“Tích tụ ruộng đất – đừng để vừa làm vừa băn khoăn”
“Với cách làm thời gian vừa qua, chúng tôi thấy đầu tư cho nông nghiệp ít nhưng lãng phí, thất thoát ở nhiều dự án, nhất là các dự án về nạo vét sông ngòi, kênh mương, xây dựng hồ đập… Đây là nguyên nhân chung cho việc thất thoát, lãng phí, tham nhũng gây nợ đọng lớn trong xây dựng cơ bản” – Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh nhận định.
Ngày 3.11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường cho ý kiến về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020; kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2016, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017. Nhiều ĐB đã phát biểu đưa ra giải pháp để phát triển nông nghiệp.
Phải hiểu được lợi ích của tích tụ ruộng đất
Theo các đại biểu Quốc hội, nông dân vẫn chưa yên tâm đầu tư, tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn. Ảnh: T.C.T.C
Nhà nước cần có cơ chế động viên và hướng dẫn cách làm ăn có hiệu quả qua tích tụ, tập trung ruộng đất, khắc phục tâm lý băn khoăn tích tụ, tập trung ruộng đất sẽ dẫn đến bất ổn về xã hội. Gắn quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại lao động ở từng địa phương, từng lĩnh vực trên phạm vi cả nước”. ĐBQH Nguyễn Thị Thanh
Dành gần toàn bộ thời gian nói về vấn đề nông nghiệp, ĐB Nguyễn Thị Thanh – Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình cho rằng: Sau 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu kinh tế, mặc dù đạt nhiều kết quả nhưng kinh tế nông nghiệp và đời sống gần 70% cư dân nông thôn còn rất nhiều khó khăn. Dư địa của ngành nông nghiệp còn rất lớn nhưng chưa thấy động lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
Trong nhóm giải pháp ĐB Thanh đã nhấn mạnh, quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất để sản xuất lớn đang diễn ra đúng hướng nhưng thiếu những định hướng và hành lang pháp lý của Nhà nước, chưa tạo được niềm tin vững chắc cho doanh nghiệp và người dân. “Điều này hạn chế thực hiện cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, cũng như phát huy lợi thế nền kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp. Không ít người nông dân kém nhiệt tình đầu tư vào nông nghiệp, có xu hướng chuyển vốn sang đầu tư ở các lĩnh vực khác hoặc không sản xuất nhưng vẫn giữ ruộng để phòng cơ” – ĐB Thanh cho hay.
Video đang HOT
Theo ĐB Thanh trong công tác tuyên truyền, phải làm sao để cán bộ và người dân thấy được sự cần thiết và lợi ích của tích tụ, tập trung ruộng đất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Cũng đề cập đến giải pháp cho nông nghiệp, ĐBQH Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) cho rằng, nên lựa chọn các doanh nghiệp đầu tư trên lĩnh vực nông nghiệp theo mô hình sản xuất vừa tập trung, vừa phân tán. “Lĩnh vực khó cần tập trung đó là giống, quy trình công nghệ, vật tư đầu vào và thu mua sản phẩm là do doanh nghiệp thực hiện. Còn người nông dân thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã để sản xuất phân tán. Việc này sẽ giải quyết được sản phẩm vừa đồng nhất về giống, về chất lượng và có một số lượng đủ lớn để tham gia thị trường” – ĐB Gia nói.
Kiến nghị nhiều, chậm tháo gỡ
Nói về kinh nghiệm của tỉnh Hà Giang trong việc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, ĐB Triệu Tài Vinh – Bí thư Tỉnh ủy cho biết, tỉnh lựa chọn khâu kế hoạch chứ không quá ưu tiên vào tư liệu sản xuất và công cụ sản xuất. Một mặt vẫn tiếp tục triển khai mô hình hợp tác xã kiểu mới theo luật, qua đó đã hình thành các hợp tác xã dược liệu, các hợp tác xã dịch vụ tổng hợp. “Bên cạnh đó tỉnh tiếp tục chỉ đạo hợp tác xã toàn thôn… Chúng tôi cơ cấu lại tổ chức nhất thể hóa các chức danh của thôn, đồng thời vốn hóa tài nguyên, cơ sở vật chất thôn để tiếp cận tín dụng cho phát triển thôn, bản. Chúng tôi gọi mô hình này là mô hình hợp tác xã có hiệu quả trong tái cơ cấu nông nghiệp” – ĐB Vinh cho hay.
Ở góc độ khác, ĐB Nguyễn Thị Xuân Thu (Khánh Hòa) cho hay: Trong nhiều năm qua, ngành nông nghiệp luôn có tư duy đầu tư thủy lợi cho nông nghiệp, sản xuất lúa gạo và trồng trọt mà chưa quan tâm đến thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản. Trong khi dư địa phát triển kinh tế thủy sản còn rất lớn.
“Đầu tư cho lĩnh vực này còn rất hạn chế, đặc biệt thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản. Qua theo dõi các diễn đàn thảo luận của Quốc hội khóa XIII, tôi thấy có nhiều ý kiến của ĐBQH về lợi thế so sánh của kinh tế thủy sản so với kinh tế nông nghiệp, nhất là vấn đề đầu tư cho thủy lợi, phục vụ nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt đồng bằng sông Cửu Long, nơi có trên 80% diện tích và sản lượng thủy sản được sản xuất phục vụ cho xuất khẩu với 2 sản phẩm chủ lực là tôm và cá tra, nhưng cho đến nay vấn đề về thủy lợi chưa được tháo gỡ” – ĐB Thu bày tỏ.
