Tiệc sinh nhật quy tụ dàn siêu xe trị giá hơn 300 tỉ đồng tại TP.HCM
Dàn siêu xe, xe siêu sang đắt đỏ có sự góp mặt của những cái tên đình đám như McLaren Senna, Lamborghini Aventador S, Ferrari 488 Pista Spider.
Tối 1-9, dàn siêu xe, xe siêu sang hơn 10 chiếc đậu trước một nhà hàng ở TP.HCM, nơi diễn ra buổi tiệc sinh nhật. Chủ nhân của buổi tiệc là một người trong giới chơi xe, hiện sở hữu mẫu xe có giá trị cao nhất ở Việt Nam – Koenigsegg Regera trị giá gần 200 tỉ đồng.
McLaren Senna, Lamborghini Aventador S, Ferrari 488 Pista Spider, Aston Martin V8 Vantage, Bentley Bentayga V8 phiên bản kỷ niệm 100 năm, Bentley Mulsanne EWB và Cadillac Escalade ESV Sport xuất hiện tối 1-9 đều thuộc sở hữu của chủ nhân buổi tiệc.
McLaren Senna được chủ nhân mua tại đại lý Alain Class Motors ở Dubai hồi đầu năm 2020. Thời điểm đó, đây là chiếc hyper-car thứ ba đặt chân tới Việt Nam. Xe từng được đại lý này rao bán với giá 1,769 triệu USD, thuộc 1 trong 500 chiếc Senna trên toàn thế giới.
Chiếc McLaren Senna này được đặt hàng với hàng loạt chi tiết cá nhân hóa, hoàn thiện bởi chi nhánh McLaren Special Operation (MSO). Điểm gây ấn tượng trước nhất là màu sơn độc đáo Cerberus Pearl, có thể thay đổi sắc độ xanh lam – tím – vàng – cam theo từng góc nhìn. Màu sơn này từng được lựa chọn bởi cầu thủ bóng chày nổi tiếng C.J. Wilson cho chiếc McLaren P1.
Lamborghini Aventador S đầu tiên tại Việt Nam thường xuyên được chủ nhân cầm lái ra đường, bao gồm cả những chuyến đi ngắn và dài ngày. Xe được mua tại đại lý chính hãng, giá lăn bánh hơn 50 tỉ đồng.
Lamborghini Aventador S sở hữu động cơ hút khí tự nhiên V12 6.5L tương tự bản tiêu chuẩn. Tuy nhiên, động cơ này đã được tinh chỉnh để cho ra thêm 40 mã lực, đạt mức 740 mã lực và mô men xoắn cực đại 690 Nm. Nhờ sức mạnh mới mà Aventador S còn được gắn với số hiệu LP740-4.
Ferrari 488 Pista Spider được đưa về nước cuối năm 2020. So với phiên bản Coupe, biến thể Spider dùng mui cứng có thể gập gọn ở phía sau khoang hành khách thông qua nút bấm trong nội thất. Thời gian đóng mở mui chỉ vỏn vẹn trong vòng 14 giây khi xe đang chạy dưới tốc độ 50km/h.
Xe sử dụng động cơ V8 3.9L tăng áp kép, cho công suất 711 mã lực và 770 Nm mô men xoắn. Dù phiên bản mui trần nặng thêm 91kg so với bản mui cứng nhưng thời gian tăng tốc 0-100 km/h vẫn được giữ nguyên ở mức 2,85 giây. Khối lượng khô của xe ở mức 1.280kg. Khoang động cơ cũng được ốp bằng sợi carbon.
Video đang HOT
Aston Martin V8 Vantage độ bodykit, mâm và gắn cánh gió phía sau. Xe có giá tham khảo khoảng 15 tỉ đồng tại Việt Nam, và gia nhập bộ sưu tập của chủ nhân từ tháng 1-2019.
Cặp đôi Bentley Bentayga V8 phiên bản kỷ niệm 100 năm và Bentley Mulsanne EWB được mua tại đại lý chính hãng.
