Tiêm 2 liều vắc xin Sinovac, nhiều bác sĩ Indonesia vẫn tử vong vì nhiễm Covid-19
Trong tháng 6, ít nhất 10 bác sĩ ở Indonesia dù đã tiêm đủ 2 liều vắc xin Sinovac nhưng vẫn nhiễm Covid-19 và tử vong.
Một lô vắc xin Sinovac được chuyển đến Indonesia . Ảnh REUTERS
Tờ The Wall Street Journal tối qua (27.6) dẫn thông tin từ một hiệp hội y tế của Indonesia cho hay trong số 26 bác sĩ ở nước này tử vong do Covid-19 trong tháng 6, thì ít nhất 10 người đã được tiêm đủ 2 liều vắc-xin Sinovac (Trung Quốc) ngừa Covid-19.
Đơn vị Giảm thiểu thiệt hại Covid-19 của Hiệp hội Y tế Indonesia đang xác minh thông tin 16 bác sĩ còn lại, trong số 26 bác sĩ trên, được tiêm chủng như thế nào. Tờ The Wall Street Journal dẫn lời TS Adib Khumaidi, người đứng đầu đơn vị trên. cho biết trong khoảng 5 tháng qua, ít nhất 20 bác sĩ vẫn tử vong vì Covid-19 dù đã được tiêm đầy đủ vắc-xin Sinovac. Cũng trong khoảng 5 tháng qua, khoảng 100 bác sĩ ở Indonesia đã tử vong vì Covid-19.
Ảm đạm hình ảnh chôn cất hàng loạt giữa lúc Indonesia oằn mình chống Covid-19
Các chuyên gia dịch tễ học cho rằng các ca tử vong cần được điều tra để xác định xem liệu các yếu tố như chăm sóc tại bệnh viện kém hoặc các bệnh cơ bản mãn tính có đóng vai trò chính hay không. Theo hiệp hội y tế, khoảng 90% bác sĩ Indonesia – tức gần 160.000 người – đã được tiêm vắc xin Sinovac, nên số lượng tử vong trên được cho là chiếm “tỷ lệ rất nhỏ”.
Tờ báo dẫn lời ông Paul Hunter, giáo sư y khoa tại Đại học East Anglia (Anh), cho rằng không phải quá ngạc nhiên khi một số bác sĩ Indonesia vẫn tử vong vì Covid-19 dù đã được tiêm vắc xin Sinovac. GS Hunter cho rằng có thể có nhiều nuyên nhân tác động như vắc xin này “có lẽ không hiệu quả như hầu hết các loại vắc xin khác đang có”, và các bệnh viện Indonesia có thể không đáp ứng đủ phương tiện để xử lý các ca bệnh nặng.
Hiện tại, Indonesia đang phụ thuộc rất nhiều vào vắc xin Sinovac. Đây là loại vắc xin được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Trong khi đó, tờ South China Morning Post ngày 19.6 đưa tin một nghiên cứu vừa được công bố tại Hồng Kông cho thấy có sự khác biệt đáng kể về mức độ kháng thể giữa những người được tiêm vắc xin Covid-19 Sinovac so với Pfizer/BioNTech.
Nghiên cứu trên do chính quyền Hồng Kông ủy quyền và được tiến hành bởi Trường y tế công cộng thuộc Đại học Hồng Kông. Quá trình nghiên cứu được thử nghiệm theo dõi phản ứng kháng thể của 1.000 người được tiêm 1 trong 2 loại vắc xin trên. Trong đó, vắc xin Pfizer/BioNTech là loại do BioNTech (Đức) sản xuất.
Ngày 16.8, tờ The Strait Times dẫn lời một quan chức y tế Singapore đặt ra lo ngại liên quan Sinovac khi một số người vẫn nhiễm bệnh dù đã tiêm loại vắc xin này. Hiện Trung Quốc viện trợ 2 loại vắc xin Covid-19 cho các nước là Sinovac và Sinopharm. Trong đó, vắc xin Sinopharm được đánh giá là có hiệu quả cao hơn Sinovac.
