Tiếc thương nhiều nghệ sĩ Việt gạo cội đã ra đi trong nửa đầu năm 2019
Chỉ trong vòng 8 tháng đầu năm 2019, showbiz Việt liên tục nhận tin buồn khi nhiều nghệ sĩ qua đời như: Lê Bình, Anh Vũ, Bùi Cường…
Nghệ sĩ hài Mạnh Tràng
Nghệ sĩ hài kiêm ông bầu sân khấu Mạnh Tràng qua đời vào ngày 7/1 sau một thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư gan.
Nghệ sĩ Mạnh Tràng tên thật là Nguyễn Mạnh Tràng, sinh năm 1966 tại Long An. Có năng khiếu sân khấu nên Mạnh Tràng đã đăng ký theo học Trường Nghệ thuật sân khấu 2 TPHCM và tốt nghiệp khóa diễn viên vào năm 1990.
Anh tham gia các nhóm tấu hài, tham gia làm công tác hậu cần cho các vở diễn. Rồi Mạnh Tràng dừng chân ở sân khấu Kịch Sài Gòn, nơi anh có cơ hội để thể hiện tài năng sân khấu qua nhiều vở diễn như: Hồn ma báo oán, Hồn trinh nữ, Ác báo, Tử hình, Cứu em…
Bên cạnh sân khấu, nghệ sĩ Mạnh Tràng còn lấn sân qua điện ảnh với một số bộ phim như: Công chúa teen và ngũ hổ tướng, Kỳ phùng địch thủ, Hello cô Ba… Mạnh Tràng từng nhận nhiều giải thưởng như giải Mai Vàng 2008, Huy chương Vàng Liên hoan sân khấu toàn quốc 2012, Huy chương Vàng liên hoan sân khấu Kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2015.
Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo qua đời ở tuổi 72
Nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo qua đời vào hồi 19h50 tối 7/1 sau một thời gian điều trị ung thư tại bệnh viện Bạch Mai, hưởng thọ 72 tuổi.
Khoảng hai tháng trước khi qua đời, Nguyễn Trọng Tạo nhập viện, phát hiện ung thư phổi giai đoạn cuối đã di căn lên não. Ông từng bị tai biến cuối năm 2017 nhưng may mắn vượt qua cơn tai biến thần kỳ. Sau đó Nguyễn Trọng Tạo còn tổ chức đêm thơ nhạc “Khúc hát sông quê” vào 10/8/2018 tại Hà Nội với dàn nghệ sỹ NSND Thanh Hoa, ca sỹ Trọng Tấn, Anh Thơ, Lê Anh Dũng, nhóm Con gái, Cỏ lạ, Dòng thời gian.
Nguyễn Trọng Tạo sinh ngày 25/8/1947 tại huyện Diễn Châu, Nghệ An, là người đa tài khi làm thơ, nhạc sĩ, vẽ tranh và viết báo. Ông từng là Trưởng ban biên tập báo Thơ thuộc Báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam).
Một số tập thơ và trường ca nổi tiếng của ông như: Đồng dao cho người lớn, Nương thân, Thế giới không còn trăng, Con đường của những vì sao, Biển mặn. Một số ca khúc gắn với tên tuổi Nguyễn Trọng Tạo như Khúc hát sông quê, Làng quan họ quê tôi…
Nghệ sĩ Nhân dân Doãn Tần mất hồi 23h30 phút ngày 17/3 vì tuổi cao, sức yếu, hưởng thọ 72 tuổi.
NSND Doãn Tần tên đầy đủ là Phan Doãn Tần, sinh năm 1947 tại Thái Bình. Ông được nhiều thế hệ người Việt Nam biết đến và yêu mến qua ca khúc “Đường chúng ta đi” khi đang học năm nhất tại trường Âm nhạc Việt Nam (nay là học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) và được đoàn văn công Tổng cục chính trị gọi vào phục vụ trong quân đội. Từ đó, ông tham gia văn văn công quân đội.
Trong suốt sự nghiệp ca hát của mình, NSND Doãn Tần chủ yếu hát về các ca khúc dành cho người lính như: “Cùng anh tiến quân trên đường dài”, “Chim yến bay”, “Sông Lô chiều cuối năm”, “Đường chúng ta đi”,… Năm 2005, ông phát hành CD riêng đầu tiên mang tên “Đường chúng ta đi”. Ngoài ra ông còn tham gia giảng dạy âm nhạc trong quân đội.
Với những cống hiến cho âm nhạc nước nhà, năm 2007, nghệ sĩ Doãn Tần được phong danh hiệu NSND.