Dù có giá hơn 10 tỉ đồng, chiếc Cadillac Escalade ESV Sport màu đen dường như bị lu mờ trước dàn siêu xe, xe siêu sang đắt đỏ. Đỗ ngay bên cạnh là Rolls-Royce Ghost Series I của khách mời.
Porsche Boxster mang tông màu xanh dương – cam đặc trưng của thương hiệu Gulf.
Lamborghini Aventador LP700-4 màu sơn xanh dương của khách mời. Đây là dòng siêu xe phổ biến tại Việt Nam khi số lượng đã lên tới gần 20 chiếc. Xe ra mắt lần đầu tiên vào năm 2011.
Lamborghini Huracan độ gói Mansory Torofeo, bao gồm bodykit bằng carbon với những chi tiết như cản trước, cánh gió trước, ốp sườn và bộ khuếch tán sau. Ngoài ra, “siêu bò” này còn được nâng cấp bộ vành Vossen Forged 5 chấu kép màu đen.
Xuất hóa đơn điện tử trong ngày: Doanh nghiệp thức thâu đêm, kế toán xin nghỉ vì quá tải
Sau hơn một tháng chuyển sang hóa đơn điện tử có áp mã của cơ quan thuế, nhiều doanh nghiệp đã khóc ròng do phát sinh nhiều vướng mắc.
Một cửa hàng tại quận Phú Nhuận, TP.HCM xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Để chuyển đổi, doanh nghiệp phải hủy hóa đơn cũ nhưng hủy xong lại chuyển đổi không được, hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng...
Trong khi nhiều doanh nghiệp không thể xuất hóa đơn trong ngày theo quy định, những doanh nghiệp xuất hóa đơn được cũng gặp vướng vì tra cứu hóa đơn trên cổng của Tổng cục Thuế không được. Nhưng in hóa đơn ra giấy lại không hợp lệ vì theo thông tư 78, muốn kiểm tra hóa đơn phải gõ mã hóa đơn đó vào kiểm tra trên cổng thông tin của Tổng cục Thuế...
Gặp khó với "xuất hóa đơn trong ngày"
Phản ảnh đến Tuổi Trẻ, chị Đ.T.K.T. - quản lý một DN kinh doanh nhà hàng ở quận 1, TP.HCM - cho hay sau hơn 1 tháng áp dụng thông tư 78 về hóa đơn điện tử, doanh nghiệp gặp quá nhiều khó khăn. Bởi theo quy định, các cơ sở kinh doanh đồ ăn uống hợp tác với các đơn vị qua nền tảng công nghệ như Grab, Baemin..., đơn hàng sẽ phải được tổng hợp rồi xuất hóa đơn trong ngày, nếu không sẽ bị phạt.
Trong khi đó, mỗi ngày có vài trăm đơn hàng với vài trăm món khác nhau. Nhất là khi dịch COVID-19 bùng phát, phần lớn đơn hàng đồ ăn được mua đều đặt qua các ứng dụng (app).
Theo chủ một doanh nghiệp kinh doanh hàng ăn uống, đơn hàng có từ 6h sáng đến hơn 23h đêm. Chỉ khi nào app đóng, cơ sở kinh doanh ăn uống mới tổng hợp đơn hàng và xuất hóa đơn.
"Mỗi cơ sở kinh doanh có liên kết với vài app nên với số lượng đơn hàng khổng lồ mà đến cuối ngày phải tổng hợp bằng phương thức thủ công hàng trăm đơn hàng để xuất trong ngày là không khả thi. Tôi đã phản ảnh việc này đến cơ quan thuế nhưng cán bộ thuế quản lý nói cứ làm đi, nhưng càng làm càng thấy bế tắc", vị này than thở.
Ông P.D.H. - phó giám đốc chuỗi kinh doanh nhà hàng trên phố Tống Duy Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) - cũng cho rằng yêu cầu xuất hóa đơn trong ngày với các cơ sở kinh doanh ăn uống là điều không tưởng. Chỉ kế toán mới có thể nhập đơn hàng và xuất hóa đơn điện tử.
