.
Theo Helino
Hơn 96% trẻ mang vi khuẩn gây ung thư dạ dày là do 'lây' từ bố mẹ
96,2% trẻ dưới 8 tuổi cũng bị nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) khi có bố mẹ, người thân trong gia đình nhiễm loại vi khuẩn có thể gây ung thư dạ dày này.
Ảnh minh hoạ: Internet
Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori, là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày người, có thể tồn tại trong môi trường của axit dạ dày. Loại vi khuẩn này tiết ra một enzyme có tên là Urease giúp trung hòa độ axit trong dạ dày. Vi khuẩn HP có thể sinh sống và phát triển ở lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Nó có thể gây ra tình trạng viêm dạ dày mãn tính, thường phát triển trong khi không gây ra bất kỳ triệu chứng nổi bật nào.
Đây là số liệu được đưa ra tại Hội nghị khoa học về tiêu hóa gan mật do Viện nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật Việt Nam tổ chức nhân 1 năm kỷ niệm thành lập viện. PGS Nguyễn Duy Thắng, Viện trưởng của viện này đưa ra một con số đáng kinh ngạc. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP ở nước ta đáng báo động khi tỷ lệ nhiễm H.p trong gia đình cao hơn tỷ lệ nhiễm chung, đặc biệt là trẻ em. Cụ thể: tỷ lệ nhiễm H.p ( ) chung: 85,9% trong khi tỷ lệ nhiễm H.p ( ) ở trẻ em dưới 8 tuổi là 96.2%. Điều này hoàn toàn ngược lại so với tỷ lệ ở các nước phát triển, trẻ em là đối tượng nhiễm H.p rất thấp - người lớn chiếm khoảng 80% thì trẻ em chỉ khoảng 20%.
Như vậy, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn H.p cao nhất, đặc biệt là trong những gia đình có người thân cận huyết thống mắc H.p. Điều này phần nào có thể hiểu được do thói quen sinh hoạt chung, dùng chung chén, đũa bát trong gia đình, công tác vệ sinh và tầm soát bệnh chưa được chú trọng.
Tỷ lệ nhiễm HP ở trẻ em đáng báo động, PGS Thắng cho rằng nguyên nhân do thói quen cha mẹ mớm cơm cho con, ăn chung đũa, chung thìa, lây nhiễm từ lớp bán trú...
PGS Thắng cho biết vi khuẩn HP chính là yếu tố gây ra viêm loét dạ dày và bệnh cứ tái đi tái lại. Tổ chức ung thư quốc tế cũng xem như HP là thủ phạm số 1 gây ra ung thư dạ dày và khuyến cáo không có HP sẽ giảm ung thư dạ dày.
Tại Việt Nam dù viêm loét dạ dày không phải chỉ riêng HP gây ra nhưng sự tồn tại của HP trong niêm mạc dạ dày - tá tràng rất cao.
Tỷ lệ nhiễm HP ở trẻ em đáng báo động, PGS Thắng cho rằng nguyên nhân do thói quen cha mẹ mớm cơm cho con, ăn chung đũa, chung thìa, hôn con, lây nhiễm từ lớp bán trú...Ảnh minh hoạ: Internet
Với trẻ nhỏ, trường hợp HP gây viêm loét dạ dày, trong gia đình từng có người ung thư dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP bác sĩ đều khuyến cáo điều trị triệt để. Nhiều gia đình e ngại tâm lý bé đã dùng kháng sinh nhưng nếu không điều trị triệt để HP gây viêm loét dạ dày tái đi tái lại ở trẻ.
Những con đường lây nhiễm của HP, theo PGS Duy Thắng có 3 con đường chính:
Qua đường nước bọt: Vi khuẩn HP có nhiều trong nước bọt, cao răng, khoang miệng của người bệnh. Do đó, chúng có thể lây truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung chén đũa, hôn trực tiếp, mẹ mớm đồ ăn cho con.
Đồ dùng ăn uống: Vi khuẩn HP được đào thải qua phân người bệnh nên sẽ bị lây nhiễm qua tay bệnh nhân (nếu không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh) hoặc nhiễm vi khuẩn qua các con vật trung gian như ruồi, gián, chuột,...
Qua chăm sóc y tế: Người có vi khuẩn H.P trong dạ dày khi bị trào ngược hoặc ợ chua sẽ đẩy vi khuẩn lên miệng cùng với dịch dạ dày. Khi đi khám nha khoa, nội soi nhưng dụng cụ không được tiệt trùng kỹ, vi khuẩn HP dễ lây sang người khỏe mạnh.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Bé gái mới 8 tuổi đã dậy thì sớm, biết được nguyên nhân người mẹ òa khóc hối hận Hóa ra thói quen thường ngày của người mẹ đã hại con gái mình ra nông nỗi này. Cô bé 8 tuổi Tiểu Đình cao 1m3, ngực phát triển lớn, bác sĩ chẩn đoán cô bé bị phát triển sớm và tương lai không cao quá 1m5 và thủ phạm gây nên tình trạng này khiến nhiều người không thể tin được. Tiểu...