Tiếc nuối ngắm lại cảnh phim mặn nồng của “ông bà Smith”
Đằng sau tin tức về vụ ly hôn không quá bất ngờ giữa Brad Pitt và Angelina Jolie, người ta cũng không thể nào quên những khoảnh khắc đáng nhớ mà họ đã cùng nhau trải qua trong các bộ phim đóng chung.
“Họ đã chia tay”. Trang tin nổi tiếng TMZ và một loạt các trang tin uy tín khác đã đồng loạt sử dụng nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau để đưa thông tin này tới khán giả. Sau hơn 12 năm gắn bó, cặp đôi được cho là đẹp và quyền lực nhất nhì Hollywood đã chính thức “đường ai nấy đi” sau khi Angelina Jolie nộp đơn ly hôn Brad Pitt hôm 19/9 vừa qua với lí do “vì những khác biệt không thể hòa giải được”.
Brad Pitt và Angelina Jolie chính thức li hôn sau nhiều lần hợp-tan
Cặp đôi vốn vẫn được gọi với cái tên trìu mến “Ông bà Smith” đã có với nhau những năm tháng ngọt ngào và đã đi tới kết hôn vào năm 2014. Có với nhau 3 người con ruột, 3 người con nuôi, giờ đây gia đình bé nhỏ đang chao đảo thực sự trước cơn bão lớn này.
Kể từ lần gặp nhau vào năm 2004 khi cả hai đảm nhận vai diễn chính trong “Mr. & Mrs. Smith”, những hình ảnh tình cảm và đầy chất tình tứ đã được cặp đôi thể hiện trong nhiều tác phẩm điện ảnh.
Mr. & Mrs. Smith (2005)
Bộ phim hành động đầy chất thơ tình của đạo diên Doug Liman chính là nơi khởi nguồn của mối tình tuyệt vời từ trong phim ra đến ngoài đời của Brad Pitt và Angelina Jolie.
Cặp đôi sát thủ diễn cùng nhau nhiều cảnh hành động đòi hỏi tính mạo hiểm cao
“Mr. & Mrs. Smith” – Ông bà Smith kể về một cặp vợ chồng hạnh phúc với nghề sát thủ chuyên nghiệp, nay bỗng vướng vào một thử thách nguy hiểm song cũng rất đỗi thú vị đó là sát hại lần nhau.
Cả hai đã đều giấu kín chuyện “tày trời” này, họ vẫn yêu nhau đắm say và cuồng nhiệt. Trong thời gian chung sống, dần dần những mâu thuẫn nảy sinh song họ vẫn cố gắng níu kéo mối quan hệ vợ chồng đang đắm chìm trong hạnh phúc.
Sẵn sàng đánh đổi tất cả để bảo vệ hạnh phúc của mình và người mình yêu
John (Brad Pitt) và Jane Smith (Angelina Jolie) cuối cùng đã chọn cách chiến đấu bên nhau và chống lại chính những thế lực đã tìm cách giết họ.
Màn khiêu vũ “chết chóc”, khi cả hai đều đang nhận nhiệm vụ giết người bạn nhảy của mình
Xem “Ông bà Smith”, nếu như không có các pha hành động khói lửa thì rất dễ dàng, khán giả sẽ nhầm lẫn đây là một bộ phim tình cảm lãng mạn. Ngập tràn trong phim là những lời thoại, cử chỉ, lời nói và cả danh sách các ca khúc sử dụng làm nhạc phim – tất cả đều giống như một tiểu thuyết ngôn tình xen chút bạo lực thú vị.
Cảnh phim kinh điển mà bất kì ai cũng nhớ khi đã xem “Ông bà Smith”
Có thể kể đến các bản tình ca đã được sử dụng trong phim như Love Stinks (The J. Geils Band), Tainted Love (Soft Cell), I Melt with You (Nouvelle Vague) hay You Are My Sunshine (Stine J.), v…v… Tất cả được nhà làm phim hòa quyện đầy tính nghệ thuật trong các cảnh phim lãng mạn thể hiện mối quan hệ “tình trong như đã mặt ngoài còn e” của cặp diễn viên Brad Pitt và Angelina Jolie.
