Tiếc cho hạnh phúc
Anh không biết sự đam mê nào đã lôi kéo chị, một phụ nữ trẻ ra khỏi ngôi nhà mà bao nhiêu người mong ước, bỏ lại người chồng hết mực thương yêu và những đứa con còn thơ dại. Anh không trách chị, chỉ thấy tiếc cho hạnh phúc.
Cuối tuần, đang ngồi đọc báo, bỗng đứa con gái nhỏ từ đâu chạy về nước mắt ngắn, nước mắt dài ôm chặt lấy bố, theo sau thằng anh cũng hậm hực, tóc tai rối bù, quần áo bẩn thỉu. Anh hỏi vội: “Hai anh em làm gì thế, sao lại đánh em”. “Con có đánh em đâu, con vừa đánh nhau với mấy thằng ngoài kia. Bọn nó dám bảo là anh em con bị mẹ ghét, nên bỏ rơi đi với người khác rồi. Không phải đâu bố nhỉ, chỉ là mẹ phải đi kiếm thật nhiều tiền về xây nhà to thôi” – đứa lớn phân bua.
Ảnh minh họa
Anh ôm hai đứa con vào lòng mà không biết nói sao. Muốn khóc cũng không dám, chỉ thấy lòng chùng xuống. Chúng còn quá bé, đứa lớn mới chỉ học lớp 1, đứa bé đang còn mẫu giáo. Chúng làm sao hiểu hết được chuyện người lớn. Sau khi thay quần áo cho hai con, đưa chúng vào phòng để chúng chơi với nhau. Anh quay ra ngồi thẫn thờ trên ghế. Nghe tiếng cười của con vọng ra lại càng thấy đau lòng nhớ lại những ngày hạnh phúc không xa.
Video đang HOT
Gia đình họ từng là niềm ngưỡng mộ của không ít người. Anh, một người đàn ông thành đạt, yêu vợ thương con, chỉ có điều quá say mê với công việc. Chị xinh đẹp, một người vợ biết chiều chuộng chồng, một người mẹ chăm con, nhưng cũng là một người phụ nữ không biết kiềm chế mình trước những cám dỗ. Sinh đứa con đầu lòng chưa được bao lâu, chị đã mải miết chạy theo một người đồng nghiệp có tài ăn nói.
Khi biết chuyện, anh đã mở lòng vị tha, bởi ai chẳng có phút lỡ lầm, cũng có lẽ bởi nguyên nhân anh đã chưa dành đủ thời gian cho gia đình. Anh điều chỉnh mình, chị quay trở về làm một người vợ đảm. Mọi chuyện tưởng đã êm xuôi, nhưng sau khi đứa con thứ hai ra đời, chị lại một lần nữa làm gia đình mình điên đảo vì một người đàn ông khác. Lại một lần nữa, vì con, anh tha thứ và đón nhận chị trở về.
Nhưng có lẽ cái gia đình nhỏ không đủ sức níu kéo chị, một người phụ nữ xinh đẹp luôn muốn được người khác cưng chiều, luôn bị thu hút bởi cám dỗ quá lớn từ những người đàn ông hào nhoáng khác. Chị bỏ đi để lại lá đơn ly dị và bức thư. Nhìn bức thư với những câu xin lỗi của chị, anh như không tin ở mắt mình. Rồi anh tìm mọi cách liên lạc, làm mọi cách cho chị hiểu là bố con anh luôn yêu thương chị, rằng các con không thể thiếu mẹ, rằng những thứ hào nhoáng đó không phải là quan trọng, chị hãy trở về… Nhưng rốt cục, chị vẫn muốn đi tìm một cuộc sống mới. Anh cay đắng, nhưng còn biết làm sao, chả nhẽ cố níu kéo người không còn thiết tha với hạnh phúc.
Có lẽ câu chuyện của anh thật hiếm, nên những người không biết rành mạch chỉ đơn giản cho rằng chị quá hư hỏng, tiếc làm gì. Người đã từng hiểu họ cũng ngạc nhiên không kém bởi tưởng chuyện của họ chỉ xảy ra trên phim, khó có ở đời thực, họ không thể hiểu sao chị lại dứt bỏ một người chồng yêu thương, những đứa con nhỏ dại ấy. Và mọi người lại thấy tiếc và thấy thương cho hạnh phúc của một cặp đôi đúng ra phải rất trọn vẹn.
Còn với anh, cuộc sống với công việc, con cái bận rộn dần dà cũng làm anh cũng nguôi ngoai nỗi đau trong lòng. Các con còn quá nhỏ, không thể nói để chúng hiểu, mỗi khi chúng hỏi đến mẹ anh lại nói dối rằng mẹ còn phải đi làm xa để lấy tiền xây nhà, mua ô tô. Chúng tin là thật, quấn quýt bên bố và chờ đợi mẹ. Nhưng cái cảnh “gà trống nuôi con” cũng không đơn giản. Những lúc con ốm, chúng cứ gọi đòi mẹ, đặc biệt là đứa nhỏ, anh dỗ không được quay ra quát chúng, quát xong lại ôm lấy con mà khóc.
