Tiêm cồn diệt hạch giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
Tình trạng bệnh nhân ung thư phải trải qua cơn đau là rất lớn, có những bệnh nhân đau đến mức muốn tìm đến cái chết, không còn phương pháp nào để giảm đau nào, có bệnh nhân dùng đến hơn 30 ống giảm đau Morphine 1 ngày mà vẫn không có tác dụng và không thể chịu nổi các cơn đau.
Điều này khiến các bác sĩ trăn trở làm sao tìm được một phương pháp nào đấy để kéo dài sự sống và mỗi ngày sống có chất lượng, không bị quá đau đớn cho người bệnh.
Sau một thời gian nghiên cứu, các bác sĩ của Bệnh viện TWQĐ 108 tìm ra phương pháp ứng dụng Robot Maxio trong kỹ thuật giảm đau bằng tiêm cồn tuyệt đối diệt hạch thân tạng cho các bệnh nhân bị đau nhiều do các bệnh lý ung thư ở nửa trên bụng.
Các bác sĩ Bệnh viện TWQĐ 108 đang kiểm tra Robot để ứng dụng giảm đau cho bệnh nhân ung thư
Ứng dụng Robot Maxio thực hiện tiêm cồn tuyệt đối diệt hạch thân tạng là một kỹ thuật giảm đau mới được triển khai tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện TWQĐ 108.
Video đang HOT
Nguyên lý của phương pháp này là dùng cồn tuyệt đối nồng độ cao để diệt hạch thần kinh, cắt đường dẫn truyền cảm giác đau từ cơ quan bị đau về trung ương thần kinh (não bộ). Khi cắt được đường dẫn truyền này thì về nguyên lý bệnh nhân sẽ hết đau.
Theo Bác sỹ Đinh Gia Khánh, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện TWQĐ 108, đây là một kỹ thuật rất nhân văn dành cho các bệnh nhân ung thư bị đau, đặc biệt giai đoạn cuối. Mỗi bệnh nhân lại là một trạng thái bệnh lý khác nhau và rất phức tạp nên khi hiện kỹ thuật tiêm cồn vào vị trí hạch thân tạng là rất khó, có nhiều cơ chế kết hợp nên khó can thiệp. Có những bệnh nhân giai đoạn cuối nặng thì đau đớn khiến họ còn không thể nằm im được.
Vì vậy đòi hỏi bác sỹ của Bệnh viện TWQĐ 108 phải tìm tòi, nghiên cứu và liên tục đánh giá cơ chế đau để cho mỗi bệnh nhân có một phương pháp can thiệp khác nhau để cắt được cơn đau, kéo dài thời gian và chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Qua báo cáo đánh giá trên can thiệp cho các bệnh nhân từ năm 2017 đến nay, độ đau của bệnh nhân đã giảm khoảng 4 điểm – 6 điểm so với trước can thiệp, kéo dài đời sống và chất lượng sống.
Tr.Hằng
Theo cand
Phần lớn bệnh nhân ung thư đến viện khi đã ở giai đoạn muộn
Tại Việt Nam, mỗi năm có gần 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.000 người bệnh đang phải chiến đấu với căn bệnh ung thư.
Tại Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Bệnh viện K và Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt (Vĩnh Phúc) sáng 31/10, GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, cho hay ung thư đang là một vấn đề lớn của xã hội.
Ký kết thỏa thuận hợp tác Bệnh viện K - Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt. Ảnh: Thái Hà.
Tại Việt Nam, mỗi năm có gần 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.000 người bệnh đang phải chiến đấu với căn bệnh này.
Theo khảo sát của Bệnh viện K, khoảng 70% bệnh nhân ung thư đến khám ở giai đoạn muộn làm giảm cơ hội được điều trị khỏi bệnh, đồng thời làm tăng chi phí điều trị.
Theo PGS.TS Lê Văn Quảng, Phó giám đốc bệnh viện, một trong những lý do dẫn tới tình trạng này là người dân chưa được khám, phát hiện bệnh ở các cơ sở địa phương.
Bên cạnh đó, sau khi phát hiện bệnh, áp lực kinh tế, chi phí ở tuyến trên khiến nhiều người phó mặc bệnh, tìm tới các phương pháp chữa bệnh truyền miệng, đắp hoặc uống lá nam. Nhiều người đã mất mạng vì không được chữa trị kịp thời.
Hiện tại, Bệnh viện K Trung ương đã trực tiếp thực hiện chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ chuyên môn cho 42 đơn vị điều trị ung bướu thông qua mô hình bệnh viện vệ tinh; thực hiện đề án 1816 (tăng cường y bác sĩ tuyến trên về tuyến dưới công tác). Đây được xem là giải pháp vừa giúp giảm tải tuyến trung ương, vừa giúp người dân sớm được phát hiện bệnh, từ đó, tăng cơ hội sống sót.
Theo lãnh đạo Bệnh viện K, các đối tượng nên đi tầm soát ung thư là người uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá; người trưởng thành, đặc biệt là trên 40 tuổi; người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu nhiều; người mắc các bệnh lý viêm gan B, C, viêm dạ dày, đại tràng; người có yếu tố bệnh di truyền, hội chứng đa polyp, có gen đột biến; trong gia đình có người mắc bệnh ung thư
"Bên cạnh đó, người đang có các dấu hiệu bất thường như sụt cân không rõ nguyên nhân, ho kéo dài, trướng bụng, đầy hơi thường xuyên, thay đổi thói quen đại tiện, tiểu tiện, khó nuốt nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra, xác định nguyên nhân", lãnh đạo Bệnh viện K nêu.
Được biết, ung thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm, đang gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, nhiều bệnh ung thư hoàn toàn có thể chữa khỏi. Chẳng hạn như ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng... nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực, kịp thời, tỷ lệ chữa khỏi lên tới hơn 90%.
D.Ngân
Theo haiquanonline
Cuộc chiến với ung thư của nữ nhiếp ảnh gia Nhiếp ảnh gia Alynoa Kochetkova bị ung thư vú, quyết định lấy bản thân làm mẫu ảnh để ghi lại những đau đớn trong quá trình điều trị. Alynoa Kochetkova được chẩn đoán mắc ung thư vú vào tháng 7/2017 - đúng dịp sinh nhật thứ 29. Là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hơn 10 năm, Alynoa đã quen với việc sáng...