Tiêm chủng vaccine đầy đủ giảm nguy cơ tử vong tới 11 lần
Thêm một bằng chứng khoa học nữa cho thấy việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 mang lại tác dụng bảo vệ quan trọng, ngay cả trong việc ngăn chặn biến thể siêu lây nhiễm Delta.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 10/9, Đài Phát thanh Công cộng Mỹ (NPR) dẫn nghiên cứu mới từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) nước này cho thấy những người chưa tiêm chủng có nguy cơ tử vong do COVID-19 cao gấp 11 lần so với những người được tiêm chủng đầy đủ. Nghiên cứu trên được công bố không lâu sau khi ngày 9/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra các quy định bắt buộc về tiêm chủng vaccine đối với toàn bộ nhân viên liên bang, các doanh nghiệp trên 100 nhân viên, đội ngũ chăm sóc sức khỏe…
Ngoài ra, nghiên cứu mới nhất từ CDC Mỹ còn cho thấy những người được tiêm chủng đầy đủ có nguy cơ bị nhiễm bệnh thấp hơn gần 5 lần trong khi nguy cơ phải nhập viện vì bệnh trở nặng cũng thấp hơn 10 lần so với người chưa tiêm chủng.
Phát biểu tại một cuộc họp về COVID-19 tại Nhà Trắng ngày 10/9, Tiến sĩ Rochelle Walensky, giám đốc CDC Mỹ, cho biết: “CDC đã xem xét các các ca mắc, nhập viện và tử vong ở 13 bang và kết quả cho thấy thêm bằng chứng về sức mạnh của tiêm chủng. Như chúng tôi đã chỉ ra, từ nghiên cứu này đến nghiên cứu khác, tiêm chủng có hiệu quả”.
Tuy nhiên, các nghiên cứu phân tích dữ liệu từ 600.000 người Mỹ trong khoảng thời gian từ ngày 4/4 đến ngày 17/7 này cũng cho thấy hiệu quả của vaccine có thể đã giảm xuống khi biến thể Delta trở nên chiếm ưu thế. Nguyên nhân có thể là do khả năng miễn dịch giảm hoặc biến thể có khả năng né tránh tốt hơn hệ thống miễn dịch, hoặc là sự kết hợp của cả hai yếu tố này.
Tính đến ngày 10/9, gần 75% dân số Mỹ đủ điều kiện tiêm vaccine (từ 12 tuổi trở lên) đã tiêm ít nhất 1 mũi. Theo CDC, khoảng 54% đã tiêm chủng đầy đủ.
Video đang HOT
Xu hướng lây nhiễm chưa có lời giải của biến chủng Delta
Biến chủng Delta dường như đã giảm cường độ tại Anh và Ấn Độ, nhưng chủng này lại đang đẩy nước Mỹ vào làn sóng lây nhiễm thứ 4.
Các chuyên gia cho biết vắc xin cho tới nay vẫn hiệu quả với biến chủng Delta (Ảnh: Getty).
Theo New York Times , Mỹ đã rơi vào làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19. Khi chiến dịch tiêm vắc xin chậm lại và biến chủng Delta hoành hành, các ca nhiễm mới và nhập viện ở mức cao kỷ lục kể từ mùa đông năm ngoái. Các ca tử vong do Covid-19 cũng tăng cao.
Sau mỗi lần chạm đỉnh, dịch sau đó lại đi xuống nhưng vẫn chưa rõ lý do vì sao như vậy và xu hướng lây lan của virus ra sao.
Tại Anh, nơi Delta đang thống trị, số ca nhiễm mỗi ngày đã giảm từ mức cao nhất là 60.000 vào giữa tháng 7 xuống còn một nửa trong vòng 2 tuần qua, mặc dù đã có xu hướng tăng trở lại.
Tại Ấn Độ, số ca mắc mới tăng vọt lên hơn 400.000 ca mỗi ngày vào mùa xuân này, và các chuyên gia ước tính con số thực có thể gấp hơn 20 lần. Con số không thể tưởng tượng này thực sự đã gây sốc cho những người đã tuyên bố rằng quốc gia Nam Á này đã kiểm soát được dịch. Nhưng sau đó, vào tháng 6, số ca nhiễm giảm đáng kể.
Các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu vì sao các đợt bùng phát do chủng Delta ở những quốc gia đó lại giảm mạnh, dù chỉ là tạm thời, và điều đó có thể có ý nghĩa gì đối với các đợt bùng phát tương tự như ở Mỹ hiện nay.
Tại Mỹ, tốc độ lây lan của Delta bắt đầu có dấu hiệu chậm lại ở một số bang như Missouri, nơi chủng này đang tấn công mạnh. Có phải làn sóng lây nhiễm do Delta đang bắt đầu chậm lại ở Mỹ? Hay biến chủng này đang đẩy nước Mỹ vào con đường nhiều khó khăn hơn nữa?
Các chuyên gia có nhiều ý kiến khác nhau về xu hướng của virus trong những tháng tới. Từ số liệu theo dõi của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), một số chuyên gia dự báo ca nhiễm tại Mỹ có thể tăng lên trong những tuần đầu của tháng 9, nhưng nhiều người lại dự đoán ngược lại.
Tiến sĩ Celine Gounder, nhà dịch tễ học và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Bệnh viện Bellevue ở New York, dự đoán các ca nhiễm ở Mỹ sẽ tăng trở lại vào tháng 9 trước khi giảm mạnh vào tháng 10. Theo bà, dịch bệnh có thể đã bùng phát ở nhóm dân số chưa tiêm vắc xin song những người khác vẫn dễ bị tổn thương. Theo bà, khi học sinh và lực lượng nhân viên văn phòng dần trở lại học tập và làm việc, số ca nhiễm có thể sẽ tăng.