Hầu hết những người chết vì COVID-19 ở Mỹ chưa tiêm chủng
Hầu hết những ca tử vong vì COVID-19 ở Mỹ hiện nay là những người chưa tiêm chủng. Theo Hãng tin AP, điều này là một minh chứng thực tế cho thấy hiệu quả của vắc xin.
Đệ nhất phu nhân Jill Biden (trái), vợ Tổng thống Mỹ Joe Biden, đến bang Florida kêu gọi người dân tiêm vắc xin COVID-19 ngày 24-6 - Ảnh: REUTERS
Phân tích của Hãng tin AP trên dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ từ tháng 5 cho thấy số ca "nhiễm đột phá" ở người đã tiêm chủng đầy đủ chưa đến 1.200 người trong số hơn 853.000 người nhập viện điều trị COVID-19, tức là chỉ khoảng 0,1%.
Ca "nhiễm đột phá" là trường hợp một người đã tiêm chủng đầy đủ nhưng vẫn mắc COVID-19.
Trong khi đó, chỉ có khoảng 150 trong hơn 18.000 ca tử vong vì COVID-19 trong tháng 5 là những người đã tiêm chủng đầy đủ. Điều này tương đương với khoảng 0,8%, hay trung bình 5 ca tử vong trong 24 giờ.
Tuy nhiên, CDC không ước tính tỉ lệ nhập viện và tử vong ở những người đã tiêm chủng đầy đủ do số liệu còn hạn chế.
Trong số những dữ liệu này, chỉ khoảng 45 bang báo cáo các ca "nhiễm đột phá". Giới chức CDC cho rằng dữ liệu hiện có có thể chưa phản ánh hết những ca "nhiễm đột phá".
Tại bang Arkansas, một trong những nơi có tỉ lệ tiêm chủng thấp nhất của Mỹ với chỉ khoảng 33% cư dân đã tiêm đủ, số ca bệnh, số ca nhập viện và tử vong vì COVID-19 đang tăng lên.
Trong khi đó, ở quận King của thành phố Seattle, bang Washington, cơ quan y tế công cộng cho biết chỉ có 3 ca tử vong trong 60 ngày gần đây là những người đã tiêm đầy đủ. Phần còn lại, khoảng 95% trong số 62 ca tử vong là những người chưa tiêm hoặc mới tiêm một liều.
Bác sĩ Alex Garza, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm chống dịch của khu vực St. Louis, bang Missouri, cho biết hơn 90% bệnh nhân nhập viện điều trị COVID-19 là người chưa tiêm chủng.
"Phần lớn họ đều hối tiếc vì đã không tiêm vắc xin" - ông Garza thêm.
Đầu tháng 6, ông Andy Slavitt, cựu cố vấn về COVID-19 của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, cho biết khoảng 98%-99% người Mỹ chết vì COVID-19 là những người chưa tiêm vắc xin.
Bác sĩ Rochelle Walensky, giám đốc CDC Mỹ, ngày 22-6 tuyên bố vắc xin hiệu quả đến mức "gần như mọi trường hợp tử vong vì COVID-19, đặc biệt ở người trưởng thành, ở thời điểm này hoàn toàn có thể phòng ngừa được".
Số ca tử vong trong 24 giờ ở Mỹ đã giảm mạnh từ mức cao nhất là hơn 3.400 ca hồi giữa tháng 1, một tháng sau khi tiêm chủng, xuống còn dưới 300 ca hiện nay.
Theo CDC, khoảng 63% người Mỹ đủ điều kiện tiêm chủng - từ 12 tuổi trở lên - đã được tiêm ít nhất một liều, và 53% đã được tiêm đầy đủ.
350 nhân viên y tế Indonesia mắc Covid-19 dù đã tiêm chủng, Sinovac lý giải Sau vụ việc 350 nhân viên y tế Indonesia mắc Covid-19 dù đã tiêm vắc xin Sinovac, các chuyên gia của Trung Quốc khuyến cáo tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng dịch kể cả đã tiêm chủng. Nhân viên y tế ở Jakarta, Indonesia (Ảnh minh họa: Reuters). Reuters đưa tin, tính đến ngày 17/6, hơn 350 nhân viên y tế...