By the Sea (2015)
Nhiều người đã từng đặt ra ngờ vực rằng phải chăng, “By the Sea” là một lời chào tạm biệt đầy ẩn ý và nghệ thuật mà cặp đôi Brad Pitt và Angelina Jolie muốn dành tặng cho các khán giả, những người luôn ủng hộ họ hết mình, trước khi cả hai đi tới quyết định chia tay cách không lâu.
Cặp đôi với hạnh phúc với bộ phim đóng chung khi đã ở bên kia của sườn dốc hôn nhân
“By the Sea” là một bộ phim lãng mạn, được viết, đạo diễn và đóng bởi Angelina Jolie và Brad Pitt. Bộ phim lấy câu chuyện ở Pháp vào những năm 1970, một cặp vợ chồng người Mỹ là cựu vũ công Vanessa và chồng cô, Roland – một nhà văn.
Video đang HOT
Cuộc hôn nhân kéo dài 14 năm, một ngày họ lái xe đến một khách sạn ven biển, nơi Roland muốn viết một câu chuyện trong thời gian ở đó. Vanessa có vẻ buồn bã không một lí do, trong khi chồng cô lại vướng vào thói nghiện rượu và bực dọc với Vanessa vì cho cô…không còn cảm hứng “sex” với mình.
Bộ phim được đẩy lên cao trào của sự mâu thuẫn khi cả hai biết được rằng từ một lỗ hổng trên tường phòng, họ có thể quan sát được cảnh làm tình của các cặp vợ chồng tới thuê phòng bên cạnh.
Cả hai đã cùng nhau tạo nên một “đoạn kết” đối với sự nghiệp điện ảnh, vốn là cây cầu gắn thanh xuân của họ lại với nhau
Vanessa vướng vào mối quan hệ vụng trộm với người chồng trẻ ở phòng bên cạnh,gây ra một cuộc đối đầu không đáng có với Roland. Những căng thẳng và cả sự kích thích tột độ trong ghen tuông, dẫn cặp đôi tới sự thăng hoa mới trong tình cảm vợ chồng.
Phim diễn tả những mâu thuẫn dường như đã được “ sao chép” lại từ thực tế hôn nhân của Brad và Angelina
Trong những năm tháng sống chung và trong thời kì hôn nhân, Brad Pitt và Angelina Jolie đã cùng nhau đạt được thành công trong cả sự nghiệp lẫn đời sống tình cảm. Họ được giới nghệ sĩ và khán giả tôn trọng, ghi nhớ với những hình ảnh thân thiện, hạnh phúc, không scandal và tài năng điện ảnh không phải bàn cãi.
Cặp đôi hạnh phúc trên chiếc xe gắn máy, chạy trên đường phố thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2006
Nhưng giống như mọi bản tình ca, với những nốt thăng trầm ngẫu nhiên và thiên biến của cảm xúc, Brad Pitt và Angelina Jolie dù đã rất cố gắng song vẫn không thể cùng nhau viết tiếp thêm những khúc ca hạnh phúc.
Một cảnh phim của “Ông bà Smith”, mở đầu của bản tình ca đẹp đã chính thức khép lại vào ngày hôm qua
Nhưng với những gì mà họ đã cống hiến cho chúng ta, cái kết mà không ai mong muốn này suy cho cùng cũng là sự lựa chọn của số phận.
Theo Trọng Đạt (Tổng hợp) (Dân Việt)
5 bộ phim của Trần Anh Hùng được báo Tây khen nức nở
Trong gia tài chưa đầy 10 bộ phim, đạo diễn Việt kiều gây bất ngờ với các tác phẩm được thế giới trầm trồ.
Khi nhắc đến đạo diễn Trần Anh Hùng, người yêu điện ảnh sẽ nhớ ngay đến những tác phẩm chủ đề Việt Nam với phong cách làm phim đương đại.
Vị đạo diễn 54 tuổi cũng được nhắc đến với tư cách chủ nhân của nhiều giải thưởng điện ảnh uy tín thế giới như giải Sư tử vàng, Máy quay vàng của LHP Venice, Giải César, đề cử Oscar...
