Tiệm cầm đồ “ăn quả đắng”
Gần Tết, hàng loạt tiệm cầm đồ đã “ăn quả đắng” vì nhận cầm cố giấy tờ tùy thân nhưng là đồ giả.
Gần Tết, các tiệm cầm đồ càng hoạt động sôi nổi. Hàng loạt tiệm sẵn sàng nhận cầm cố giấy tờ tùy thân như CMND, bằng lái, cà vẹt (giấy chứng nhận đăng ký xe), hộ khẩu… Tuy nhiên, nhiều tiệm đã “ăn quả đắng” vì cầm phải giấy tờ giả.
“Tưởng họ túng tiền, nào ngờ…”
Do thấy nhiều khách hàng mang CMND, bằng lái xe, cà vẹt đến cầm cố nhưng không quay lại chuộc nên mới đây, chủ tiệm cầm đồ N.K (phường An Phú, thị xã Thuận An) gọi điện thoại cho chủ tiệm cầm đồ T.P cùng phường để hỏi tình hình. Lúc này, họ tá hỏa khi phát hiện mình cũng đang lưu giữ những giấy tờ tùy thân của khách hàng y chang nhau.
Chúng tôi đến 2 tiệm này tìm hiểu và chứng kiến ở tiệm T.P có ít nhất 5 bộ giấy tờ (mỗi bộ gồm 1 CMND, 1 bằng lái, 1 cà vẹt) giống 5 bộ mà tiệm N.K đang giữ. Năm bộ giấy tờ này đều của 5 chủ sở hữu tên là Dương Văn Thanh (SN 1989, quê Quảng Ninh), Nguyễn Chí Nguyên (SN 1987, quê Đồng Nai), Nguyễn Văn Đạt (SN 1988, quê Tiền Giang), Nguyễn Văn Tùng (SN 1979, quê Nam Định) và Nguyễn Thanh Tú (SN 1986, quê Tiền Giang).
Phát hiện trên cho thấy kẻ xấu đã “sản xuất” những bộ CMND, bằng lái, cà vẹt giống nhau rồi đem đến các tiệm cầm đồ để cầm cố. Điển hình, khi đối chiếu sổ sách ghi chép của 2 tiệm cầm đồ N.K và T.P thì thấy trong cùng ngày 7-1, một nam thanh niên đã dùng CMND, bằng lái, cà vẹt có tên Nguyễn Thanh Tú (SN 1986, quê Tiền Giang) đến tiệm N.K cầm cố lấy 800.000 đồng; sau đó lại dùng một bộ khác gồm CMND, bằng lái, cà vẹt giống y hệt vậy đến tiệm T.P cầm với giá 1 triệu đồng.
Các chủ tiệm cầm đồ trên cho rằng có thể kẻ gian đã làm giấy tờ giả, sau đó dán hình chân dung của mình lên để lừa đảo. “Khi khách hàng đến cầm cố CMND, bằng lái, cà vẹt, tôi chỉ kiểm tra xem khuôn mặt trên giấy tờ có giống người đi cầm cố hay không chứ ít khi dùng máy soi để xác định là thật hay giả. Hơn nữa, đa phần khách tới đều rất vội vàng, có người bảo vợ con bị tai nạn, cần tiền gấp nên chúng tôi phải giải quyết nhanh” – chủ tiệm N.K nói. Còn chủ tiệm T.P thì than: “Nhận cầm giấy tờ tùy thân, nếu đưa cho khách 1 triệu đồng thì mỗi tháng chúng tôi chỉ thu lời khoảng 75.000 đồng. Gần Tết rồi, nghĩ khách túng tiền mới đi cầm giấy tờ tùy thân, nào ngờ…”.
Video đang HOT
Tiệm cầm đồ N.K giữ nhiều CMND, bằng lái, cà vẹt giống hệt tiệm T.P
Giấy gì cũng cầm!
Không phải chỉ 2 tiệm trên mà có hàng chục tiệm cầm đồ khác cũng bị lừa. Điển hình là ngày 24-1, Công an phường An Phú bắt quả tang Nguyễn Văn Trường An (32 tuổi, quê Tiền Giang) cùng 4 đồng bọn dùng CMND, bằng lái, cà vẹt giả đi lừa 6 tiệm cầm đồ trên địa bàn. Khám xét các đối tượng, công an thu giữ 22 CMND, bằng lái có tên chủ sở hữu là Nguyễn Văn Ba, hộ khẩu tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Trên các giấy này đều dán hình chân dung của Nguyễn Văn Trường An. Theo điều tra ban đầu, một đầu nậu tên Q. sản xuất hàng loạt giấy tờ giả, sau đó bán lại cho băng nhóm trên đi lừa để hưởng tiền chênh lệch. Tại cơ quan công an, băng nhóm này khai nhận trước đó, chỉ riêng ngày 23-1, bọn chúng đã lừa trót lọt 21 tiệm cầm đồ ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thu lợi từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng/tiệm.