Phát biểu theo hướng tranh luận, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP. HCM) cho biết, vừa qua nhà nước có việc bỏ thuế giá trị gia tăng cho một số ngành, trong đó có ngành thức ăn chăn nuôi, ngành phân bón. Tuy nhiên, hiện ngành vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp lại bị thiệt thòi.
ĐB Nghĩa phân tích, những doanh nghiệp đang tổ chức sản xuất, trong đó có một số nhà đầu tư nước ngoài rất lớn thì không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Từ đó dẫn tới việc, những doanh nghiệp đi nhập khẩu những mặt hàng trên thì không bị ảnh hưởng, trong khi những người đầu tư, tổ chức sản xuất trong nước những mặt hàng trên lại bị ảnh hưởng. Vấn đề này Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế cũng như Hiệp hội Phân bón, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi đã kiến nghị từ tháng 5.2015 khi Quốc hội sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng nhưng không được chấp nhận. “Người ta chỉ kiến nghị bây giờ anh đừng có đưa họ vào diện miễn thuế mà đưa vào thuế giá trị gia tăng 0% thì như thế những đối tượng này sẽ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào” – ĐB Nghĩa nói.
Theo Danviet
Sao cứ cháy nhà, chết người, rồi mới "rà soát", "xử nghiêm"
"Hôm nay sập mỏ khai thác đá, vài chục người chết, hôm sau lại sạt lở bãi thải, vài gia đình bị chôn vùi, rồi lật du thuyền hoạt động trái phép, nhiều người mất mạng, cháy cơ sở karaoke tại Hà Nội làm chết nhiều người... Cứ để mọi việc xảy ra rồi đại diện chính quyền mới tuyên bố sẽ rà soát, kiểm tra, xử nghiêm sai phạm"...
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương phát biểu tại hội trường Quốc hội chiều 2/11 (ảnh: N.T).
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội chiều 2/11.
Khái quát về những kết quả phát triển kinh tế xã hội đạt được trong năm 2016, Phó Chủ nhiệm UB Đối ngoại của Quốc hội ghi nhận, vai trò lãnh đạo, nỗ lực của Chính phủ. Nhưng ông Cương cũng cảnh báo, nếu không nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý nhà nước ở các cấp chính quyền, thì kết quả đạt được khó bền vững.
"Sao Chính phủ quyết liệt vậy mà xã hội vẫn tràn những chuyện bức xúc. Tất cả mọi chuyện đều có chung nguyên nhân là sự vận hành của bộ máy quản lý nhà nước không tốt, hành động của đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi. Mà vấn đề gì xảy ra cũng có thể giải thích bằng nguyên nhân buông lỏng quản lý" - ông Cương phân tích, đáng lý quản lý Nhà nước phải trước một bước thì thực tế công tác này lại luôn... chạy theo vấn đề cần quản.
Phó chủ nhiệm UB đối ngoại của Quốc hội điểm lại hàng loạt vụ việc đau lòng vẫn xảy ra từng ngày, hôm nay thì sập mỏ khai thác đá, vài chục người chết, hôm sau lại sạt lở bãi thải, vài gia đình bị chôn vùi, rồi lật du thuyền hoạt động trái phép, nhiều người mất mạng... Mới đây nhất, ông Cương đề cập đến vụ cháy cơ sở karaoke ở Hà Nội, làm chết nhiều người xảy ra chiều hôm qua, 2/11.
"Cứ để mọi việc xảy ra rồi đại diện chính quyền mới đến, tuyên bố sẽ rà soát, kiểm tra và xử nghiêm sai phạm. Lẽ ra việc đó phải làm từ lâu rồi chứ không đợi đến khi tai nạn xảy ra mới làm" - ông Cương phân tích.
Đi sâu vào vấn đề bộ máy nhân lực, đại biểu cho rằng, điều đáng nói là trong lúc đội ngũ cán bộ, công chức đông, tinh giảm biên chế thì gần như dậm chân tại chỗ. Đại biểu đặt câu hỏi, số lượng cán bộ, công chức nhiều mà có những nơi việc quản lý nhà nước không được thực hiện nghiêm túc thì những người ăn lương nhà nước đó làm gì?
Phó Chủ nhiệm UB Đối ngoại cho biết, nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ phản ánh, chính quyền và lực lượng chức năng đóng trên địa bàn việc gì cũng biết, từ việc trên địa bàn có bao nhiêu doanh nghiệp, kinh doanh, sản xuất gì "họ biết tuốt" và một số nơi, việc cán bộ "thăm hỏi" đơn vị là thường xuyên.
"Thăm hỏi không phải là để kiểm tra, xem xét gì mà chỉ để xin kinh phí hỗ trợ, mà một số người uất ức nói là... xin đểu" - ông Cương nói.
Đại biểu thông tin thêm, việc "thăm hỏi" để xin trước đây chỉ diễn ra dịp Tết Nguyên đán nhưng nay thì dịp lễ nào cũng... xin, nghỉ hè cũng... xin, thậm chí tổ chức hội nghị, thi đấu thể thao cũng... xin. Việc "cho" là tùy tâm ở doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhưng không cho thì sẽ chuốc lấy khó dễ. Một số chủ doanh nghiệp nói họ chẳng làm gì sai cả nhưng... đành chấp nhận.
P.Thảo
Theo Dantri
"Xây dựng cơ chế giám sát để cán bộ không dám tham nhũng" Phát biểu tại hội trường Quốc hội ngày 2/11, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) đề nghị ban hành bộ tiêu chí đánh giá theo từng hành vi công vụ để có thể loại bỏ những cán bộ không có năng lực, không xứng đáng ra khỏi bộ máy. Đồng thời xây dựng cơ chế giám sát bên trong, bên ngoài để...