Trong sự nghiệp trải dài hơn hai thập kỷ của mình, đạo diễn Trần Anh Hùng mới chỉ thực hiện 5 phim điện ảnh nhưng các tác phẩm của vị đạo diễn này đều nhận được đánh giá cao từ các đồng nghiệp quốc tế lẫn báo chí thế giới.
Vĩnh cửu/Eternity (2016)
Tác phẩm mới nhất và gây tranh cãi của Trần Anh Hùng sau 6 năm kể từ Rừng Na- Uy. Đây là bộ phim mang đậm chất Pháp và là phim nói tiếng Pháp đầu tiên của đạo diễn gốc Việt. Dự án phim đã được khởi động từ đầu năm 2014 và nhanh chóng thu hút sự quan tâm của các chuyên trang điện ảnh.
Phim vắt qua hai thế kỷ, kể về gia đình của một dòng họ giàu có ở Pháp với những đứa trẻ lần lượt ra đời. Theo đó, cuộc sống gia đình được ghi lại bằng những bức ảnh xinh xắn và những bản nhạc cổ điển hòa cùng với mạch phim.
Bộ phim không có bất cứ tình huống kịch tính nào ngoại trừ những lúc một sinh linh ra đời hay một cuộc đời ngừng lại. Tuy vậy Vĩnh cửu vẫn khá kén người xem bởi đây là một phim nghệ thuật và do đó không được công chiếu rộng rãi.
Hollywood Reporter nhận xét Eternity là một "tác phẩm điện ảnh cổ điển, trang nhã, mà không cần phải có một nội dung nào cụ thể".
Tạp chí này còn so sánh Vĩnh cửu với phim The Tree of Life của đạo diễn người Mỹ Terence Malick, một bộ phim cũng sử dụng nhiều nhạc nền, có giọng thuyết minh dẫn chuyện và cách dựng phim phi tuyến tính thời gian để tạo nên một ấn tượng điện ảnh hơn là một chuyện phim thực sự.
Trong 100 dự án phim từng được chờ đợi nhất trong năm 2015 theo bình chọn của chuyên trang điện ảnh Ion Cinema (Mỹ), Eternity xuất hiện ở vị trí thứ 42.
Mùi đu đủ xanh/L'Odeur de la papaye verte (1993)
Đây là bộ phim dài đầu tay đầu tiên mà anh từng thực hiện sau hai bộ phim ngắn đầu tay là Người chinh phụ Nam Xương (1989) và Hòn vọng phu (1991).
Phim giúp Trần Anh Hùng đã được trao giải Caméra d'Or (Máy quay vàng) cho Quay phim xuất sắc tại LHP Cannes 1993 và Giải César cho Phim đầu tay xuất sắc của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Kỹ thuật Điện ảnh Pháp.
Ngoài ra phim còn nhận đề cử cho giải Oscar cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất tạiOscar 66, trở thành bộ phim nói tiếng Việt đầu tiên nhận đề cử Oscar danh giá. Năm 2015, phim lọt vào danh sách "100 bộ phim châu Á hay nhất mọi thời đại" tại LHP Busanvà đứng ở vị trí thứ 66.
Sau phim công chiếu và nhận được rất nhiều lời khen ngợi về phong cách thực hiện cũng như những cảnh quay rất đẹp về Việt Nam.
Nhà phê bình Hal Hinson từ nhật báo The Washington Post ca ngợi: "Trong Mùi đu đủ xanh, sự tế nhị và khúc bi thương của nhà làm phim người Việt Nam Trần Anh Hùng là dành cho đất nước của anh, thời gian được đếm không phải theo phút hay giờ mà là trong những tiêu chuẩn con người - nhịp tim và những lời khẩn cầu bị bóp nghẹt."
