Tích nước thủy điện Sông Tranh: Quá mạo hiểm?
EVN đã có công văn xin Chính phủ được tích nước, vận hành thủy điện Sông Tranh trở lại. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia, nhà khoa học đều cho rằng tích nước thủy điện Sông Tranh thời điểm này là mạo hiểm.
Sau khi khẳng định chuỗi động đất vừa qua không ảnh hưởng tới đập thủy điện Sông Tranh 2, Bộ Công thương và đại diện EVN đã có công văn trình Chính phủ xin được tích nước, vận hành thủy điện Sông Tranh trở lại. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia, nhà khoa học đều không đồng tình, cho rằng tích nước thủy điện Sông Tranh thời điểm này là quá mạo hiểm…
Mới đây, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vừa gửi văn bản đề xuất Chính phủ về giải pháp ứng phó động đất nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân sinh sống ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Trong văn bản này, các chuyên gia khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 chưa đạt yêu cầu. Do vậy, mùa mưa lũ năm nay, khi cho tích nước cần có quy trình chặt chẽ để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân ở vùng hạ du. Trong quá trình tích nước phải luôn theo dõi ứng suất thân đập, nếu ứng suất này vượt quá giới hạn thì phải xả bớt nước.
Thủy điện Sông Tranh 2 đang ở mực nước chết.
Theo GS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, đập Sông Tranh hiện nay được xếp vào diện không an toàn sau khi xảy ra sự cố rò rỉ thân đập. EVN cho rằng đã xử lí cơ bản sự cố thấm đập nhưng đó mới chỉ là sửa chữa bề mặt, cái quan trọng nhất là thân đập đang bị rỗng, đập đang bị khuyết tật từ bên trong. Hơn thế, mực nước trong hồ đang ở mức cực tiểu nên thân đập khô là lẽ tất nhiên, EVN đánh giá chất lượng đập khi chưa tích nước là không hợp lý. Sông Tranh 2 là số ít các đập có chiều cao rất lớn (100m), vì thế cần lập hội đồng khoa học làm việc khách quan, độc lập, đánh giá về chất lượng đập. Khi có các thông số cơ bản về nền đập, thân đập, khẳng định được an toàn thì cho tích nước. Trong quá trình tích nước cũng phải đo ứng suất thân đập (lực chịu đựng). Nếu EVN vẫn cố tình tích nước cho đập trong khi chưa có đánh giá đầy đủ thì đó là việc làm chủ quan và quá mạo hiểm.
Trước lý luận của EVN rằng đơn vị tư vấn độc lập Colandco (Thụy Sĩ) khẳng định đập an toàn, hơn nữa Quảng Nam đang vào mùa mưa, nếu không tích nước, ngưng vận hành nhà máy thiệt hại kinh tế là rất lớn…, GS Hồng cho rằng: Ý kiến của Colandco chưa đảm bảo tính khách quan bởi đơn vị này cũng do chủ đầu tư (EVN) thuê. “Một bên là lợi ích kinh tế, một bên là tính mạng của hàng ngàn người, EVN phải lựa chọn. Nếu muốn tích nước, EVN phải tính toán giải pháp an toàn cho các hộ dân dưới hạ du”- ông Hồng nhấn mạnh.
GS.TS. Nguyễn Thế Hùng – Phó Chủ tịch Hội Cơ học thủy khí Việt Nam – cho rằng, thủy điện Sông Tranh 2 không có cửa xả đáy nên nước trong hồ sẽ không bao giờ cạn, mà nước không cạn thì không thể khoan vào thân đập để xử lý triệt để vết nứt gây rò rỉ nước. Do đó, việc nhà thầu xử lý sự cố bôi trét phần thượng lưu mới là tạm thời. Hiện nước ở mực thấp nhất, thân đập không ngập trong nước, nếu động đất tiếp tục xảy ra, rung chấn sẽ làm hở các vết trám. Vì vậy, khi tích nước cao 80m, áp lực của hơn 730 triệu m3 sẽ khiến các vết nứt nhỏ bị cắt thành lỗ hổng lớn.
