Tiêm hai mũi vaccine vẫn không chịu đi làm
Có những công nhân trong khu trọ của tôi đã tiêm đủ hai mũi vaccine, được công ty gọi đi làm ba tại chỗ, nhưng vẫn nhất quyết từ chối.
Câu chuyện công nhân, người lao động phổ thông thất nghiệp vì dịch bệnh đang trở thành một bài toàn khó chưa có lời giải triệt để. Tôi là một người có cơ hội sống gần những công nhân lao động như vậy. Quanh khu trọ của tôi đều là công nhân, chỉ có một mình tôi làm việc trong văn phòng. Thế nên, trong khi những người khác phải nghỉ việc trong thời gian giãn cách xã hội thì tôi vẫn được làm việc ở nhà, duy trì thu nhập. Tôi xin chia sẻ góc nhìn của mình về những hộ công nhân xung quanh mà tôi có dịp trao đổi và trò chuyện:
Dãy tôi trọ có mười phòng, trong đó quá nửa số hộ đã được tiêm vaccine mũi một ở công ty hồi tháng sáu. Nhưng khi giãn cách bắt đầu vào giữa tháng bảy, mặc cho công ty kêu gọi công nhân đã tiêm vaccine vào làm việc, thực hiện “ba tại chỗ”, trả lương cao, vẫn có những người thờ ơ. Họ nói rằng “tiêm mũi một cũng chưa có gì chắc chắn an toàn”, “vẫn có khả năng nhiễm bệnh”, “làm ba tại chỗ cực khổ nên thà ngồi nhà còn hơn”…
Video đang HOT
Vậy là những người công nhân này chọn ở lại trong phòng trọ chật hẹp, sống nhờ vào thực phẩm cứu trợ của khu phố và các mạnh thường quân. Ai có công ty quan tâm thì vẫn trả lương cơ bản duy trì cuộc sống, ai không có thì lại sống dựa vào tiền nhà nước hỗ trợ (800 nghìn đồng). Tiền trọ của họ được chủ nhà hỗ trợ, ai còn để trả thì được giảm bớt tiền nhà, ai không trả được thì được cho khất. Để rồi, cuối tháng trong khi những đồng nghiệp chịu đi làm khoe bảng lương cao, họ lại thở dài tự an ủi bản thân rằng “ít ra vẫn còn sống được”.
Sang tháng 9, thành phố có chủ trương cho người dân đi lại với những ai có thẻ xanh, đã tiêm đủ hai mũi. Lúc này, khu trọ mới rục rịch, nháo nhào tìm nơi cho tiêm vaccine. Thế nhưng, nơi yêu cầu phải có giấy hẹn, có nơi tiêm loại thuốc khác… nên cũng phải mất một khoảng thời gian để tất cả người trong khu trọ của tôi tiêm được hết.
Đến khi cả khu đã tiêm xong hết mũi hai, công ty bắt đầu gọi công nhân đi làm lại, họ lại kháo nhau “không đi được vì chốt gây khó dễ, không cho qua để đi làm”… Thực tế là có một số chốt như vậy, yêu cầu phải có giấy xét nghiệm và phiếu công tác, giấy đi đường công ty cấp mới cho qua nhưng không đến mức khó khăn như lời đồn.
Kết quả, một số công nhân khu tôi dù đã tiêm xong hai mũi nhưng vẫn ngồi nhà, lấy cớ đi lại khó khăn nên không chịu đi làm. Trong khi đó, tôi thấy có nhiều đơn vị trong khu công nghiệp đang tuyển công nhân số lượng lớn, làm “ba tại chỗ”, hỗ trợ ăn ở tại khách sạn và đài thọ toàn bộ chi phí sinh hoạt.
Tôi nhẩm tính, làm công nhân 12 tiếng một ngày, lương hơn bình thường, trong khi chẳng tốn chi phí nào, nếu chịu khó làm thời vụ qua Tết, ít nhất cũng kiếm được một khoản vốn kha khá. Tôi đem suy nghĩ này nói ra nhưng họ từ chối, vẫn nhất quyết bỏ về quê.