Tương tự Hal, cây viết Janet Maslin của tờ The New York Times dành những lời khen ngợi cho phim: "Mùi đu đủ xanh là một bộ phim đẹp thanh bình của Trần Anh Hùng về đất nước Việt Nam đã mất, một nơi có trật tự yên bình khi chưa bị chiến tranh tàn phá... Phim đánh dấu sự xuất hiện của sự hoa mỹ, cái nhìn say đắm của đạo diễn Hùng; phim của anh thường rất yên lặng đầy tính liên tưởng và chỉ cần lời đối thoại là vừa đủ".
Nhà phê bình Roger Ebert từng đoạt giải Pulitzer chấm phim 5/5 sao, ông coi đây là "một bộ phim đầy sự điềm tĩnh và chan chứa ngọt ngào, xem nó giống như đang nghe nhạc êm dịu vậy... Đây là một bộ phim điềm tĩnh, nội tâm, trầm lặng - không có tình tiết chèo lái nhưng tập trung vào sự phát triển của cô gái trẻ".
Thống kê từ trang phê bình điện ảnh Rotten Tomatoes chấm phim với điểm số cao 82%. Phim cũng được hội những người yêu phim chấm 7,4/10 điểm tại trang dữ liệu phim của IMDb.
Xích lô/Cyclo (1995)
Thành công của Mùi đu đủ xanh đã giúp Trần Anh Hùng có kinh phí để thực hiện bộ phim lớn Xích lô. Phim nói về cuộc sống khó khăn của những người dân nghèo ở TP.HCM, với sự tham gia của tài tử Hong Kong Lương Triều Vỹ và hai diễn viên từng xuất hiện trong Mùi đu đủ xanh là nghệ sĩ Như Quỳnh và Trần Nữ Yên Khê, vợ của đạo diễn Anh Hùng.
Xích lô cũng thành công không kém Mùi đu đủ xanh khi giành giải thưởng danh giá Sư tử vàng cho phim hay nhất tại Liên hoan phim Venice lần thứ 52 (1995).
Ở tuổi 33, Anh Hùng trở thành một trong những đạo diễn trẻ nhất chiến thắng ở liên hoan phim này. Bên cạnh đó, nhạc phim do nhạc sĩ Tôn Thất Tiết sáng tác cho phim cũng nhận giải Nhạc phim hay nhất George Delerue (tên cố nhạc sĩ lừng danh người Mỹ) tại LHP Flandre (1995).
Phim được đánh giá là khó hiểu vì quá tóm tắt và ít lời thoại giữa các nhân vật. Tuy vậy nữ nhà báo người Mỹ Janet Maslin lại cho rằng đây là một phong cách làm phim riêng có của nhà làm phim, giúp cho tác phẩm thêm ấn tượng và thành công.
Đáng tiếc Xích lô bị cấm chiếu ở thị trường Việt Nam khiến không ít khán giả tiếc nuối. Không ít người trong giới cho rằng Xích lô bị "án oan" đối với một tài năng điện ảnh như Trần Anh Hùng.
Mùa hè chiều thẳng đứng/À la verticale de l'été (2000)
Hai bộ phim trên khai thác nhiều về TP. HCM, với Mùa hè chiều thẳng đứng, Trần Anh Hùng chuyển sang miêu tả vẻ đẹp cổ kính của Hà Nội qua. Đây là bộ phim thứ ba của anh, nằm trong bộ tam Việt Nam trilogy.
Bộ phim là câu chuyện về ba chị em gái gốc Hà thành, đại diện cho ba mảnh đời tiêu biểu của phụ nữ Việt Nam qua các thời kì.
Họ đều thần tượng cuộc sống gia đình của bố mẹ và phát hiện sự thật sau cái chết của người mẹ. Nói như đạo diễn Trần Anh Hùng: "Đây là tác phẩm điện ảnh đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có sự bội tín và khát vọng tình yêu đôi lứa".
Khi phim được công chiếu tại Mỹ và trở thành phim có doanh thu cao thứ 282 tại Hoa Kỳ (456.000 USD) năm 2001, phim nhãn PG-13 có doanh thu nội địa năm 2001 cao thứ 87 và là phim có doanh thu cao thứ 226 năm 2001 trên toàn cầu (theo Box Office Mojo).