Một chủ tiệm cầm đồ ở quận Thủ Đức, TP HCM cho biết trong dịp Tết, nhiều tiệm cầm đồ trên địa bàn còn nhận cầm hộ khẩu, thẻ sinh viên, chứng chỉ ngoại ngữ hoặc bằng đại học. “Năm trước, có 5 thanh niên đến tiệm của tôi xưng là sinh viên mới ra trường muốn cầm bằng đại học để lấy tiền về quê. Nửa năm mà không thấy quay lại chuộc, tôi đi xác minh thì biết là bằng giả nên đốt luôn!” – người này nói.
Vừa qua, Công an tỉnh Bình Dương đã triệt phá băng nhóm do Nguyễn Hồng Văn (40 tuổi) cầm đầu; chuyên sản xuất bằng đại học, cao đẳng, trung học và giấy phép lái xe giả; thu giữ hơn 5.000 con dấu giả. Theo lời khai của băng nhóm này, mỗi giấy tờ giả được chúng bán với giá 200.000 đồng đến 1 triệu đồng. Như vậy, nếu không bán được cho người cần bằng cấp giả thì kẻ làm giấy tờ giả chỉ cần cho người mang đến tiệm cầm đồ là đã hốt tiền.
Giao dịch vô hiệu!
Luật sư Thái Thanh Hải, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương, cho biết CMND, bằng lái, cà vẹt, hộ khẩu không phải là tài sản nên không thể cầm cố. “CMND là để chứng minh tư cách công dân, sổ hộ khẩu là để chứng minh nơi ở hợp pháp… Những loại giấy tờ này không phải tài sản nên không thể là đối tượng cầm cố, thế chấp. Các tiệm cầm đồ nhận cầm các giấy tờ trên là trái pháp luật, nếu xảy ra tranh chấp thì giao dịch này vô hiệu” – luật sư Hải nói.
Theo Như Phú (Người lao động)
Đường dây làm giả 7.200 con dấu của cơ quan, tổ chức
Khám nhà Văn, cảnh sát thu 31 thùng carton chứa phôi bằng đại học, cao đẳng, trung học và giấy phép lái xe bị in sai màu hoặc lỗi thông tin.
Ngày 27/1, Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã triệt phá băng nhóm làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức trên địa bàn giáp ranh tỉnh Bình Dương - TP HCM với quy mô lớn nhất từ trước đến nay do Nguyễn Hồng Văn (40 tuổi, ngụ Bình Dương) cầm đầu.
Hàng nghìn con dấu giả của cơ quan, tổ chức. Ảnh: Nguyệt Triều. Trước đó, các trinh sát phát hiện đường dây của Văn chuyên làm giả tài liệu con dấu với địa bàn hoạt động trải khắp khu vực phía Nam đến các tỉnh miền Trung. Chiều 17/1, nhà chức trách tỉnh Bình Dương bắt khẩn cấp Văn cùng Vũ Đức Hải (40 tuổi, quê Thanh Hóa), Mã Thanh Vân (37 tuổi, ngụ Bến Tre) và Lê Bá Tòng (45 tuổi).
Khám nhà của Văn ở quận Thủ Đức (TP HCM), nơi được xem là "xưởng" sản xuất các loại giấy tờ giả, cảnh sát thu 31 thùng carton chứa phôi bằng đại học, cao đẳng, trung học và giấy phép lái xe, hàng trăm bằng lái xe nhựa bị lỗi do in sai màu, thông tin... Khoảng 7.200 con dấu ghi tên các cơ quan, cùng các chức danh cán bộ cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội các tỉnh, thành, cơ quan trung ương được xác định là giả cũng được thu tại đây. Cảnh sát còn thu súng bắn đạn cao su, hai súng điện, roi điện cùng nhiều vật chứng liên quan vụ án.
Văn khai biết nhiều người cần làm các loại giấy tờ, nhất là văn bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, giấy khai sinh, giấy phép lái xe... nên từ năm 2008 anh ta mua nguyên liệu, thiết bị để các đồng phạm thực hiện việc làm giả, giá từ 200.000 đến một triệu đồng mỗi loại.
Một số bằng giả bị in lỗi phát hiện ở nhà Văn. Ảnh: Nguyệt Triều. Theo cảnh sát, mở rộng làm ăn, nhóm Văn lập "đại lý" để tập trung đầu mối nhận yêu cầu của khách. Trừ chi phí, Văn cùng cả nhóm thu lợi mỗi tháng khoảng 50 triệu đồng.
Trước việc đường dây làm giả văn bằng quy mô lớn này bị triệt phá, đại tá Nguyễn Hoàng Thao - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương - đã khen thưởng 6 đơn vị tham gia chuyên án.
Vụ án đang được mở rộng điều tra./.
Theo_VOV
Phá đường dây làm bằng giả, thu gần 6 nghìn con dấu Công an tỉnh Bình Dương cho biết, công an thị xã Dĩ An phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự xã hội (PC45) Công an tỉnh vừa triệt phá một đường dây làm giả giấy tờ quy mô lớn. anh minh hoa Bốn nghi can bị bắt giữ trong đường dây này gồm: Nguyễn Hồng Văn (40...