“Tịch thu” tiền lương của chồng, coi chừng bị phạt tội bạo hành!
Không chỉ việc vợ “tịch thu” hết tiền lương của chồng mà ngay cả việc chồng cất giấu “quỹ đen” đều có thể bị xem là bạo hành kinh tế trong gia đình và bị xử phạt từ 300-500 nghìn đồng.
Việc đưa hết lương cho vợ quản lý hoặc việc những người vợ “tịch thu” hết tiền lương của chồng dường như là việc bình thường trong cuộc sống. Nhưng dưới góc độ pháp lý, việc này sẽ được nhìn nhận thế nào?
Mời bạn đọc gặp gỡ luật sư Phan Vũ Tuấn, đến từ văn phòng Phanlaw Vietnam để cùng nghe luật sư giải đáp.
Vợ “tịch thu” tiền của chồng hay chồng cất giấu “quỹ đen” đều bị xem là bạo hành gia đình.
Việc “tịch thu” hết tiền lương của chồng có bị vi phạm pháp luật không thưa luật sư? Nếu có thì sẽ bị xử lý thế nào?
L.s Phan Vũ Tuấn: Cần xem xét 2 khía cạnh khác nhau rằng người chồng tự nguyện đưa tiền cho vợ giữ hay vợ cưỡng ép lấy. Riêng việc tự nguyện có thực sự là tự nguyện mà không bị đe dọa gì hay không.
Đối với góc độ pháp luật, tất cả các khoản thu có được trong giai đoạn hôn nhân sẽ được coi là tài sản chung mà tài sản chung sẽ cho cả vợ và chồng thống nhất sẽ sử dụng như thế nào. Việc này được quy định rõ tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Việc vợ “tịch thu” lương của chồng có thể coi như là một dạng bạo hành gia đình. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 56 Nghị định 167 năm 2013 quy định xử phạt người vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội và phòng chống bạo lực gia đình có quy định phạt tiền từ 300 đến 500 nghìn đồng đối với hành vi không cho thành viên của gia đình sử dụng tiền chung, tài sản chung vào mục đích chính đáng.
Luật sư Phan Vũ Tuấn chia sẻ cùng phóng viên Dân Trí.
Việc cất giấu “quỹ đen” có vi phạm pháp luật không thưa luật sư?
L.s Phan Vũ Tuấn: Cần xem xét rõ nguồn gốc “quỹ đen” này là bắt đầu từ đâu. Nếu đây là tài sản trước khi kết hôn thì đây được xem là tài sản trước hôn nhân và là tài sản riêng, không phải “quỹ đen”.
Nhưng trong thời kỳ hôn nhân, bất kỳ khoản thu nhập chính đáng nào đều trở thành tài sản chung. Nếu sử dụng tài sản này vào mục đích không chính đáng hoặc sử dụng vào việc chưa có sự đồng ý của đối phương.
Ngoài ra, việc cất giấu “quỹ đen” còn có thể bị xem là bạo lực về kinh tế nếu “quỹ đen” này quá lớn khi không cho người còn lại sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng. Hành vi này sẽ bị xử phạt từ 300 đến 500 nghìn đồng.
Y kiến luật sư về việc quản lý tiền trong gia đình.
Ở góc độ cá nhân, luật sư có ý kiến thế nào về việc này?
L.s Phan Vũ Tuấn: Ở góc độ cá nhân, tôi cho rằng nếu đã tin tưởng nhau thì không cần phải giữ tiền. Trong trường hợp mong muốn có một khoản tiền để đầu tư lâu dài, tốt hơn hết cả vợ và chồng nên thống nhất với nhau về mức độ chi tiêu. Bên cạnh đó, có thể cùng thiết lập và sắp xếp trước kế hoạch chi tiêu ngay từ ban đầu để tránh xung đột về sau.
Theo tôi, ai là người quản lý không quan trọng, quan trọng là cả hai cùng thống nhất tài sản là để dùng chung cho mục đích xây dựng và phát triển hạnh phúc chung của gia đình.
Tiếp tục đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội bác hai đề xuất của Tổng liên đoàn lao động về tăng lương tối thiểu và chuyển thời điểm tăng lương.
Trong văn bản gửi 13 bộ ngành và 4 hiệp hội, lấy ý kiến dự thảo báo cáo Chính phủ trước 10/3 về tiền lương tối thiểu vùng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội dẫn nhiều phân tích, bác hai đề xuất của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 và điều chỉnh thời điểm tăng lương từ 1/1 hằng năm sang 1/7. Hai đề xuất đều được Tổng liên đoàn đưa ra trong buổi làm việc với Chính phủ vào cuối năm 2020.
