Tiềm ẩn nguy cơ dịch lây nhiễm COVID -19 chỗ đông người
Dưới góc nhìn chuyên môn về phương án nới lỏng cách ly xã hội, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM) phân tích, khi nới lỏng cách ly xã hội, Việt Nam sẽ phải đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm ở mức cao hơn do giao thương, đi lại, tiếp xúc nhiều trong cộng đồng.
Ảnh: Như Ý
Nếu không có giải pháp kiểm soát tốt, để xuất hiện ca bệnh (F0) trong cộng đồng thì việc kiểm soát dịch trong tình hình mới sẽ gặp nhiều khó khăn.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyến cáo, khi nới lỏng cách ly xã hội, việc phòng ngừa vẫn sẽ tập trung ở khuôn mặt và bàn tay. Cộng đồng cần tuân thủ việc đeo khẩu trang, đội mũ che giọt bắn, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hạn chế tập trung đông người. Cần bảo vệ người lớn tuổi, người có bệnh lý nền và trẻ nhỏ trước các nguy cơ lây nhiễm của dịch COVID-19.
“Nếu chúng ta giám sát chặt các yếu tố nguy cơ, toàn dân đều tuân thủ quy định phòng chống dịch, cơ quan chức năng ngăn chặn được nguồn bệnh từ biên giới tràn vào thì khó có khả năng bùng phát trở lại trên cả nước. Tình huống xấu hơn thì dịch cũng chỉ xuất hiện cục bộ ở một số điểm đơn lẻ, có thể nhanh chóng kiểm soát được”, bác sĩ Khanh nhận định.
Để kiểm soát tiến tới “chung sống an toàn” với dịch như chiến lược của Chính phủ đặt ra, Bộ Y tế đẩy mạnh chiến dịch truyền thông “Vững vàng Việt Nam” nhằm tuyên truyền để người dân duy trì các biện pháp an toàn sức khỏe, lối sống vệ sinh, quyết tâm bảo vệ những thành quả mà chúng ta đạt được. Chương trình có sự hỗ trợ của Unilever Việt Nam tại những điểm nóng, như: bệnh viện tuyến đầu, khu cách ly, bệnh viện dã chiến, trường học, xây dựng trạm rửa tay dã chiến nơi công cộng… nhằm chung sức cùng cộng đồng duy trì các biện pháp vệ sinh an toàn khi quay trở lại cuộc sống bình thường.
Chương trình tập trung xây dựng theo các hình thức đa dạng và sáng tạo, với sự tham gia của những người có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng, những câu chuyện người thật, việc thật trong cuộc chiến chống COVID-19. Sẽ có ít nhất 25 triệu người tiếp cận chương trình và hỗ trợ những thông tin bổ ích đến hàng triệu người Việt Nam.
Video đang HOT
Ngày 23/4, Bộ Y tế cho biết, liên tục 7 ngày rưỡi Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới nào. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, Việt Nam đã có 224/268 ca được chữa khỏi (chiếm 84% tổng số bệnh nhân). Hiện cả nước còn 44 bệnh nhân đang được điều trị tại 8 cơ sở y tế.
TPHCM cho phép nhiều dịch vụ hoạt động lại
Chiều 23/4, TPHCM cho ngừng hoạt động 62 chốt kiểm dịch phòng chống COVID-19 tại các cửa ngõ, đồng thời tháo dỡ lệnh phong tỏa quán bar Buddha (quận 2) từng là một trong những ổ dịch nguy hiểm nhất cả nước.
Sở Y tế TPHCM cũng có văn bản khẩn cho phép hoạt động trở lại đối với các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân trên địa bàn sau 22 ngày tạm ngưng. Tuy nhiên, Sở Y tế TPHCM lưu ý các cơ sở cần nghiêm túc thực hiện các quy định của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 về việc mang khẩu trang, rửa tay, đo thân nhiệt, giữ khoảng cách tối thiểu 2 m…
Huy Thịnh – Văn Minh
THÁI HÀ
Bảo vệ trẻ hạn chế nguy cơ bị virus corona tấn công như thế nào?
