Tiệc mừng ly hôn – tiếc chi lần cuối bên nhau người ơi!
“Thật dũng cảm khi có những cặp đôi đã bắt đầu hành động văn minh hơn để dần phá tan định kiến quá khắc nghiệt dành cho ly hôn – họ tổ chức ăn mừng, hoặc ít ra là thông báo ly hôn…”
Khi bố mẹ bất hòa, ghét bỏ, nghi kỵ, hận thù nhau, không chỉ có bố mẹ bất hạnh mà con cái cũng khổ sở, bởi hạnh phúc thì khó lây lan chứ không khí u ám thì rất dễ len lỏi đến từng nếp sinh hoạt gia đình, dù giỏi giả tạo, che đậy đến đâu.
Thế nhưng nhiều cặp vợ chồng không chọn con đường giải thoát cho nhau khi hết tình cạn nghĩa, mà vẫn “cố đấm ăn xôi”, vì rất nhiều nỗi sợ. Bên cạnh nỗi sợ con không còn gia đình trọn vẹn, hay sợ thiếu thốn tài chính, nỗi sợ mang tiếng thất bại trong hôn nhân, làm xấu mặt gia đình, dòng họ là một trong những nhân tố lớn khiến các cặp đôi ngại ly hôn.
Chính những dị nghị xã hội đã cản trở quyết định giúp cuộc đời sang trang mới. Nên thật dũng cảm khi có những cặp đôi đã bắt đầu hành động văn minh hơn để dần phá tan định kiến quá khắc nghiệt dành cho ly hôn – họ tổ chức ăn mừng, hoặc ít ra là thông báo ly hôn.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Getty Images
Có người sẽ bảo làm vậy khác nào cổ suý cho ly hôn. Không phải vậy, ly hôn là giải pháp cuối cùng khi hôn nhân không thể cứu vãn, chẳng ai muốn điều ấy xảy ra. Nhưng cổ vũ cho tinh thần tích cực, dám làm dám chịu của những người đã ly hôn, và cái nhìn nhẹ nhàng hơn của xã hội dành cho họ, thì nên lắm chứ. Hơn bất cứ ai, người vừa đổ vỡ, cần một dịp phù hợp để thông báo rằng cuộc hôn nhân này cuối cùng đã đi sai đường, và chúng tôi muốn dừng lại, sẽ tốt hơn cho cả hai.
Người thân, người quen, bạn bè dù muốn dù không, cũng đón nhận tin ấy một cách thằng thắn, ai tử tế còn dành lời chúc phúc cho họ sớm tìm lại cân bằng, niềm vui mới. Điều ấy còn tốt hơn vạn lần những cái nhìn tọc mạch, những lời xì xào bàn tán sau lưng về việc liệu họ đã ly hôn chưa, ly hôn lúc nào, vì sao ly hôn; hay gặp phải những câu hỏi vô duyên có thể do vô ý hoặc cố tình không biết họ đã đường ai nấy đi.
Cô bạn thân của tôi vì xấu hổ chuyện ly hôn mà không công khai, chỉ những người rất thân mới biết. Hôm đi họp lớp, bạn bè hỏi “Bao giờ đẻ tiếp”, bạn lúng túng bảo “Từ từ tính sau”. Rồi đứa bạn khác kéo bạn ấy ra “tâm sự nhỏ” mà dường như cố tình nói to để ai cũng nghe thấy, rằng “Hôm trước tớ thấy ai rất giống chồng bạn đèo cô gái khác đi xem phim”. Bạn tôi cuối cùng đành đỏ mặt giải thích rằng đã ly hôn. Buổi họp lớp rơi vào sự im lặng đáng sợ. Lúc đèo nhau về, bạn thân ứa nước mắt tâm sự với tôi “Ly hôn mà sao giống ăn cướp ăn trộm phải giấu giếm mệt quá, tự nhiên tao thèm một bữa tiệc để xoã và hét thật to cho mọi người rõ TÔI ĐÃ TỰ DO”. Tôi ước gì bạn đã làm vậy ngay từ đầu.
Có người sẽ bảo tôi xúi người ta làm lố. Ly hôn có gì hay ho mà mở tiệc. Tôi muốn long trọng gọi nó là nghi lễ thông báo và ăn mừng ly hôn, vì nó cũng là bước ngoặt to lớn, là quyết định xứng đáng được tôn trọng không kém gì việc kết hôn, xây nhà, mở công ty… Người trong cuộc cũng phải đưa lên đặt xuống, suy nghĩ đến nát óc, cũng hy vọng những điều tốt đẹp sẽ xảy đến sau quyết định quan trọng này lắm chứ. Một bữa tiệc nhẹ nhàng và vui vẻ với sự góp mặt của người thân, bạn bè như một dấu mốc đánh dấu sự thở phào nhẹ nhõm, sự tự do, sự quyết tâm xây lại cuộc sống sau đổ vỡ hôn nhân.