Nghệ s ĩ hài Anh Vũ
Nghệ sĩ hài Anh Vũ qua đời tại California vào tối 1/4 (giờ địa phương) sau một buổi diễn, hưởng dương 47 tuổi.
Video đang HOT
Diễn viên Trí Quang cho biết Anh Vũ được người bạn thân phát hiện mất trên giường ngủ, người tím tái. Ngay sau đó, cảnh sát Mỹ đến hiện trường điều tra. MC Thanh Tùng – thành viên trong đoàn kể lại, mọi người nhận ra sức khỏe Anh Vũ giảm sút. Khi diễn, anh quên lời thoại, nói chuyện lắp bắp. Cố diễn viên cũng chia sẻ với đồng nghiệp anh uống thuốc ngủ quá nhiều. 19 năm qua, Anh Vũ giữ tinh thần lạc quan chiến đấu với bệnh tật. Anh phát hiện mắc ung thư đại tràng năm 2000.
Có nhiều đồn đoán cho rằng, Anh Vũ qua đời do tắm đêm nhưng phía gia đình phủ nhận thông tin này.
Nhờ sự hỗ trợ của đồng nghiệp, người hâm mộ thi hài nghệ sĩ Anh Vũ được đưa về Việt Nam ngày 9/4 và tổ chức tang lễ tại chùa Ấn Quang, Tp.HCM.
Người mẫu Như Hương
Sau thời gian dài chống chọi với bệnh ung thư dạ dày, người mẫu Như Hương đã qua đời ở tuổi 37 vào ngày 24/4.
Người mẫu Như Hương sinh năm 1982, từng là một trong những chân dài có tiếng của Hà Nội cùng thời với Hạ Vy… Ở thời kỳ đỉnh cao, cô là gương mặt được nhiều nhà thiết kế yêu thích và thường xuyên được lựa chọn ở vị trí vedette.
Được biết, người mẫu Như Hương phát hiện ung thư dạ dày từ 2 năm nay. Sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật, người mẫu Như Hương đã qua đời ở tuổi 37 để lại 2 con nhỏ trong sự tiếc thương của đồng nghiệp, bạn bè.
Nghệ sĩ Lê Bình
Nghệ sĩ Lê Bình qua đời sau hơn 1 năm chống chọi với căn bệnh ung thư phổi vào lúc hơn 7h sáng 1/5 tại bệnh viện 175, Tp.HCM, hưởng thọ 66 tuổi.
Từ ngày 27/4, tình hình sức khỏe của nghệ sĩ Lê Bình bắt đầu chuyển biến xấu buộc phải đưa vào phòng hồi sức tích cực, phải có sự hỗ trợ của máy thở và mỗi lần chỉ được một người vào thăm.
Theo chia sẻ của con gái nghệ sĩ Lê Bình, bệnh tình của ông trở nặng rất nhanh chỉ trong vòng vài ngày sau khi ông được đưa vào điều trị tại phòng hồi sức tích cực.
Nghệ sĩ Lê Bình sinh năm 1953. Lê Bình xuất thân trong một gia đình gốc miền Tây tại Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp nhưng lại sinh ra và lớn lên ở Tp.HCM.
Ông khởi nghiệp là một họa sĩ vẽ tranh tuyên truyền nhưng lại nổi tiếng ở vai trò diễn viên, soạn giả và là đạo diễn của hơn 10 vở kịch nói khắp các sân khấu lớn nhỏ trong thành phố. Những bộ phim nổi tiếng từng để lại dấu ấn của nghệ sĩ Lê Bình như: Mùa len trâu, Cô gái xấu xí, Đất phương nam, Người đàn bà không hóa đá, Vịt kêu đồng, Người đẹp Tây Đô, Đợi tàu, Dưới cờ đại nghĩa… Và bộ phim cuối cùng ông tham gia là Hai Phượng vừa ra rạp cách đây không lâu của Ngô Thanh Vân.
‘Trùm sò’ nức tiếng Giang Châu
NSƯT Giang Châu đã qua đời tại nhà riêng vào ngày 8/5, hưởng thọ 68 tuổi. Năm 2016, NSƯT bị phát hiện mắc bệnh thoái hoá não, sau thời gian điều tri, ông phải ngồi xe lăn và mất dần trí nhớ.
NSƯT Giang Châu là một trong những “Kép độc” của làng cải lương Việt Nam. Giang Châu tên thật là Trần Ngọc Châu, sinh 1952 tại Chợ Lách, Bến Tre.
