Tịch thu xe nếu tài xế say rượu: Biện pháp mạnh nhưng phải đúng luật!
Tăng cường nhiều biện pháp mạnh để xử lý hành vi vi phạm giao thông sau khi uống rượu bia nhằm kéo giảm tai nạn giao thông.
Tịch thu xe nếu tài xế say rượu: Biện pháp mạnh nhưng phải đúng luật!.
Luật sư Cao Thế Luận, Đoàn Luật sư TP HCM:
Chưa ổn về mặt pháp lý
Trước kiến nghị của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia về việc tịch thu phương tiện tham gia giao thông và tước giấy phép lái xe có thời hạn của người uống nhiều rượu, bia, tôi nghĩ đa số người dân sẽ đồng tình. Tai nạn giao thông đang là nỗi đau của xã hội, một trong những nguyên nhân chính là do người tham gia giao thông uống rượu, bia.
Tuy nhiên, về mặt pháp lý vẫn chưa ổn. Trước tiên, đối với thẩm quyền xử phạt thì cơ quan nhà nước có quyền tịch thu phương tiện của người dân hay không?
Giữa chủ xe và người lái xe là hai khách thể khác nhau, nếu tịch thu phương tiện là xâm phạm quyền sở hữu… Vì vậy, cần phải phân ra các trường hợp cụ thể để xử phạt. Trường hợp chính chủ cùng tham gia giao thông; ô tô cá nhân do tài xế riêng chở chính chủ hoặc xe máy do của mình nhờ người khác chở và cả hai cùng sử dụng rượu bia thì tôi cho rằng trong trường hợp này vẫn có thể tịch thu xe mặc dù người lái không phải là chính chủ.
Video đang HOT
Trong trường hợp lái xe không phải là chính chủ, xe do thuê mướn… thì có thể xử phạt theo hình thức phạt tiền lái xe với mức cao hoặc có thể áp dụng chế tài phi hình sự khác như lao động công ích, tịch thu vĩnh viễn bằng lái đối với lái xe không chịu nộp phạt mà không áp dụng việc tịch thu phương tiện. Trong trường hợp này, chủ xe không có lỗi.
Ngoài ra, chúng ta cần phải cân nhắc đến việc xử lý phương tiện bị tịch thu, xây dựng cơ chế xử lý như thế nào? Nếu bán đấu giá công khai thì chủ phương tiện có được ưu tiên mua lại hay không? Cơ quan nào bán?…
Tiến sĩ Phạm Sanh, Chuyên gia giao thông:
Gieo nhận thức lâu dài về tác hại của rượu, bia
Việt Nam luôn nằm trong số các nước có mức tiêu thụ rượu, bia cao nhất thế giới. Biện pháp xử lý tài xế tham gia giao thông sau khi uống rượu, bia tại các nước đều có nhiều hình thức, từ nhẹ đến nặng như: giáo dục, phạt tiền, tước giấy phép, tịch thu phương tiện, phạt tù… Thế nhưng, hầu như các nước rất hạn chế tịch thu phương tiện vì nhiều lý do liên quan đến cơ sở pháp lý và tính khả thi.
Tại Việt Nam, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 nói về giải pháp tịch thu phương tiện cũng chưa rõ, hành vi vi phạm hành chính của người điều khiển phương tiện giao thông do uống nhiều rượu bia cũng chưa được nhắc tới. Các luật và văn bản pháp quy về giao thông cũng chưa điều chỉnh nhiều về hành vi vi phạm nồng độ cồn và giải pháp tịch thu phương tiện.
Ngoài ra, đối với người Việt Nam, chiếc xe máy thậm chí ô tô nhiều khi không chính chủ; người ta được quyền mượn, thuê thông qua hợp đồng hoặc có rất nhiều cách khác để sử dụng một phương tiện không phải sở hữu của mình. Rồi phương tiện giao thông lại có quá nhiều lực lượng quản lý như xe ngoại giao đoàn, xe công an, xe quân đội, xe chuyên dùng… nếu vi phạm thì tịch thu như thế nào. Chưa kể tịch thu xong, vấn đề đấu giá, thanh lý, giải quyết các quan hệ pháp lý về quyền sở hữu… còn quá nhiều quy định chưa rõ ràng.
