Tích tụ đất đai: Sẽ hình thành nhiều ông chủ chuyên đi thu gom đất?
Theo một nghiên cứu của Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), trong bối cảnh và xu thế hiện nay, ở Việt Nam nếu tích tụ đất đai (cả tự nguyện hay không) cũng sẽ tác động rất lớn đến sinh kế của người ND, gây ra nhiều hệ lụy xấu cho xã hội.
Sẽ dẫn đến phân hóa giàu – nghèo
Bản nghiên cứu này chỉ rõ khái niệm “ tích tụ ruộng đất”. Theo đó, tích tụ ruộng đất là quá trình chuyển đổi nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, từ nhiều chủ sử dụng đất (hộ gia đình, tổ chức, cá nhân) vào một số chủ sử dụng đất có điều kiện khả năng tập trung vốn, đất, lao động để sản xuất hàng hóa tập trung.
Tích tụ đất đai tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ nông dân ở Lâm Đồng có điều kiện ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao để sản xuất lớn. Ảnh: Thanh Tuyền
Ưu điểm của mô hình này là, khi tích tụ ruộng đất người ND có điều kiện để tập trung mở rộng sản xuất, đổi mới khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị sản xuất và chất lượng sản phẩm. Thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp: Do có nhiều diện tích đất “sạch” sẽ khuyến khích được doanh nghiệp đưa vốn, máy móc, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn.
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra 4 nhược điểm hay nói đúng hơn là 4 tác động (ảnh hưởng) mà tích tụ đất đai có thể gây ra. Trước tiên, việc tích tụ đất đai sẽ gây ra tình trạng bất bình đẳng về đất đai. Theo đó, những hộ có điều kiện sẽ luôn có tư tưởng gom đất, mua thêm đất từ các hộ nghèo, không có điều kiện để mở rộng thêm sản xuất kinh doanh. Từ đó gây ra tình trạng bất bình đẳng ở nông thôn khi có hộ nhiều đất, hộ ít đất và thậm chí hộ không có đất.
Một tác động nữa là làm mất sinh kế của một bộ phận nông dân: Tích tụ đất nói đúng hơn là quá trình đất đai vào tay người này thì ra khỏi tay người khác. Do đó, dù với bất kỳ lý do nào của việc mua đất (tự nguyện hay ép buộc, chính đáng hay không chính đáng), thì tích tụ ruộng đất vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất đất của một bộ phận ND, làm mất đi sinh kế truyền thống.
Tích tụ ruộng đất cũng là yếu tố chính dẫn đến phân hóa giàu nghèo ở nông thôn: Khi đời sống của người nông dân vẫn phụ thuộc vào mảnh ruộng là chính, thì việc có nhiều đất, ít đất hoặc không có đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế hộ gia đình. Những hộ nghèo đa phần sẽ rơi vào những hộ ít đất, không có đất, trong khi những hộ có nhiều đất kinh tế ngày càng giàu và càng có điều kiện để phát triển.
Một tác động khác là tích rụ ruộng đất sẽ làm nảy sinh tâm lý khác nhau ở nông thôn. Không có ruộng, người nông dân sẽ cảm thấy buồn, mặc cảm; thậm chí trong một số trường hợp còn tỏ ra thất vọng, bất mãn; ngược lại những hộ có nhiều đất lại có mong muốn mở rộng sản xuất và tích tụ nhiều đất thêm nữa.
Video đang HOT
Sẽ cân bằng hơn nếu “tập trung ruộng đất”
Nghiên cứu của Hội NDVN đã chỉ rõ rằng trong điều kiện hiện nay, chúng ta nên đi theo hướng “tập trung đất đai”. Theo đó, tập trung đất đai là quá trình dồn ghép các ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, sắp xếp quy hoạch lại ruộng đất, khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất để thiết kế lại hạ tầng đồng ruộng.
Mô hình này sẽ tạo ra nhiều ưu điểm hơn: Thứ nhất, tạo điều kiện cho người ND tổ chức sản xuất nhờ việc tạo ra những thửa ruộng lớn hơn, ruộng đất của người ND tập trung về một khu vực liền vùng, liền thửa. Từ đó, có điều kiện để sản xuất lớn, thuận tiện trong việc chăm sóc cây trồng, thu hoạch sản phẩm.
Thứ hai, tập trung ruộng đất sẽ giúp người ND nâng cao thu nhập nhờ việc tăng đầu tư thâm canh, đưa máy móc, cơ giới hóa vào đồng ruộng, chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Chưa kể, còn là điều kiện để hình thành tổ hợp tác, hợp tác xã để liên kết sản xuất, làm ăn trên quy mô lớn.
Thứ ba, tập trung ruộng đất còn tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng cánh đồng mẫu lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hợp tác sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho ND. Thứ tư, tập trung ruộng đất giúp cho người dân và chính quyền địa phương dễ dàng cải tạo hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng.
Tuy nhiên, mô hình tập trung ruộng đất cũng có nhược điểm, đó là: Mô hình này chỉ có tác dụng tăng quy mô thửa đất, giảm số lượng thửa đất mà không làm tăng quy mô đất đai của nông hộ. Bên cạnh đó, tuy tập trung về một thửa đất nhưng ND thiếu vốn, thiếu kỹ thuật nên cũng gây khó khăn cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
Từ các phân tích trên, nghiên cứu này đã kiến nghị: Để đảm bảo quyền lợi của người ND được lao động trên chính mảnh ruộng của mình, tránh tình trạng ND mất đất, mất đi sinh kế nhà nông, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phù hợp, tạo điều kiện cho nông dân tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất…
Dồn điền đổi thửa mang lại hiệu quả Để khắc phục tình trạng manh mún đất đai, tỉnh Nam Định đã phát động chương trình DĐĐT và chương trình này là tiền đề và cơ sở của tích tụ đất nông nghiệp hình thành nên các trang trại, gia trại sản xuất nông nghiệp.