Năm 1971, Giang Châu chính thức theo nghiệp sân khấu khi tham gia gánh hát Phước Châu rồi đoàn Hương Mùa Thu, Hoa Mùa Xuân, Ngân Điện – Ngọc Đính, Thanh Hương – Hùng Minh, Minh Cảnh 2, Trầm Hoa Mai. Được đánh giá cao bởi chất giọng khá đặc biệt lai có phong cách diễn luôn tưng tửng, hài hước nên Giang Châu thường được giao nhữnng vai “Kép độc”.
Sau ngày thống nhất đất nước, khi về đoàn Sài Gòn 2, Giang Châu được biết tới với nhiều vai diễn đóng đinh như Trần Hùng (Tìm lại cuộc đời), Thừa (Tiếng hò sông Hậu), Út Chất (Ánh lửa rừng khuya), Thái Ngọc (Khách sạn Hào Hoa), Tâm (Tô Ánh Nguyệt)…. Nhưng vai diễn xứng đáng để đời của Giang Châu có lẽ là vai Trùm Sò (Nghêu- Sò- Ốc- Hến). Trùm Sò là một vai phụ ít ấn tượng khi vở diễn được diễn ở thể loại Tuồng, Chèo nhưng khi chuyển thể thành cải lương, Giang Châu đã biến anh Trùm Sò thành một trong những nhân vật gây được sự chú ý nhất bởi sự keo kiệt nhưng đậm chất hài hước, mỉa mai cay độc. Vai diễn của Giang Châu đã được người xem đánh giá cao, thậm chí sau này, Giang Châu cũng bị “chết” với danh “Trùm sò”. Ông được phong danh hiệu NSƯT năm 2017.
Trong Lễ phong tặng, truy tặng NSND, NSƯT vào chiều 29/8 ở Nhà hát lớn Hà Nội, Giang Châu là 1 trong năm nghệ sĩ được truy tặng danh hiệu NSND, bên cạnh Trần Quang Hùng, Nguyễn Đăng Toàn, Bùi Cường, Đoàn Anh Tuấn.
Nghệ sĩ Quang Thái qua đời vào lúc 21h30 ngày 17/6, hưởng thọ 83 tuổi. Theo anh Quang Ngọc – con trai nghệ sĩ Quang Thái, nam nghệ sĩ bị tai biến cách đây 3 năm và khoảng 1 tháng trước khi ông qua đời thì sức khỏe yếu dần.
Nghệ sĩ Quang Thái sinh năm 1937, ông vốn là nghệ sĩ kịch nói nổi tiếng ở Hà Nội trong thập niên 1970-1980, rẽ ngang sang đóng phim truyện. Tên tuổi của ông gắn liền với vai trùm tình báo Tư Chung trong bộ phim “Biệt động Sài Gòn” năm 1986.
Khi vào vai trùm tình báo Tư Chung, ông đã 45 tuổi nhưng được chọn nhờ vẻ ngoài hào hoa, dễ gần. Vai diễn Tư Chung được ông lột tả ấn tượng trên màn ảnh và ghi dấu ấn sâu đậm trong sự nghiệp diễn xuất.
N ghệ sĩ Bùi Cường
NSƯT Bùi Cường, người “đóng đinh” với vai diễn Chí Phèo trong “Làng Vũ Đại ngày ấy” qua đời rạng sáng 3/8 sau cơn tai biến nặng.
NSƯT Bùi Cường sinh năm 1947 tại Hà Nội, năm 1973 trúng tuyển lớp Diễn viên điện ảnh khóa 2 cùng nhiều tên tuổi như NSND Minh Châu, Bùi Bài Bình, Phương Thanh.
Sau khi tốt nghiệp, nghệ sĩ Bùi Cường gắn bó với Hãng phim truyện Việt Nam, mãi tới khi đạo diễn Phạm Văn Khoa mời đóng Chí Phèo năm 1982, khán giả mới biết đến nghệ sĩ Bùi Cường nhiều hơn. Vai diễn mang lại cho Bùi Cường Huy chương vàng diễn viên chính xuất sắc tại LHP Việt Nam lần thứ 6.
Sau vai này ông cũng có một số vai diễn đáng nhớ khác trong Biệt động Sài Gòn, Không có đường chân trời, Kẻ giết người.