Tuy nhiên, kế toán không thể làm việc đến 12h đêm và ngày nào, bất kể ngày lễ, Tết để nhập thủ công cả trăm đơn hàng xuất hóa đơn trước 0h ngày hôm sau được.
"Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện hóa đơn điện tử theo quy định mới, cả hai kế toán đã xin nghỉ việc dù tăng thêm lương. Nếu không xuất hóa đơn điện tử trong ngày, doanh nghiệp sẽ bị phạt, khác nào chỉ còn cách đóng cửa", anh H. than thở.
Theo một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, việc phát hành hóa đơn điện tử để cơ quan thuế quản lý nắm được doanh thu là rất chính đáng để tránh thất thoát tiền thuế với những đối tượng làm ăn gian lận.
"Nguyên tắc phát sinh doanh thu là phải nộp thuế. Tuy nhiên, chính sách phải tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân kinh doanh một cách bình thường chứ không thể loay hoay trong việc thực hiện được", chủ một doanh nghiệp nói.
Thâu đêm chờ... xuất hóa đơn
Trao đổi với doanh nghiệp, kế toán nhiều doanh nghiệp cho hay muốn xuất được hóa đơn điện tử trong ngày phải phụ thuộc vào hệ thống của Tổng cục Thuế.
Theo chị N.T.K. - kế toán một công ty tại TP.HCM, để xuất hóa đơn điện tử, trước đây doanh nghiệp chỉ cần đăng ký phát hành, đẩy lên nhà cung cấp dịch vụ là xong. Nhưng theo quy định mới, hóa đơn phải có mã của cơ quan thuế nên doanh nghiệp phải làm thêm một khâu là xin mã của cơ quan thuế.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp doanh nghiệp xin mã thì bị báo lỗi, hóa đơn của doanh nghiệp nằm trong diện "chưa hợp lý, hợp lệ", buộc phải hủy hóa đơn đó để phát hành lại.
"Chừng nào được cơ quan thuế cấp mã mới xuất được hóa đơn cho khách hàng. Do lỗi liên tục và quá tải nên nhiều khi doanh nghiệp phải chờ đến 11h đêm để xin mã nhưng rốt cuộc vẫn lỗi nên chạy qua 0h hôm sau. Khi đó, doanh nghiệp bị vi phạm quy định vì xuất hóa đơn không đúng thời điểm. doanh nghiệp khổ không kể xiết", chị N.T.K. nói.
Anh Ngọc Vũ (quận Bình Thạnh) - kế toán một doanh nghiệp - cho rằng doanh nghiệp đang chịu cảnh "một cổ hai tròng" khi áp dụng hóa đơn điện tử có áp mã của cơ quan thuế.
Đầu tiên, do nhà cung cấp hóa đơn phải chuyển đổi toàn bộ hệ thống, thiết kế lại toàn bộ mẫu hóa đơn dẫn đến quá tải, thắt nút cổ chai. Sau khi lọt qua cửa nhà cung cấp hóa đơn, doanh nghiệp lại phụ thuộc vào "ông thuế". Nếu xin mã không được là thua. Đặc biệt thời điểm 31-12-2021, kế toán các doanh nghiệp như ngồi trên đống lửa.
"Gọi điện thoại cầu cứu cũng không biết cầu cứu ai vì tất cả phải đẩy lên server tổng cục mới xuất được tờ hóa đơn. Có cầu cứu nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử cũng không giải quyết được", anh Ngọc Vũ nói, đồng thời cho rằng lẽ ra ngành thuế nên đi từng bước thay vì "đùng một phát" bắt 90% doanh nghiệp thuộc 6 địa phương thí điểm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
"Việc này cũng không phù hợp với quy định của luật vì luật quy định chỉ có DN thuộc diện rủi ro cao mới phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Giờ cơ quan thuế lại ép doanh nghiệp sử dụng hóa đơn có mã, quy định ngặt nghèo mà hệ thống lại liên tục nghẽn thì không khác gì đẩy doanh nghiệp vào chỗ vi phạm quy định, trong khi đó không phải lỗi của doanh nghiệp", anh Vũ bức xúc.
