Tiébélé: Ngôi làng cổ được tạo nên từ phân bò, từng căn nhà đều là tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời
Nằm cách biên giới Ghana khoảng 20km về phía Bắc, ngôi làng Tiébélé của đất nước Tây Phi, Burkina Faso, nổi tiếng khắp thế giới bởi những căn nhà được vẽ trang trí tỉ mỉ tuyệt đẹp hay còn được gọi với cái tên địa phương là sukhala.
Những ngôi nhà sukhala nằm trong khu phức hợp – là nơi cư trú của những người đứng đầu cộng đồng. Người dân nơi đây thuộc nhóm dân tộc Kassena và đã có lịch sử khai phá, định cư tại làng này từ thế kỷ 15.
Công việc trang trí tường của những ngôi nhà này thường là do phụ nữ trong làng đảm nhận. Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc nhất của người Kassena.
Từng hình vẽ, từng đường nét, hoa văn truyền thống được vẽ bằng tay với màu sắc chính là đen, trắng, đỏ. Cuối cùng, nó được phủ một lớp dầu bóng tự nhiên chiết xuất từ loại cây họ đậu. Các hình vẽ đều mang những ý nghĩa riêng như cầu xin vụ mùa tươi tốt, cầu mong sinh sản, trí tuệ…
Trang trí tường đã trở thành một hoạt động cộng đồng đối với phụ nữ ở làng Tiébélé nói chung và với cả cộng đồng người Kassena nói riêng tại đây. Khoảng 15 phụ nữ được phân công sẽ chia nhau trang trí tường cho những ngôi nhà được chỉ định. Hoạt động này thường diễn ra vào tháng 2 hoặc tháng 3, sau khi vụ thu hoạch kết thúc. Không chỉ nhà ở mà cả các lăng tẩm dành cho người chết cũng được trang trí lộng lẫy như vậy.
Tại khu vực trung tâm của làng Tiébélé có khoảng 450 người sinh sống. Tất cả nhà ở đây được dựng lên từ đất, cỏ khô và phân bò, mặc dù vậy, ngày nay, người ta đã bắt đầu thay thế bằng bùn, gạch và đá để ngôi nhà vững chắc hơn.
Video đang HOT
Kiến trúc nhà ở làng Tiébélé chịu ảnh hưởng từ nhóm dân tộc lớn hơn – Gurunsi. Nhà của họ không có cửa sổ, cửa ra vào rất nhỏ và có những bức tường dày đến 30cm để bảo vệ dân làng khỏi thời tiết khắc nghiệt cũng như hạn chế sự xâm nhập của kẻ thù.
Thông thường trẻ em sẽ sống với ông bà của chúng trong những căn nhà hình bát giác. Những cặp vợ chồng sống trong ngôi nhà hình chữ nhật và những người độc thân sẽ sống trong nhà hình tròn.
Năm 2006, sau khi vị trưởng làng qua đời, người dân tại Tiébélé tuy không còn người lãnh đạo nữa nhưng họ vẫn rất cố gắng để duy trì phong tục truyền thống của làng mình.
Từ năm 2012, Tiébélé đã được Quỹ Di sản Thế giới đưa vào danh sách những di sản thế giới có khả năng bị đe dọa.
Những hoạt động tuyên truyền, giúp đỡ, cải tạo hệ thống thoát nước và bảo vệ an toàn trong khu vực đã được thực hiện.
Hoạt động du lịch tại làng cũng đang được đẩy mạnh, một mặt để có thể tạo ra nguồn kinh tế ổn định cho dân làng, mặt khác có thể truyền bá cũng như bảo tồn nền văn hóa đặc sắc của dân tộc nơi đây.
(Nguồn: Atlasobscura, Wmf, Lonelyplanet)
Theo Helino
Khánh Hòa: Lại một khu đất vàng giao giá bèo cho doanh nghiệp
Khu đất vàng gần 7.400 m2 được tỉnh duyệt giá thấp hơn hàng chục lần so với giá trị thị trường để giao doanh nghiệp đổi công trình Trường Chính trị tỉnh.