Tiến sĩ Gounder nói thêm, từ thực tế ở Anh và Ấn Độ, điều quan trọng là "không nên lo ngại Delta quá mức".
Ba quốc gia trên có sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ dân số tiêm vắc xin, độ tuổi tiêm, ý thức của người dân, kế hoạch mở cửa trường học, quy định đeo khẩu trang và các biện pháp phòng ngừa khác. Thời tiết cũng có thể đóng một vai trò nào đó. Các ca nhiễm ở Anh giảm dần vào mùa hè, trong khi Mỹ đang rơi vào tình trạng các ca bệnh tăng. Nhiều người tụ tập hơn đồng nghĩa với việc có nguy cơ virus lây lan hơn.
Các nhà dịch tễ học cho biết, xu hướng lây nhiễm của chủng Delta trên khắp nước Mỹ phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ tiêm vắc xin, ý thức người dân, thời tiết và các mức độ phòng dịch khác nhau. Hiện các ca nhiễm đang giảm ở một số bang Đông Nam và California, nhưng tăng ở hầu hết khu vực Trung Tây và Đông Bắc.
Chưa thể chắc chắn điều gì với Delta
Tại Hà Lan, nơi 62% dân số được tiêm đầy đủ, các ca bệnh đã tăng 500% sau khi nước này gỡ bỏ các hạn chế. Điều đó buộc chính phủ phải áp dụng lại một số biện pháp, bao gồm đóng cửa các câu lạc bộ đêm và giới hạn giờ ăn uống tại các nhà hàng, quán ăn. Và số ca nhiễm đã giảm.
Tại Anh, vào giữa tháng 6, chỉ 3 tuần sau khi Delta tấn công mạnh mẽ, các ca nhiễm mới tăng cao. Một sự kiện lớn đã thay đổi tất cả: giải vô địch bóng đá châu Âu (EURO 2020), một chuỗi trận đấu kéo dài 1 tháng thu hút hàng triệu người Anh theo dõi. Các quán rượu, các sân vận động chật kín người. Các ca nhiễm tăng vọt ở những người trẻ tuổi và chưa được tiêm, đặc biệt là nam giới.
Nước Anh hiện đang gần đạt đến điểm mà tiến sĩ Paul Hunter, giáo sư y khoa tại Đại học East Anglia và là cố vấn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về Covid-19,mô tả là trạng thái cân bằng đặc hữu, nơi các ca bệnh chững lại khi ngày càng có nhiều người có khả năng miễn dịch do tiêm vắc xin hoặc đã từng bị nhiễm virus.
Tuy nhiên, tiến sĩ Hunter cảnh báo, vẫn chưa nói trước được điều gì vì mọi diễn biến vẫn còn phụ thuộc nhiều vào ý thức người dân cũng như vấn đề thời tiết.
Các ca mắc mới hàng ngày ở Anh giảm một nửa từ giữa tháng 7 đến cuối tháng, nhưng giờ đang tăng trở lại, chủ yếu tại những khu vực vốn là "vùng xanh" trước đây như phía tây nam nước Anh và các vùng nông thôn của Scotland và Bắc Ireland.
Delta lại có một xu hướng lây lan khác tại Ấn Độ, nơi hầu hết dân số chưa tiêm đủ vắc xin. Trong những tháng trước đợt bùng dịch lần thứ hai, số ca nhiễm giảm và cuộc sống đã dần trở lại gần như bình thường ở nhiều vùng của Ấn Độ.
Đến đầu tháng 3, Ấn Độ tuyên bố nước đang ở trong "giai đoạn cuối của đại dịch" và Thủ tướng Narendra Modi vẫn nhất trí tổ chức các cuộc bầu cử ở một số bang, và lễ hội Kumbh Mela diễn ra, thu hút hàng triệu tín đồ. Các đám cưới, trận đấu cricket và các cuộc tụ tập đông người vẫn diễn ra khắp nơi. Trong những tuần sau đó, nhiều người mắc bệnh và hàng nghìn người chết. Các bệnh viện ở một số thành phố lớn đã quá tải vì thiếu ôxy và các nguồn cung cấp quan trọng khác cạn kiệt. Nhưng các ca nhiễm nhanh chóng giảm dần, đặc biệt là ở những bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Xét nghiệm mới nhất cho thấy, tỷ lệ người Ấn Độ có kháng thể đã tăng lên 67% trong tháng 7 từ mức 21,5% trong tháng 1. Các xét nghiệm kháng thể có thể không đáng tin cậy, nhưng nếu những con số đó chính xác, khả năng miễn dịch cộng đồng có thể giúp nước này ngăn chặn một làn sóng dịch kinh hoàng khác trong bối cảnh chỉ có 9% dân số được tiêm đầy đủ.
Liều Pfizer thứ ba giúp giảm nguy cơ nhiễm Delta Nghiên cứu mới chỉ ra liều Pfizer thứ ba có thể giúp giảm tới 84% nguy cơ dương tính với biến chủng Delta sau khoảng 20 ngày tiêm, so với tiêm hai mũi tiêu chuẩn. Phân tích dựa trên dữ liệu của Tổ chức chăm sóc sức khỏe Maccabi ở Israel, quốc gia bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm liều tăng cường...