Khi thực hiện DĐĐT, các hộ đã tích tụ thông qua các hình thức chuyển nhượng và thuê quyền sử dụng đất. Theo thống kê của Sở NNPTNT tỉnh Nam Định, các trang trại sử dụng 2.311ha đất, tạo việc làm ổn định cho 3.317 lao động, bình quân mỗi trang trại sử dụng 3,4ha và 4 – 5 lao động.
Còn ở tỉnh Ninh Bình, đã xuất hiện một số hình thức tích tụ đất đai mới. Đó là nhận chuyển nhượng hoặc thuê ruộng đất: Việc chuyển nhượng được tiến hành theo thỏa thuận thông qua thị trường chuyển nhượng đất đai. Nhưng đối tượng nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít (xã Gia Phương, huyện Gia Viễn; xã Văn Hải, huyện Kim Sơn…).
Tại Ninh Bình hiện nay, tập trung, tích tụ đất đai dưới hình thức doanh nghiệp thuê đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông nghiệp, được địa phương đánh giá là giải pháp tối ưu nhất, nông dân được hưởng lợi nhiều nhất. Thời gian cho thuê được thỏa thuận ổn định (thường là 5-10 năm) để người thuê có thời gian bỏ vốn, đầu tư sản xuất.
Góp ruộng đất: Những người nông dân tự nguyện góp đất cùng tiến hành tổ chức sản xuất, kinh doanh và cùng hưởng lợi thành quả sản xuất. Hải Hà
Theo Danviet
Tích tụ đất nhưng không làm người dân nghèo hóa, mất việc
Sáng 14.4, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Phó Thủ tướng Chinh phu Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị Giải pháp tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Hội nghị do Bộ Tài nguyên và Môi trường, NNPTNT, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp tổ chức.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, đại diện các địa phương, một số doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp.
Việt Nam luôn xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Nhiều năm qua, chính sách, pháp luật về đất đai đã từng bước được xây dựng, cải cách, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Trong tiến trình phát triển đó, nông nghiệp luôn là yếu tố, là động lực đầu tiên để Đảng và Nhà nước cải tổ chính sách, pháp luật về đất đai.
Mục tiêu được đặt ra là xây dựng một nền nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại; năng suất, chất lượng cao, thông qua ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến. Để đạt được mục tiêu này, một trong những đòi hỏi là phải tích tụ, tập trung được quỹ đất phù hợp để tổ chức sản xuất.
Chính vì vậy, chủ trương khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thông qua mở rộng quy mô sản xuất phù hợp, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và hình thành khu vực chuyên canh theo hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại, chuyên môn hóa gắn với thị trường đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, lần thứ XII của Đảng.
Đến nay, thực tế đã có nhiều mô hình và phương thức thực hiện tích tụ, tập trung đất đai có hiệu quả, đóng góp tích cực cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn một số bất cập cần tiếp tục giải quyết cả về lý luận và thực tiễn.
Việc tổ chức Hội nghị hôm nay nhằm tổng kết, đánh giá và cung cấp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp với tầm nhìn dài hạn và bền vững.
Phát biểu đề dẫn Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích cụ thể nhu cầu cấp bách của việc tích tụ, tập trung đất đai phục vụ cho phát triển nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại.
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cùng với đó, đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất đai phục vụ cho phát triển nông nghiệp hiện nay. Trong đó cần làm rõ các khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong quá trình thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó có việc tích tụ, tập trung đất đai.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị cần tập trung phân tích, đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách tích tụ, tập trung đất đai đến các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó, chu y phân tích tác động tích cực, tiêu cực của việc bỏ quy định về hạn mức tích tụ đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân và không hạn chế đối tượng được tích tụ đất trồng lúa.
Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu tích tụ ruộng đất nhưng phải bảo đảm lợi ích của Nhà nước, của các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp; tích tụ ruộng đất nhưng không làm nghèo người dân, không để người dân mất việc làm, nghèo đói. Các ý kiến cần tập trung giải quyết mâu thuẫn giữa tập trung ruộng đất với giải phóng sức lao động trong nông nghiệp; giữa tập trung ruộng đất với ổn định, nâng cao đời sống của người dân.
Yêu cầu tập trung làm rõ các giải pháp then chốt như: Hoàn thiện pháp luật về đất đai và các pháp luật khác có liên quan, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao; giải pháp về đào tạo, chuyển đổi nghề, tạo việc làm; giải pháp về kỹ thuật cũng được đặt ra với các đại biểu tham dự Hội nghị.
Theo Xuân Tuyên (baochinhphu.vn)
Tích tụ ruộng đất, không "đo" nhu cầu thị trường sẽ thất bại "Việc tích tụ, tập trung ruộng đất phải tuyệt đối tránh hình thức, phong trào. Nếu không căn cứ vào nhu cầu của thị trường, năng lực của chủ thể, việc này chắc chắn sẽ thất bại" - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khuyến cáo... Ngày 14/4, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dự Hội nghị Giải pháp tích tụ tập trung...