Đầu những năm 1990, Bùi Cường chuyển sang làm đạo diễn với phim đầu tiên Anh hùng râu quặp, khởi đầu cho thời kỳ nhiều phim “mì ăn liền” thời đó như Chuyện tình một ngôi sao, Kẻ cướp cô dâu. Sau đó ông chuyển sang làm phim truyền hình cho VTV ở chuyên mục Văn nghệ chủ nhật. Ông từng giành Huy chương vàng Liên hoan truyền hình toàn quốc 2004 với phim “Vị tướng tình báo và hai bà vợ”.
Nghệ sĩ Bùi Cường cũng vừa được truy tặng danh hiệu NSND trong Lễ phong tặng, truy tặng NSND, NSƯT vào chiều 29/8 ở Nhà hát lớn Hà Nội vừa qua.
Theo Tiền phong
Nửa đầu năm 2019, nền nghệ thuật Việt tiễn đưa 5 tên tuổi gạo cội, tài năng
6 tháng đầu năm, nền nghệ thuật Việt vĩnh viễn mất đi 5 nghệ sĩ tài năng đến từ nhiều linh vực điện ảnh, sân khấu, âm nhạc, thi ca...
Nửa đầu năm 2019, khán giả bàng hoàng trước sự ra đi nhiều tên tuổi gạo cội nghệ thuật Việt Nam. Dù qua đời đột ngột hay mắc bệnh hiểm nghèo, những mất mát đều khiến công chúng, đồng nghiệp không khỏi xót xa.
Nhạc sĩ, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo - "cây đại thụ" nền thi ca Việt Nam
Tối ngày 7/1, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo qua đời sau một tuần hôn mê tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Trước khi lúc mất 1 năm, tác giả ca khúc Khúc hát sông quê bị tai biến mạch máu não khiến sức khỏe của ông giảm sút nghiêm trọng.
Tháng 4/2018, cố nghệ sĩ phát hiện mắc thêm bệnh ung thư phổi. Kể từ sau tết dương lịch năm 2019, Nguyễn Trọng Tạo rơi vào tình trạng hôn mê sâu, phải thở bằng máy.
Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo sinh năm 1947 tại Diễn Châu, Nghệ An. Ông nhập ngũ vào năm 1969 và có nhiều đóng góp cho cách mạng. Nguyễn Trọng Tạo là tác giả của hơn 400 bài thơ trong đó phải kể đến Sóng thủy tinh, Tình ca người lính,....và gần 100 ca khúc như Làng quan họ quê tôi, Khúc hát sông quê, Tình ca hoa cúc biển,....Ngoài ra, ông còn tham gia vẽ bìa cho nhiều cuốn sách, tạp chí, thiết kế mĩ thuật.
Nghệ sĩ hài Mạnh Tràng - chàng "kép phụ" tận tụy với sân khấu kịch
Diễn viên hài kiêm quản lý của sân khấu kịch Sài Gòn - Mạnh Tràng qua đời tại TP.HCM rạng sáng ngày 7/1 do căn bệnh ung thư đại tràng quái ác. Theo diễn viên Hữu Nghĩa chia sẻ, Mạnh Tràng được gia đình đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Đại học Y dược nhưng không qua khỏi.
Hay tin Mạnh Tràng qua đời, diễn viên Anh Đức xót xa: " Nghệ sĩ Mạnh Tràng tuy không được khán giả nhắc đến nhiều, nhưng với tôi anh là người hiền lành và luôn nhiệt huyết với nghề, đặc biệt là với sân khấu Kịch Sài Gòn. Những ngày đầu tiên khi tôi mới vào nghề thì tôi đã được biết anh và có 1 quãng thời gian dài cộng tác cùng anh".
Mạnh Tràng là cái tên quen thuộc với sân khấu hài miền Nam qua những vở diễn như Quỷ ám, Vàng ơi là vàng, Em lấy chồng xứ lạ,...Cách diễn của Mạnh Tràng duyên dáng, diễn mà như không diễn. Không những vậy, anh còn góp mặt trong một số dự án điện ảnh như Công chúa teen và ngũ hổ tướng, Hello cô Ba,....
Tuy nhiên, tên tuổi của Mạnh Tràng lại được nhiều người nhớ tới hơn dưới vai trò là một ông bầu nhiệt tình, tâm huyết và hết lòng với nghề, có tâm gây dựng và xoay sở để sân khấu kịch Sài Gòn tồn tại và duy trì suốt nhiều năm.
Nghệ sĩ nhân dân Doãn Tần - "cha đẻ" của những bản hùng ca
NSND Doãn Tần qua đời vào ngày 17/3 tại Hà Nội ở tuổi 72. Nhiều năm trước khi mất, ông mắc bệnh liên quan đến xương, khớp. Ông được điều trị tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) trước khi mất thời gian dài.