TS Nguyễn Ngọc Tú - giảng viên Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội - cũng cho rằng cơ quan thuế cần có giải pháp hỗ trợ, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn cho hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống.
"Với những loại hình kinh doanh đặc thù, nhất là trong thời buổi công nghệ , chính sách cũng phải đảm bảo phù hợp để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh", ông Tú nói.
Tập trung mọi nguồn lực triển khai hóa đơn điện tử
Thống kê của Tổng cục Thuế đến cuối tháng 12-2021, sau 1 tháng kích hoạt hóa đơn điện tử, có 263.182 doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, chiếm 71% tổng số DN, tổ chức kinh tế của 6 tỉnh, TP thí điểm hóa đơn điện tử theo quy định mới.
Cơ quan thuế cũng liên tục ra văn bản hối thúc. Chẳng hạn tháng 12-2021, Tổng cục Thuế ra văn bản đôn đốc tiến độ triển khai hóa đơn điện tử, trong đó nhấn mạnh các cục thuế phải tập trung mọi nguồn lực, lập kế hoạch triển khai đến từng cán bộ/phòng/đội; báo cáo tiến độ theo ngày về Tổng cục Thuế đảm bảo đạt mục tiêu, kế hoạch đặt ra.
Lo ảnh hưởng đến kinh doanh
Ghi nhận trên các diễn đàn hay group kế toán, nhiều doanh nghiệp kêu ca về những vướng mắc khi áp dụng hóa đơn điện tử rất nhiều. Trao đổi với Tuổi Trẻ, các doanh nghiệp kiến nghị tăng đối tượng được sử dụng hóa đơn không có mã của cơ quan thuế để giảm nghẽn server vì theo luật, chỉ có những đối tượng thuộc diện rủi ro cao mới buộc phải sử dụng hóa đơn có mã.
Chị S. - kế toán một doanh nghiệp mỹ phẩm lớn tại TP.HCM - cho hay dù hệ thống đang bị nghẽn khiến doanh nghiệp "lo đứng lo ngồi" nhưng vẫn liên tục nhận được các email nhắc nhở lẫn đốc thúc của cơ quan thuế về việc phải nhanh chóng chuyển đổi sang hóa đơn điện tử theo quy định mới.
Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đi trước, chị S. cho biết chưa vội. Bởi nếu đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định mới, doanh nghiệp phải hủy hết hóa đơn cũ trong khi xuất hóa đơn áp mã của cơ quan thuế nếu gặp trục trặc, doanh nghiệp không thể kinh doanh được vì phải xuất đến 20.000 số hóa đơn mỗi tháng.
"Thời gian giải quyết đơn hàng cũng rất ngặt nghèo nên không thể cả hệ thống ngồi chờ xuất hóa đơn như vậy được. Chúng tôi kiến nghị cơ quan thuế làm đúng quy định là chỉ những doanh nghiệp nào thuộc diện rủi ro cao mới phải sử dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế.
Ngược lại, nếu cơ quan thuế muốn áp mã cho 90% doanh nghiệp thì phải sửa luật", chị S. nói.
Bà Nguyễn Phương Hằng bất ngờ tuyên bố: 'Thuỷ Tiên không bao giờ không có tội' Đến ngày đưa ra thông báo kết quả ồn ào từ thiện của Thuỷ Tiên, bà Phương Hằng bất ngờ khẳng định nữ ca sĩ không vô tội. Cách đây không lâu vào hôm 28/12/2021, thiếu tướng Hồ Sỹ Niêm (Cục phó Cục CSHS , C02, Bộ Công an) chia sẻ trong cuộc họp báo về ồn ào từ thiện của Thủy Tiên...