Tiêm 4 mũi vắc xin, người phụ nữ vẫn nhiễm Covid-19
Dù đã tiêm đến 4 mũi vắc xin nhưng một người phụ nữ ở Đài Loan (( Trung Quốc)) vẫn bị nhiễm Covid-19.
Trong 4 mũi vắc xin bà tiêm, có 2 mũi AstraZeneca và 2 mũi Pfizer.
Ca nhiễm hiếm gặp này là một người phụ nữ khoảng 40 tuổi. Danh tính của bà được giữ kín, Taiwan News đưa tin.
Dù đã tiêm 4 mũi vắc xin Covid-19 nhưng một người phụ nữ ở Đài Loan (Trung Quốc) vẫn nhiễm Covid-19. ẢNH SHUTTERSTOCK
Bà đã tiêm 4 mũi vắc xin trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9.2021. Truyền thông địa phương không tiết lộ trong 2 loại vắc xin AstraZeneca và Pfizer, bà tiêm loại nào trước.
Bà xét nghiệm dương tính với Covid-19 vào ngày 2.11. Hiện chưa rõ tình hình sức khỏe của bà ra sao.
Cũng trong ngày 2.11, Đài Loan ghi nhận thêm 5 ca nhiễm khác. Tất cả từ 20 đến 60 tuổi, là người nhập cảnh từ Anh, Thái Lan, Mỹ và Myanmar. Sau đó, Đài Loan cũng ghi nhận thêm 1 ca dương tính với Covid-19 sau khi tiêm 4 mũi vắc xin Pfizer.
Những người tiêm đủ 2 mũi vắc xin, đã qua 14 ngày nhưng vẫn nhiễm bệnh gọi là nhiễm Covid-19 đột phá. Các nhà khoa học khẳng định hiện vẫn chưa có loại vắc xin nào hiệu quả tuyệt đối. Do đó, người đã tiêm vắc xin vẫn có thể bị nhiễm là điều bình thường.
Pfizer, Moderna nói hiệu lực vắc xin giảm dần theo thời gian
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là vắc xin không hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy vắc xin giúp ngăn nguy cơ lây nhiễm cũng như rủi ro bệnh tiến triển nặng. Chỉ khoảng 0,004% người tiêm đủ 2 mũi vắc xin phải nhập viện hay tử vong do nhiễm Covid-19, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.
Vaccine Trung Quốc được sử dụng ở 103 quốc gia
Các loại vaccine của Trung Quốc, bên cạnh AstraZeneca, được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới, vượt qua cả Pfizer và Moderna.
3,7 tỷ liều vaccine đã được tiêm trên thế giới, vaccine Trung Quốc chiếm gần một nửa trong số này. Đã có những tranh cãi xung quanh sự công nhận vaccine và không chỉ vậy, mức độ công nhận khác nhau đối với những người tiêm các loại vaccine khác nhau tạo ra nhiều tranh cãi. Thế nhưng, hiệu quả chống dịch đang ngày càng được thể hiện rõ thông qua chiến dịch tiêm chủng ở mỗi quốc gia, dù đó là loại vaccine nào.
Vaccine Trung Quốc ở 103 quốc gia
Dù chưa có nhiều nước chấp thuận vaccine Trung Quốc bằng nhiều vaccine khác, các vaccine của nước này vẫn đang được sử dụng khá rộng rãi.
Vaccine Sinopharm.
Trung Quốc đã cung cấp vaccine cho 4 khu vực địa lý - tổng số 103 quốc gia trên thế giới. Trong số 4 khu vực này, Châu Á - Thái Bình Dương nhận được số lượng vaccine Trung Quốc nhiều nhất: tổng cộng 38 quốc gia mua và nhận tài trợ vaccine từ Trung Quốc.
Tiếp theo là Mỹ Latinh nhận được số lượng vaccine Trung Quốc nhiều thứ hai ở 19 quốc gia, trong đó nước mua nhiều nhất là Brazil (100 triệu liều Sinovac).
Châu Phi có 36 quốc gia mua và nhận tài trợ vaccine từ Trung Quốc, nhưng lại nhận được số lượng vaccine Trung Quốc ít nhất. Hiện châu Phi nhận 44 triệu liều vaccine Trung Quốc trên tổng số 66 triệu liều được thỏa thuận.
Một số nước còn lại nhận vaccine của Trung Quốc thông qua chương trình chia sẻ vaccine thế giới COVAX.
Tính đến 26/7/2021, Trung Quốc bán ra thế giới 903 triệu liều vaccine, quyên góp 32 triệu liều, vận chuyển 512 triệu liều, theo Bridge Beijing.
(Ảnh minh họa: Tân Hoa xã/Getty)
Vaccine nào được chấp nhận nhiều nhất?
Theo VisaGuide.world, một trang web du lịch, vaccine AstraZeneca đang được chấp nhận rộng rãi nhất, ở 119 quốc gia. Đây cũng là loại vaccine đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt cùng với Pfizer-BioNTech, Moderna, Johnson & Johnson và các loại vaccine của Trung Quốc.