Rồi những lần phải đi công tác xa, ông bà hai bên đều đã mất cả, không biết gửi con vào đâu, đành nhờ người chị ruột trông nom. Anh không ngại vất vả, anh cũng không ngại những lời xì xào xung quanh, nhưng thực sự anh không biết các con sẽ đối diện với sự thật về mẹ thế nào đây và anh cũng không hiểu anh và các con từng là gì trong lòng chị.
Nguồn tin: Báo Kinh tế và Đô thị
Không bao giờ ngã
Từng có một thời ấu thơ tôi mê trò chơi tung vụ. Con vụ (người Bắc gọi là con quay) được tiện bằng gỗ, tròn, trơn láng hình chóp nón. Đầu chóp con vụ cắm cây đinh mài nhọn để làm "chân" và thân vụ sơn nhiều màu. Không cần sơn giáp vòng quanh thân; chỉ một bệt sơn - lúc quay, nhờ hiện tượng lưu ảnh của mắt, vụ sẽ cho ta chiêm ngưỡng một vòng màu liền lạc.
ảnh minh họa
Bắt đầu, người chơi vụ dùng một đoạn dây nhợ quấn vòng quanh thân (quấn cẩn thận, lớp lang, đừng cho vướng; nếu vướng, sẽ không tung vụ được). Một tay cầm vụ, hai ngón kẹp chặt đầu dây, người chơi tung vụ xuống nền xi măng; ngón tay giữ đầu dây, lôi ngược. Tung thành công, vụ lao xuống, lảo đảo vài vòng rồi bắt đầu quay. Chế tác đúng tiêu chuẩn, nền xi măng trơn láng cộng với việc người tung "có nghề", vụ sẽ quay rất "bình", rất lâu. Con vụ "bình" (tức đạt trạng thái cân bằng tối ưu) quay mạnh, quay nhanh mà nhìn như thể đứng yên (thi đánh vụ, đáng gờm là những con vụ quay như thể đứng yên; chứ con nào quay mà thấy... đang quay thì kể như thua chắc). Chỉ bằng duy nhất một chân mà vụ lại có thể đứng yên, kỳ diệu chưa? Vậy nhưng, cái lạ lùng ở đây lại chính là chỗ vụ chỉ có thể đứng yên nhờ... chuyển động! Phải, còn quay là còn đứng, quay chậm hoặc không quay thì vụ sẽ ngã.
Ấy là những ngẫm nghĩ của tôi khi đã quá nửa đời người chứ ngày nhỏ thì chỉ biết say mê cái trạng thái diệu kỳ của món đồ chơi. Nhìn con vụ đứng bất động một chân mà tha hồ tưởng tượng, mộng mơ, cứ mong nó quay mãi, quay hoài để có thể đứng mãi trên chân, đừng bao giờ ngã. Có lần, tôi đem cái mong ước "không bao giờ ngã" thỏ thẻ với cha. Cha cười, bảo: vụ cũng như người. Sao lại như người hở cha? Con biết vụ không ngã nhờ đâu không? Nhờ... nó quay! Nếu nó quay, "làm siêng" quay, nó sẽ không bao giờ ngã. Người cũng vậy, người siêng làm lụng, học hành sẽ không bao giờ ngã. Chỉ người làm biếng mới ngã thôi.
Chẳng biết đầu óc trẻ thơ của tôi "ngộ" được bao nhiêu từ câu nói của cha nhưng từ bữa ấy, hình như tôi làm lụng, học hành siêng năng hơn. Cha tôi không được học hành bao nhiêu nhưng, ngẫm ra, mới thấy ông là một "nhà giáo dục" đại tài với tôi.
Bài học của cha tôi vẫn còn nhớ, còn dùng mãi đến hôm nay. Đôi khi, giữa nghiệt ngã đời thường, thấy bất lực, thấy nản lòng muốn buông xuôi; nhưng chợt nhớ mình là con vụ, tôi lại cố gượng quay; quay để giữ mình không ngã. Và những lúc ấy, từ trong sâu thẳm, bất chợt tôi nhìn ra bóng dáng cha tôi. Người đang cúi xuống tôi với nụ cười an ủi, yêu thương. Tai tôi dường văng vẳng câu nói năm xưa: vụ cũng như người.
Theo Thesaigontimes.vn
Tôi tính ly hôn vì chồng muốn bán nhà để về ở chung với bố mẹ Tôi đang suy nghĩ đến việc ly hôn một cách nghiêm túc khi chồng nhậu nhiều và giờ thêm việc này nữa. ảnh minh họa Tôi 30 tuổi, chồng 36, chúng tôi quen nhau 5 năm, kết hôn cũng được 5 năm rồi nhưng chưa có con. Tôi làm văn phòng, chồng làm kỹ thuật, tuy lương không cao lắm nhưng cũng ổn...