Việt Nam đã ghi nhận bé 3 tháng tuổi bị nhiễm virus corona. Vậy cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con, hạn chế nguy cơ nhiễm Covid-19?
Rửa tay sạch tay bằng xà phòng thường xuyên: Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ho, hắt hơi.
Nhiều trẻ nhỏ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc này. Do đó, cha mẹ nên hướng dẫn con rửa tay đúng cách, tập cho con thói quen rửa tay để tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh.
Không đưa tay bẩn lên mặt, mũi, miệng: Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng phòng Công tác xã hội kiêm điều hành khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, bàn tay là nơi trực tiếp tiếp xúc nhiều với dịch tiết cơ thể.
Trẻ thường có thói quen dùng tay không cầm đồ ăn hoặc đưa tay lên mặt. Điều này vô tình khiến virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Chính vì vậy, cha mẹ nên dặn dò con không nên đưa tay lên dụi mắt, sờ lên miệng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus corona.
Dạy trẻ che tay khi ho, hắt hơi và giữ trẻ tránh xa người có biểu hiện bệnh hô hấp: Phụ huynh nên rèn cho trẻ thói quen che miệng khi ho, hắt hơi để tránh lây nhiễm virus, vi khuẩn ra môi trường bên ngoài. Đặc biệt, không nên cho trẻ tiếp xúc gần với những người có biểu hiện sốt, ho hoặc bệnh lý về hô hấp.
Thông thường, bệnh nhân nhiễm virus corona ủ bệnh 14 ngày không triệu chứng. Chính vì vậy, cha mẹ cần cẩn trọng bảo vệ con không chỉ khỏi virus corona mà còn nhiều vi khuẩn gây bệnh khác.
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc nơi đông người: Để trẻ ghi nhớ, cha mẹ cần giải thích nguyên nhân vì sao, ý nghĩa của việc đeo khẩu trang. Nó không phải là cách tốt nhất để tránh bị lây nhiễm mà là ngăn giọt dịch tiết chứa virus bắn sang người khác.
Tốt nhất trong thời gian dịch bùng phát, các gia đình nên hạn chế cho trẻ đến những nơi đông đúc hoặc quá kín. Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, đây sẽ là môi trường thuận lợi cho các virus, vi khuẩn tấn công con bạn.
Cung cấp thêm cho trẻ các loại thực phẩm chức năng bổ sung sức đề kháng cho đường hô hấp: Để tăng cường sức đề kháng chống lại dịch bệnh đang diễn biến phúc tạp, tránh nghe theo những tin đồn không căn cứ về những thực phẩm có khả năng kháng virus. Bạn nên cho trẻ uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi điều độ.
Đặc biệt, nên hạn chế ăn những thực phẩm chiên, rán nhiều dầu mỡ. Những loại thực phẩm này có thể gây viêm trong cơ thể và làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Thay vào, trẻ cần được bổ sung rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin C. Đặc biệt, cha mẹ nên cung cấp thêm cho trẻ các loại thực phẩm chức năng bổ sung sức đề kháng cho đường hô hấp như siro imunoglukan để trẻ hấp thu tốt hơn, hỗ trợ phòng bệnh hô hấp, ngừa bệnh do virus.
Theo Zing
BS Trương Hữu Khanh phân tích kỹ về ca bệnh 22 và cảnh báo Ca bệnh 22 dương tính trở lại khiến công chúng lo lắng đặt nhiều dấu hỏi. Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm, Thần kinh (BV Nhi Đồng 1, TP.HCM) chuyên gia dịch tễ học - phân tích kỹ về ca bệnh 22 và đưa cảnh báo. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Thần kinh (BV Nhi Đồng 1,...