Số chuyến bay và khách du lịch quốc tế (bên trái); Ước tính số nước chấp nhận hành khách tiêm các loại vaccine cụ thể (bên phải). (Nguồn: Economist)
Theo sau vaccine Anh là Pfizer/BioNTech (Mỹ-Đức) và Sputnik V (Nga), lần lượt được chấp thuận ở khoảng 90 nước và hơn 60 nước.
Trong khi đó, 2 vaccine của Trung Quốc và 1 vaccine Ấn Độ đang đứng cuối bảng. CanSinoBio chỉ được chưa đến 10 chính phủ công nhận, trong khi đó Sinovac được khoảng 30 chính phủ công nhận. Một vaccine khác của Trung Quốc là Sinopharm có thành tích tốt hơn, đứng thứ 4 khi được công nhận ở khoảng 40 nước.
Vấn đề không giới hạn ở đó. Ví dụ, tại Mỹ, dù không yêu cầu bằng chứng về việc tiêm phòng khi đi qua biên giới nhưng những người đã tiêm vaccine AstraZeneca vẫn có thể sẽ lo lắng khi đến các địa điểm vui chơi giải trí vì FDA Mỹ chưa phê duyệt vaccine này.
Mariangela Simao, trợ lý Tổng giám đốc WHO, cho biết Nghị viện Châu Âu đã khuyến nghị các quốc gia xem xét chấp nhận các loại vaccine đã được WHO đưa vào danh sách khẩn cấp.
Mặc dù vaccine Trung Quốc cũng đã được WHO cho phép khẩn cấp, nhưng vẫn có những khoảng trống dữ liệu đối với những mũi tiêm này và điều đó có thể khiến một số quốc gia, đặc biệt là các nước châu Âu lo lắng.
Hiệu quả các loại vaccine COVID-19
Việc các quốc gia chấp nhận loại vaccine nào nhiều hơn trong kiểm dịch có thể chưa thực sự liên quan đến hiệu quả đã được công bố của chúng.
Đặc biệt khi biến thể Delta, có khả năng lây nhiễm cao, và được cảnh báo là "thách thức" vaccine, đang thúc đẩy số ca bệnh COVID-19 gia tăng.
Hiệu quả một số loại vaccine với SARS-CoV-2 và các biến thể (hiệu quả của Johnson & Johnson đang được xem xét ở 1 liều).
Hiện một trong những loại vaccine có hiệu quả cao nhất là Pfizer với 95% khả năng ngăn chặn COVID-19 ở người chưa từng mắc bệnh và 100% khả năng ngăn chặn bệnh trở nặng, theo thử nghiệm lâm sàng. Đối với biến thể Delta, vaccine hiệu quả 88% trong việc ngăn chặn các ca không triệu chứng và hiệu quả 96% trong việc ngăn chặn việc nhập viện.
Vaccine Moderna có 94,1% hiệu quả trong việc ngăn ngừa COVID-19 có triệu chứng ở những người chưa mắc COVID-19 trước đó, tỷ lệ hiệu quả giảm xuống còn 86,4% đối với những người từ 65 tuổi trở lên. Vaccine có hiệu quả 90% khi được chủng ngừa đầy đủ, theo thử nghiệm lâm sàng. Nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm khả năng của vaccine này trước các biến thể.
AstraZeneca đã cập nhật phân tích dữ liệu cho thấy vaccine của họ có hiệu quả 76% trong việc giảm nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng sau khi tiêm hai liều, và 100% chống lại ca bệnh nặng. Công ty cũng cho biết vaccine này có hiệu quả 85% trong việc ngăn ngừa COVID-19 ở những người trên 65 tuổi. Cho đến nay, vaccine dường như hoạt động tốt hơn đối với biến thể Alpha so với biến thể Beta.
Trong khi đó, với loại vaccine vero cell của Sinopharm, Trung Quốc, thử nghiệm giai đoạn 3 quy mô lớn ở nhiều quốc gia cho thấy, tiêm đủ 2 liều vắc xin Sinopharm cách nhau 3-4 tuần có hiệu quả chống lại nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng là 79%, giảm xuống còn 73,5% với các trường hợp không có triệu chứng. Tác dụng phát huy 14 ngày sau khi tiêm liều thứ 2. Hiệu quả của vắc xin trong việc ngăn ngừa nhập viện là 79%. Còn theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y khoa New England do Hiệp hội Y khoa Massachusetts (Mỹ) xuất bản, kết quả sử dụng tại Chile cho thấy, vaccine Sinovac đạt hiệu quả 87,5% trong ngăn ngừa các ca nhập viện và hơn 86% ngăn chặn nguy cơ tử vong.
Lầu Năm Góc lo ngại kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc Báo cáo mới của Lầu Năm Góc cho biết kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc mở rộng nhanh hơn so với dự đoán của giới chức quân sự Mỹ cách đây một năm. Tên lửa Trung Quốc tham gia duyệt binh năm 2019 (Ảnh: National Interest). Theo báo cáo do Lầu Năm Góc công bố hôm 3/11, kho vũ khí hạt...