Ngày 25-6, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Hòa Nam, Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa , xác nhận Công ty CP Thanh Yến đang thực hiện dự án khu phức hợp thương mại - dịch vụ - y tế - văn phòng - khách sạn - nhà ở chung cư tại khu đất "vàng" số 01 Trần Hưng Đạo, TP Nha Trang. Khu đất này được UBND tỉnh giao cho Công ty Thanh Yến hoàn lại việc công ty này xây Trường Chính trị cho tỉnh. Tuy nhiên, giá khu đất hoán đổi do tỉnh duyệt đang bị đặt vấn đề.
Tỉnh duyệt 22,5 triệu đồng/m2, giá thị trường hàng trăm triệu
Theo hồ sơ chúng tôi thu thập được, năm 2014, ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa thời điểm đó, ký văn bản cho Công ty CP Thanh Yến (huyện Bến Lức, Long An) thực hiện dự án BT. Theo đó, Công ty Thanh Yến xây mới Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa tại xã Phước Đồng, ngoại thành TP Nha Trang. Dự án có tổng mức đầu tư 149 tỉ đồng và được hoàn vốn bằng quỹ đất hiện tại của Trường Chính trị tại số 01 Trần Hưng Đạo, TP Nha Trang.
Ông Thắng cũng kết luận giao toàn bộ khu đất 7.388 m2 tại số 01 Trần Hưng Đạo cho Công ty CP Thanh Yến chuyển thành đất ở, đất sản xuất, kinh doanh thực hiện dự án khu phức hợp thương mại - dịch vụ - y tế - văn phòng - khách sạn - nhà ở chung cư (để bán) Nha Trang Center 2 (nay có tên là dự án Gold Coast). Khu đất này được mệnh danh là đất "vàng" bởi nằm ngay trung tâm TP Nha Trang, có hai mặt tiền đường loại 1 là Trần Hưng Đạo và Lý Tự Trọng, cách bãi biển chỉ hơn 100 m.
Tháng 2-2016, UBND tỉnh Khánh Hòa có quyết định thu hồi toàn bộ 7.388 m2 đất do Trường Chính trị quản lý tại số 01 Trần Hưng Đạo , giao cho Công ty CP Thanh Yến thực hiện dự án. Trong đó có 4.440 m2 đất ở đô thị được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, còn lại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp được cho thuê đất trả tiền một lần.
Khu đất "vàng" số 01 Trần Hưng Đạo, TP Nha Trang được tỉnh Khánh Hòa giao cho Công ty CP Thanh Yến với giá rẻ mạt để thực hiện dự án Gold Coast. Ảnh: TẤN LỘC
Đến tháng 7-2016, UBND tỉnh có quyết định phê duyệt giá khu đất "vàng" giao cho Công ty CP Thanh Yến. Theo đó, đất ở lâu dài có giá chỉ gần 22,5 triệu đồng/m2, toàn bộ diện tích đất sản xuất, kinh doanh còn lại có giá 7,8 triệu đồng/m2. Trong khi đó hiện nay trên các sàn giao dịch bất động sản, giá đất mặt tiền đường Trần Hưng Đạo được rao bán với giá 380-400 triệu đồng/m2, cao hơn mười mấy lần so với giá UBND tỉnh phê duyệt cho khu đất số 01 Trần Hưng Đạo. Nhiều ý kiến cho rằng với việc định giá khu đất số 01 Trần Hưng Đạo như trên, ngân sách của tỉnh Khánh Hòa đã thất thu hàng trăm tỉ đồng.
Vì sao đất "vàng" được duyệt giá quá thấp so với giá thị trường như vậy? PV đã đặt câu hỏi này với lãnh đạo các sở Tài chính, TN&MT tỉnh Khánh Hòa nhưng chưa được trả lời.
Nhiều ưu ái kỳ lạ cho doanh nghiệp
Được biết, trong quá trình thực hiện dự án BT Trường Chính trị và dự án Gold Coast, Công ty CP Thanh Yến được UBND tỉnh Khánh Hòa cho hưởng nhiều ưu đãi đến khó hiểu. Công ty CP Thanh Yến chủ động đề xuất dự án BT Trường Chính trị và được lãnh đạo UBND tỉnh chấp thuận, áp dụng cơ chế "đàm phán trực tiếp với nhà đầu tư" mà không qua đấu giá.