Trước đó, Hội đồng Tiền lương quốc gia đưa ra phương án chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 đến hết năm do ảnh hưởng Covid-19 và giữ nguyên mức cũ với bốn vùng. Vùng I là 4,42 triệu đồng; vùng II 3,92 triệu; vùng III 3,42 triệu và vùng IV 3,07 triệu đồng.
Cuộc họp của Hội đồng Tiền lương quốc gia hồi tháng 8/2020 quyết định giữ nguyên mức lương tối thiểu vùng năm 2021. Ảnh: Hằng Th
Phân tích nhiều yếu tố, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho rằng chưa nên tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 , khi Covid-19 đã tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế xã hội. Tăng lương tối thiểu sẽ tác động đến việc làm của người lao động, trong khi doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Hội đồng tiền lương quốc gia khuyến nghị Chính phủ không điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2021.
Dẫn số liệu của Tổng cục thống kê về lao động và việc làm, Bộ cho biết tình hình sản xuất, kinh doanh chưa thể phục hồi như trước khi xảy ra dịch bệnh. Cả nước có hơn 101.700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể. Con số này tăng gần 14% so với năm 2019. Bình quân mỗi tháng có gần 8.500 doanh nghiệp rút khỏi thị trường.
Tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng vọt lên 2,48%, là mức cao nhất trong mười năm qua. Thu nhập của người lao động bình quân 6,62 triệu đồng, giảm 75.000 đồng so với năm 20219. "Điều này cho thấy, năm 2020, lương tối thiểu có điều chỉnh tăng thì thu nhập của người lao động vẫn giảm. Do lương tối thiểu chỉ để đảm bảo mức sàn thấp nhất cho người lao động, tăng lương tối thiểu không làm tăng tiền lương, thu nhập chung của người lao động", Bộ lý giải.
Theo Bộ Lao động, nếu tiếp tục giữ nguyên mức lương tối thiểu này áp dụng cho năm 2021 vẫn đáp ứng mức sống tối thiểu. Covid-19 sẽ còn diễn biến phức tạp tại Việt Nam cũng như thế giới, chưa thể dự báo chính xác thời điểm kết thúc và mức độ ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội trong nước từ nay đến cuối năm 2021. Vì vậy, chưa nên điều chỉnh lương tối thiểu năm 2021 tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, người lao động duy trì việc làm.
Công nhân Công ty PouYuen trong giờ tan ca hồi tháng 4/2020. Khoảng 2.800 công nhân công ty này bị chấm dứt hợp đồng lao động trong thời điểm doanh nghiệp không có đơn hàng vì Covid-19. Ảnh: Hữu Khoa.
Về đề xuất chuyển thời điểm tăng lương tối thiểu vùng sang 1/7 hằng năm thay vì 1/1 như hiện hành , Bộ Lao động phân tích các quy định pháp luật không ấn định thời điểm điều chỉnh cụ thể mà chỉ quy định các yếu tố làm căn cứ để điều chỉnh lương tối thiểu vùng.
Phần lớn các nước đều chọn thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu trùng với lúc năm tài chính bắt đầu để thuận lợi cho doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Năm tài chính của Việt Nam bắt đầu từ 1/1 và kết thúc vào 31/12, nên việc lựạ chọn thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu vào ngày đầu năm như hiện hành là hợp lý. Đây cũng là thời điểm mà doanh nghiệp, người lao động thương lượng để điều chỉnh chính sách lương, thưởng, xác lập điều kiện lao động mới, duy trì ổn định quan hệ lao động.
"Nếu chuyển sang 1/7 thì doanh nghiệp, người lao động lại phải thương lượng nhiều lần để thay đổi chính sách, dễ phát sinh bất đồng, ảnh hưởng không tốt đến ổn định quan hệ lao động trong doanh nghiệp", Bộ phân tích thêm.
Vì vậy, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề nghị duy trì thời điểm điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, ngày 1/1 hằng năm như hiện hành. Nếu có biến động bất thường, Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ nghiên cứu và có đề xuất cụ thể với Chính phủ.
Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp thỏa thuận, trả lương cho người lao động. Mức lương này áp dụng với người làm việc theo chế độ hợp đồng của Bộ luật Lao động; làm việc trong doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê lao động.
Cách xếp lương viên chức là giáo viên có hiệu lực từ tháng 3.2021 Một số chính sách tiền lương có liên quan đến giáo viên sẽ có hiệu lực từ tháng 3.2021. Tiền lương, tiền lương giáo viên, Lương, Giáo viên, Mầm non