Như vậy, với một giải pháp mang tính đột phá nhưng đầy kịch tính như việc tịch thu phương tiện mà ngành giao thông vận tải đề xuất, rủi ro không khả thi khá lớn do hệ thống văn bản pháp luật chưa quy định cụ thể rõ ràng, chưa có tiền lệ và thông lệ thành công trong nước cũng như trên thế giới, chưa phù hợp với quan hệ sử dụng – sở hữu truyền thống của người Việt. Nhưng điều quan trọng của những nhà quyết định chính sách chính là phải gieo được nhận thức lâu dài đối với người dân về tác hại rượu, bia.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam:
Luật chưa có thì sửa luật để xử lý
Những ngày qua trên các phương tiện truyền thông, phần lớn người dân đồng tình với đề xuất tịch thu ô tô, xe máy khi người điều khiển uống nhiều rượu, bia. Sự đồng tình này thể hiện họ rất bất bình với các hành vi vi phạm giao thông cũng như việc uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông bởi nó gây ra rất nhiều hệ lụy thảm khốc, đau lòng. Vậy thì luật pháp phải đi theo lòng dân chứ không thể cứ viện lý do là đề xuất trái luật để bác bỏ. Luật cũng từ dân mà ra, từ thực tế cuộc sống, vì dân mà phục vụ. Nếu thấy luật chưa phù hợp thì phải kiến nghị Quốc hội xem xét để điều chỉnh, sửa luật cho phù hợp.
Trước mắt, khi chúng ta chưa sửa được luật thì có thể đề nghị Chính phủ ban hành các quy định tăng mức xử phạt thật nặng bằng tiền và các hình phạt bổ sung để ngăn chặn những hành vi này.
Theo Người Lao Động
Muốn tịch thu xe của người say rượu phải sửa luật
Theo pháp luật hiện hành, chỉ có Tòa án là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tịch thu bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
Muốn tịch thu xe của người say rượu phải sửa luật.
Tại văn bản gửi Chính phủ mới đây về việc cho phép thực hiện một số quy định xử phạt vi phạm hành chính nhằm kéo giảm tai nạn và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã đề xuất cho phép các Bộ, ngành, địa phương thực hiện thí điểm một số quy định xử phạt, áp dụng từ ngày 15/3.
Theo đó, người điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn trên 80mg/100ml hoặc vượt quá 0,4mg/l khí thở, lái xe sẽ bị tước giấy phép 2 năm và tịch thu phương tiện, đồng thời phải thi lại Luật giao thông đường bộ trước khi cấp lại giấy phép.
Ngoài ra, cơ quan này cũng đề xuất tịch thu xe máy khi người điều khiển cố tình đi vào đường cao tốc.
Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng quy định nêu trên là cần thiết để đảm bảo tính mạng của những người tham gia giao thông. Theo đó, việc áp dụng chế tài tịch thu phương tiện là cần thiết để nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông.
Tuy nhiên, khi trao đổi với VOV.VN, Luật sư Nguyễn Đăng Quang (Văn phòng Đăng Quang và cộng sự) cho rằng: "Mục đích bảo vệ tính mạng con người, giảm thiểu tai nạn giao thông lá rất đúng nhưng việc áp dụng chế tài tịch thu phương tiện tham gia giao thông là không khả thi".
Giải thích cho quan điểm của mình, Luật sư Nguyễn Đăng Quang cho rằng: Thứ nhất: Chế tài tịch thu phương tiện thuộc sở hữu của người tham gia giao thông chưa được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định 171/2013/ND-CP về việc quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đang có hiệu lực pháp luật mới chỉ quy định mức xử phạt cao nhất đến 15 triệu đồng đối với hành vi người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là ô tô xe máy có nồng độ cồn cao trên 80mg/100ml hoặc vượt quá 0,4mg/l khí thở (Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP) , chưa quy định chế tài tịch thu phương tiện thuộc sở hữu của người tham gia giao thông đối với các hành vi vi phạm, chưa nói đến phương tiện vi phạm giao thông đó không thuộc sở hữu của người điều khiển phương tiện. Theo đó, có đề xuất thì Nghị định của Chính Phủ không thể quy định những chế tài mà chưa được quy định trong Luật xử phạt hành chính!
Điểm thứ hai được Luật sư Quang đưa ra là: Đề xuất trên không phù hợp với những quy định của Bộ Luật Dân sự quy định về chấm dứt quyền sở hữu tại Điều 254 BLDS tài sản bị tịch thu: Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung công quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật.
Đối chiếu với điều luật này, theo Luật sư Quang, chỉ có Tòa án là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tịch thu bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, chưa có cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào khác được ra quyết định tịch thu bởi chưa được quy định chế tài tịch thu trong Luật xử lý vi phạm hành chính như đã nêu trên.
"Vì vậy, đề xuất của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia là chưa khả thi, phải đợi đến khi Quốc hội sửa lại Luật xử lý vi phạm hành chính" - ông Quang nhấn mạnh./.
Theo VOV
Không dễ tịch thu phương tiện của người vi phạm giao thông Các nhà làm luật cho rằng, việc tịch thu phương tiện của lái xe vi phạm nồng độ cồn sẽ khó thực hiện và xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân. Trao đổi với PV ngày 4/3, ông Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp - cho rằng, kiến nghị...