Trả lời câu hỏi vì sao không tổ chức đấu giá dự án BT Trường Chính trị, giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Khánh Hòa giải thích: "Theo quy trình, thủ tục thực hiện các dự án BT, dù nhà đầu tư đề xuất hay UBND tỉnh chủ trương thì đều phải đấu giá, lựa chọn nhà đầu tư. Đối với dự án Trường Chính trị, tỉnh đã xin ý kiến Thủ tướng và được Thủ tướng chấp thuận cho chỉ định thầu".
Cũng theo Sở KH&ĐT, Công ty CP Thanh Yến được UBND tỉnh Khánh Hòa giao khu đất số 01 Trần Hưng Đạo để thực hiện dự án Nha Trang Center 2 song trùng với dự án BT Trường Chính trị. Trong khi đó, theo quy định, nhà đầu tư phải bỏ tiền ra thực hiện dự án BT. Trên cơ sở tính giá trị công trình BT, tỉnh mới xác định giá đất, giao đất để thực hiện dự án hoàn vốn. Bên cạnh đó, tỉnh đã đưa gần 2.950 m2đất của khu đất thành đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Toàn bộ diện tích đất này được chủ đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ cùng các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Nhiều ý kiến cho rằng theo quy định Luật Đất đai, đây phải là đất thương mại dịch vụ. Do đó, việc chuyển 2.950 m2 đất thành đất "sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp" (thay vì phải là đất "thương mại dịch vụ") là cách làm lợi cho chủ đầu tư, gây thiệt hại cho Nhà nước hàng chục tỉ đồng bởi đất thương mại dịch vụ có giá trị cao hơn đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.
Chưa hết, trong giấy chứng nhận đầu tư lần đầu được cấp tháng 6-2015, chủ đầu tư được xây dựng hai khối tháp 41 tầng với 920 căn hộ, phòng khách sạn. Đến tháng 11-2015, ông Lê Đức Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thời điểm đó, ký công văn thống nhất cho điều chỉnh chức năng 920 căn hộ du lịch thành căn hộ dạng nhà ở chung cư để bán. Mặt khác, dự án tăng thành 44 tầng nổi, ba tầng hầm. Trong khi đó, theo đồ án quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2025 đã được Thủ tướng phê duyệt tháng 9-2012, các công trình thuộc khu đô thị ven biển Nha Trang có chiều cao xây dựng tối đa 40 tầng. Đến tháng 2-2016, UBND tỉnh mới có công văn điều chỉnh dự án thành 40 tầng nổi và ba tầng hầm như hiện nay.
Tốn thêm gần 75 tỉ đồng để xây lại ký túc xá
Theo hồ sơ, trước đây Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa tại khu đất "vàng" ở trung tâm TP Nha Trang vốn có khu ký túc xá với đầy đủ phòng ở khang trang. Thế nhưng khi thực hiện dự án BT Trường Chính trị mới, Công ty Thanh Yến chỉ xây dựng trường học mà không có khu ký túc xá. Tháng 9-2016, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục ký hợp đồng BT cho Công ty CP Khách sạn Bến Du Thuyền đầu tư gần 75 tỉ đồng xây dựng thêm khu ký túc xá cho Trường Chính trị tại xã Phước Đồng với 94 phòng. Đổi lại, Công ty Khách sạn Bến Du Thuyền được UBND tỉnh giao nhiều khu đất khác thuộc khu đô thị Vĩnh Hòa, TP Nha Trang để hoàn vốn.
Theo Tấn Lộc
Pháp luật TPHCM
Các thiết kế ghế ngồi được "mix" từ bảng màu và hoa văn khác nhau đẹp đến bất ngờ Pha trộn và kết hợp đã trở thành một phong cách thiết kế kinh điển và được trông thấy ở khắp mọi nơi. Ý tưởng táo bạo này còn mang lại một diện mạo mới cho các thiết kế ghế ngồi nữa đấy. Trong thiết kế và trang trí nhà thì việc pha trộn màu sắc và các bản in là một ý...