Vậy mới nói, giãn cách vừa là cơ hội cho những người siêng năng, lại vừa là cái cớ cho những người thiếu chí thú làm ăn. Vaccine, chốt chặn, hay “ba tại chỗ” cũng chỉ là một phần. Việc làm vẫn có, ngay cả khi có dịch bệnh, cơ hội vẫn rất nhiều, quan trọng là ai sẵn sàng nắm lấy mà thôi.
Triển khai gian hàng 'Triệu túi an sinh' trên địa bàn Thủ đô
Sáng 8/10, Ban Thanh niên Công nhân và Đô thị Trung ương Đoàn phối hợp với Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương triển khai gian hàng "Triệu túi an sinh" tại nhà sinh hoạt địa bàn dân cư số 8, số 21 đường Phú Xá, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Trưởng Ban Thanh niên Công nhân và Đô thị Trần Hữu trao các suất quà cho các thanh niên công nhân, người lao động bị mất việc làm có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Trong thời điểm Hà Nội cùng cả nước đang gồng mình chống dịch COVID-19, nhiều tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân đang chung tay cùng thành phố tìm giải pháp hỗ trợ những gia đình chính sách, các đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Theo Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương, xuất phát từ mong muốn chung tay cùng chính quyền và nhân dân Thủ đô chiến thắng dịch bệnh, lan tỏa các hành động đẹp, nhân văn, gian hàng "Triệu túi an sinh" chính thức khai trương để đón các quý khách là thanh niên công nhân, người lao động bị mất việc làm, gặp hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Những người gặp khó khăn khi đến với gian hàng nhận về không chỉ lương thực và nhu yếu phẩm mà cả tình cảm và tấm lòng sẻ chia của cộng đồng gửi gắm vào từng túi quà ý nghĩa.
Gian hàng được tổ chức và vận hành xuyên suốt cho đến khi tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thủ đô được kiểm soát ổn định. Ban Tổ chức chương trình gian hàng "Triệu túi an sinh" sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương để xác nhận danh sách và tặng túi quà an sinh trị giá tối thiểu 250.000 đồng cho đối tượng được thụ hưởng của chương trình. Mỗi túi quà gồm gạo, trứng, bột mỳ, rau, củ quả... có thể hỗ trợ cho một gia đình công nhân hoặc nhóm lao động từ 4 đến 5 người trong vòng 1 tuần. Số lượng túi quà an sinh dự kiến được trao tặng là 5.000 suất, tương đương trị giá 1 tỷ 250 triệu đồng.
Trưởng ban Ban Thanh niên Công nhân và Đô thị Trung ương Đoàn Trần Hữu cho biết: Đối tượng được thụ hưởng của Chương trình chỉ cần mang phiếu tới gian hàng "Triệu túi an sinh" sẽ nhận được túi an sinh bao gồm các lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu. Chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ việc di chuyển của người dân đến địa điểm gian hàng. Đối với các hộ gia đình đang ở trong vùng dịch và không được phép đi lại, Ban Tổ chức sẽ vận chuyển các túi an sinh đến trụ sở UBND địa phương, hỗ trợ phân chia tới những hoàn cảnh khó khăn.
Đây là hoạt động mang ý nghĩa thiết thực, kịp thời, sát với nhu cầu và tình hình thực tế của người dân, thanh thiếu nhi trong giai đoạn diễn biến phức tạp của dịch COVID-19; thể hiện sự sẻ chia, tinh thần "tương thân tương ái", đồng lòng cùng cả nước chung tay chống dịch, đồng thời góp phần cụ thể hóa mục tiêu triển khai chương trình "Triệu túi an sinh" do Ban Bí thư Trung ương Đoàn phát động trong thời gian qua.
Thừa Thiên - Huế tiếp sức cho người lao động vượt khó, ổn định cuộc sống Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tỉnh Thừa Thiên - Huế có khoảng 300 doanh nghiệp phải dừng hoạt động, khoảng 7.500 lao động bị dừng hoặc mất việc làm. Đồng hành cùng người lao động vượt qua khó khăn, tỉnh đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống. Trước diễn biến phức tạp của dịch...