NSND Doãn Tần tên khai sinh là Phan Doãn Tần, sinh năm 1947 tại Thái Bình. Những ngày còn là sinh viên của trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).
Doãn Tần đã thu âm bài Đường chúng ta đi trên Đài tiếng nói Việt Nam và sau đó phục vụ tại đoàn văn công Tổng Cục chính trị. Cùng anh tiến quân trên đường dài, Chim yến bay, Dáng đứng Việt Nam là những ca khúc làm nên tên tuổi của NSND Doãn Tần. Sự nghiệp của ông chủ yếu gắn liền với những ca khúc về người lính, về cách mạng.
Nghệ sĩ Anh Vũ - danh hài của những niềm nhớ thương
Nghệ sĩ Anh Vũ qua đời đột ngột tối ngày 1/4 (theo giờ địa phương) khi đang thực hiện chuyến lưu diễn tại Mỹ. Trước khi qua đời, Anh Vũ vui vẻ chụp hình, biểu diễn cùng nghệ sĩ Minh Luân, Hương Lan, Kha Ly. Sự ra đi của anh khiến tất cả bạn bè, gia đình, khán giả không khỏi bàng hoàng.
Sau khi Anh Vũ qua đời, nghệ sĩ Hồng Vân đứng ra kêu gọi quyên góp đưa thi thể anh về Việt Nam theo nguyện vọng của gia đình. Ca sĩ Hà Phương tuyên bố lo liệu chi phí đưa thi thể nam diễn viên về Việt Nam.
Sáng 9/4, thi thể của Anh Vũ về đến sân bay Tân Sơn Nhất sau đó được đưa để chùa Ấn Quang (quận 10, TP.HCM) để cử hành tang lễ, an táng tại nghĩa trang Phúc An Viên.
Anh Vũ sinh năm 1972 là con thứ 5 trong một gia đình nghèo có 7 anh chị em. Anh từng làm phó giám đốc nhà hát kịch Kim Châu. Trước khi mất, Anh Vũ chiến đấu với căn bệnh ung thư đại tràng và điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Nghệ sĩ Lê Bình - "người cha quốc dân" của điện ảnh Việt
Sau hơn 1 năm chống chọi với căn bệnh ung thư phổi, nghệ sĩ Lê Bình trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Quân Y 175 ở TP.HCM vào sáng ngày 1/5. Lễ viếng cố nghệ sĩ từ chiều 1/5 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (quận Gò Vấp). Lễ động quan đã diễn ra vào 7h sáng 4/5, sau đó, linh cữu nghệ sĩ được đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa.
Cách đây gần 1 năm, nhiều nghệ sĩ và khán giả phát hiện Lê Bình đang điều trị bệnh ung thư tại cùng bệnh viện với Mai Phương. Vì không muốn mọi người lo lắng nên nghệ sĩ Lê Bình lặng lẽ điều trị, không thông báo với bạn bè. Trong thời gian trị bệnh, ông tiếp tục đóng phim cho bớt nhớ nghề.
Đến giữa tháng 3/2019, bệnh tình của Lê Bình bỗng chuyển biến xấu, di căn đến tủy khiến ông bị liệt nửa người. Những ngày cuối đời, nghệ sĩ Lê Bình ăn uống, nói chuyện khó khăn. Tuy nhiên, ông vẫn vừa khóc vừa chia sẻ với Cát Phượng niềm vui khi được đồng nghiệp, khán giả quý mến, hứa chiến đấu với bệnh tật đến cùng.
Lê Bình tên thật là Lê Thanh Sơn, sinh năm 1953 trong một gia đình gốc miền Tây Nam bộ. Nam nghệ sĩ được khán giả quý mến bởi lối diễn chất phác, bình dị, gần gũi qua những tác phẩm như Đất phương Nam, Đợi khách, Cô gái xấu xí,....Ông còn tham gia 16 vai trong loạt phim Cổ tích Việt Nam gắn liền với tuổi thơ thế hệ 9x.
Theo Đời sống & Pháp lý
Những cái chết thương tâm của nghệ sĩ Việt từ đầu năm 2019 Phần lớn trong số những sao Việt ra đi đột ngột từ đầu năm tới nay đều xuất phát từ bệnh tật. Những lần sao Việt ra đi không một lời từ biệt, vì tai nạn bất ngờ, vì căn bệnh hiểm nghèo khiến người hâm mộ không khỏi xót xa. Từ đầu năm tới nay, nghệ sĩ Việt như danh hài Anh...