Điều tốt nhất mà tôi nghĩ tiệc ly hôn có thể mang lại là cơ hội chia tay êm ấm. Nó không chỉ xoa dịu ghét bỏ trong nhau mà còn giảm dư chấn trong lòng con trẻ. Dẫu có đớn đau, phản bội, cãi vã, chẳng phải cũng đã từng có những lúc dấu yêu. Lần cuối còn chính thức đứng cạnh nhau, tiếc chi chút ân tình cuối cùng để ở bên nhau bình tĩnh, nhìn lại nhau với con mắt không lo âu, không cay nghiệt, cùng tuyên bố giải thoát cho nhau, cùng chúc nhau những tươi sáng về sau.
Con cái khi thấy bố mẹ và người lớn đón nhận tin chia tay nhẹ nhàng như vậy cũng sẽ bớt hoang mang, buồn bã. Được chụp ảnh cùng bố mẹ, được nhìn thấy gương mặt nhẹ nhõm của họ, sau này dù không còn chung một mái nhà, con trẻ sẽ thấy ấm áp hơn khi nhớ về kỷ niệm cuối cùng về gia đình là bố mẹ vui vẻ, đồng tình tuyên bố chia tay, thay vì chì chiết nhau giữa tòa hay chửi rủa nhau lúc phân chia tài sản.
Ta cứ mải miết xây dựng ấn tượng tốt ban đầu mà sao quên mất để lại dấu ấn cuối cùng đẹp đẽ, để sau ly hôn còn có thể cùng nhau nuôi dạy con cái, gặp nhau còn chào hỏi, trao đổi với nhau đầy văn minh. Tôi rất thích một câu hát: “Until we say our next hello it’s not goodbye”. Có thể hiểu nhiều nghĩa, riêng tôi thích hiểu rằng “Sẽ chưa chính thức chia tay, nếu lần tới gặp lại, ta không thể nói lời chào”.
Tôi muốn buông tay người chồng cờ bạc
Tôi mới cưới chồng được gần 1 năm, đến thời điểm hiện tại chồng tôi báo nợ 2 lần, tổng số tiền gần 1 tỷ đồng. Giờ tôi phải làm sao đây, ngoài việc ly hôn còn lối thoát nào không?
Hỏi: Tôi mới cưới chồng được gần 1 năm, đến thời điểm hiện tại chồng tôi báo nợ 2 lần, tổng số tiền gần 1 tỷ đồng. Anh là anh trai của bạn thân tôi, do gặp gỡ thường xuyên cùng sự vun vén của mẹ anh, tôi và anh yêu nhau. Thế nhưng, gia đình tôi không đồng ý vì cho rằng gia đình anh không môn đăng hộ đối, lại có tin trước đây anh cờ bạc, đề đóm. Nhưng tình yêu ngày càng lớn, tôi bỏ ngoài tai những lời khuyên của ba mẹ mà nhất quyết đến với anh bằng được.
Đúng là ai đã dính vào cờ bạc thì không chừa được, "ngựa quen đường cũ", lần đầu anh báo nợ, khi tôi đang mang bầu được 3 tháng, tôi sốc đến mức suýt sảy thai. Anh thề sẽ từ bỏ vì vợ, vì con. Nhưng, 3 tháng sau, anh lại báo nợ 600 triệu đồng. Giờ tôi phải làm sao đây, ngoài việc ly hôn còn lối thoát nào không? (Nguyễn Nhung, Bắc Ninh)
Ảnh minh họa.
Anh Dương Lộc (Đống Đa, Hà Nội) tư vấn: Tôi nói thật, hứa thì thế, thực hiện rất khó, bởi tôi cũng là người nghiện cờ bạc, tôi hiểu. Tuy không phải bắt vợ phải trả tiền do tôi vay mượn, bên phía nhà vợ cũng chưa phải chịu điều tiếng gì về chuyện của tôi, nhưng vợ tôi cũng từng đưa nộp đơn ly hôn. Đến lúc đó, tôi mới sáng mắt nhận ra nếu cứ mãi mê muội thì bản thân sẽ không còn gì. Đơn ly hôn của vợ đã cứu tôi, cứu cả gia đình.
Còn với trường hợp của bạn, không còn lối nào thoát ngoài ly hôn. Có lẽ, bạn đắn đo vì nghĩ tình vợ chồng và nghĩ đến con. Nhưng, bạn nên sáng suốt nhận ra rằng sống chung với anh ta sẽ chính là tai họa cho con bạn sau này. Anh ta vẫn chứng nào tật nấy, khi đó ai sẽ gánh chịu hậu quả? Khi đó bạn làm sao chăm lo tốt cho tương lai của con? Nghiện cờ bạc giống như nghiện ma túy, rất khó để "cai". Nếu bạn còn chần chừ thì người khổ sẽ là mẹ con bạn.
Tôi coi thường chồng Tôi là vợ tác giả bài: "Mỗi lần cãi nhau vợ lại trù tôi gặp tai nạn". Tôi nhận ra rằng chúng tôi ly hôn là điều chắc chắn phải xảy ra. Chồng tôi viết: "Tôi chơi bằng tiền của tôi. Tôi cờ bạc và rất nhiều lần người nhà phải gánh vác nợ". Hay thay, mới một ngày trước tôi còn bị...