Tháng 7.2000 khi những tờ áp phích của phim xuất hiện tại Paris, người dân ở đây nô nức đi xem: "Dẫu có thích hay không, người Pháp thừa nhận những hình ảnh rất đẹp của một Hà Nội cổ, những thước quay rất đắt giá", Stéphane Goudet, giảng dạy tại trường điện ảnh nổi tiếng FEMIS tại Paris nhận xét.
Trên trang tổng hợp kết quả đánh giá Rotten Tomatoes, bộ phim nhận được chứng nhậnFresh (dành cho phim được nhiều người yêu thích) với 82% đánh giá tích cực dựa trên 55 bài bình luận.
Đáng chú ý trang này dành lời bình có cánh cho phim: "điềm tĩnh một cách tráng lệ, nên thơ, ru người xem vào câu chuyện đời thường". Trang này dành cho phim điểm số 7,1/10.
Trang Metacritic chấm 72 điểm dựa trên 21 bài đánh giá của khán giả. Tiếng vang giúp phim được chọn chiếu tại hạng mục Một góc nhìn (Un Certain Regard) trong khuôn khổLHP Cannes 2000.
Rừng Na Uy (2008)
Trong năm 2008, đạo diễn Trần Anh Hùng được mời dàn dựng chuyển thể tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nhật Bản Murakami Haruki lên màn ảnh rộng.
Chuyện phim nói về giới trẻ Nhật Bản trong bối cảnh đầy biến động những năm 1960 với nhân vật chính là chàng thanh niên Toru cùng hai người đẹp Naoko và Midori.
Phim lần đầu được công chiếu tại LHP Venice 2010 và tham gia tranh giải Gấu vàng tại sự kiện này. Sau khi ra mắt công chúng, phim nhận được nhiều lời ngợi khen từ giới chuyên môn.
Tờ Daily Telegraph nhận định Trần Anh Hùng đã quá "dũng cảm" khi chuyển thể một tiểu thuyết ra đời năm 1987 của nhà văn Haruki Murakami lên màn ảnh rộng.
Trên trang lưu trữ phim của IMDb chấm điểm 6,4/10 cho bộ phim dựa trên nhận xét của gần 9.000 khán giả. Trong khi trên trang Rotten Tomatoes bộ phim nhận được chứng chỉ "Fresh) với đánh giá tích cực 74% và số điểm 6,5/10.
Cây viết Stanley Kauffmann từ tờ The New Publish viết: "Diễn xuất chính là chìa khóa của bộ phim. Mỗi khoảnh khắc của Watanabe và Naoko đều được thể hiện một cách vừa vặn như được cất lên từ những hoài niệm hơn là từ đời sống thực".
Trong khi tác giả Bruce Demara thừa nhận: "Bộ phim cũng giống như tiểu thuyết khi giữ nguyên được tính khó nắm bắt trong động cơ của nhân vật, vì vậy nhận được đánh giá khách quan từ người xem hơn cả".
Tương tự tờ Globe and Mail nhắc đến lời nhận xét của Rick Groen khi nhận địch: "Trần đã mang tiểu thuyết ra khỏi thực tại cuộc sống".
Những lời lẽ bay bổng dành cho bộ phim được Kimber Myers viết trên tờ The Playlist:"Giống như nguyên tác của Haruki Murakami, đây thực sự là một tác phẩm điện xinh đẹp khi nắm bắt được một cách xuất sắc sự thất bại và nỗi buồn. Không ngạc nhiên khi nhận thấy phim sẽ không giúp gì được bạn hơn nếu chính bạn đang gặp rắc rối hay trầm cảm".
Theo Long Hy (Dân Việt)
3 bước giúp Song Hye Kyo thành nữ thần màn ảnh Người đẹp "Hậu duệ mặt trời" luôn có bí quyết riêng để có hình ảnh hoàn hảo.Song Hye Kyo luôn nằm trong danh sách mỹ nhân hàng đầu xứ Hàn. Dù đóng nhiều tuýp nhân vật khác nhau song người đẹp sinh năm 1981 vẫn luôn được coi là nữ thần màn ảnh. Không ai là hoàn hảo và Song Hye Kyo cũng...