Trước lo ngại đập thủy điện Sông Tranh có đảm bảo an toàn trước các trận động đất có thể mạnh hơn nữa xảy ra trong tương lai, PGS.TS Nguyễn Hồng Phương – Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lí địa cầu) – khẳng định: Thủy điện đã được các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý địa cầu khuyến nghị thiết kế kháng chấn, có thể chống chọi với động đất gây chấn động cấp 8. Bởi theo khảo sát, địa bàn tỉnh Quảng Nam có nhiều đới đứt gãy đang hoạt động, trong đó đáng chú ý là các đới đứt gãy Trà Bồng và Hưng Nhượng – Tà Vi. Tính toán cho thấy, động đất cực đại có thể xảy ra trên các đới đứt gãy là 5,5 độ richter.
Động đất và rung chấn liên tiếp diễn ra tại thủy điện sông Tranh 2.
Video đang HOT
Ông Phương cũng cho rằng, việc di dân ở vùng hạ lưu nhằm tránh rủi ro là cần thiết. Dù vậy, quá trình này nên nằm trong quy hoạch của chính quyền địa phương chứ không nhất thiết phải tiến hành khẩn cấp, bởi trong thời gian dài nữa, thủy điện Sông Tranh vẫn đảm bảo an toàn khi có động đất xảy ra. Tuy nhiên, ông Phương cũng cảnh báo, nếu thủy điện Sông Tranh 2 tích nước trong thời điểm này sẽ có nhiều khả năng làm gia tăng thêm động đất kích thích trong khu vực, nhất là khi các dấu hiệu động đất vẫn liên tục gia tăng về cường độ và tần suất. Do đó, kể cả khi đập được thiết kế để chống động đất thì việc tích nước thời điểm này sẽ vấp phải sự phản đối từ người dân địa phương do lo sự động đất còn tiếp diễn.
Mới đây nhất, ngày 17/9, UBND huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) cho biết: lại có thêm 2 trận động đất xảy ra trên đia bàn huyện. Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy nửa tháng, tại địa bàn này đã xảy ra trên 10 trận động đất, rung chấn ở khu vực này. Trước đó, ngày 12/9, sau khi nghe các nhà khoa học của các bộ ngành Trung ương báo cáo khảo sát các đợt rung chấn vừa qua tại thủy điện Sông Tranh 2, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam vẫn bày tỏ lo ngại và đề nghị nếu chưa đủ an toàn 100% thì Chính phủ chưa nên cho phép thủy điện sông Tranh tích nước.
Đến thời điểm này, Viện Vật lý Địa cầu cho biết, đã có kế hoạch tổ chức lắp đặt khẩn cấp mạng trạm quan trắc động đất xung quanh khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 muộn nhất vào đầu tháng 10 tới. Cụ thể, nhà trạm sẽ được xây dựng vào cuối tháng 9/2012, và việc lắp đặt sẽ được thực hiện vào đầu tháng 10.
Theo Dantri
Động đất không ảnh hưởng an toàn thủy điện Sông Tranh'
Chiều 6/9, Cục trưởng Giám định Nhà nước về chất lượng công trình (Bộ Xây dựng) Lê Quang Hùng cho biết, các trận động đất vừa qua không ảnh hưởng đến các vết trám tại các vị trí thấm của thủy điện sông Tranh. Nếu cần thiết thì thuê chuyên gia nước ngoài đánh giá động đất.
- Ông đánh giá thế nào về sự cố rò rỉ nước đập thủy điện Sông Tranh 2?
Ông Lê Quang Hùng. Ảnh: Đ.L
- Sự cố rò rỉ nước được xác định là do những tấm đồng chắn nước nằm trong khe của thân đập được thiết kế và lắp đặt chưa cẩn thận nên biến dạng, bị tách ra và nước thấm vào. Chi phí xử lý sự cố rò rỉ nước khoảng 40 tỷ đồng, do Chủ đầu tư và các nhà thầu chi trả vì công trình vẫn đang trong quá trình bảo hành.
Quá trình xử lý sự cố tại đập thủy điện này thực hiện theo đúng thiết kế. Trước tiên là thu nước trong hành lang. Sau 3 tuần, lượng nước ngấm đã giảm mạnh. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã thuê nhà thầu Trung Quốc xử lý dọc theo 10 khe co thấm mạnh nhất từ trên xuống dưới, lặn xuống nước để trám các khe. Còn việc trát rám mặt trên do Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam thực hiện.
Ngày 24/8, cơ quan nghiệm thu đã xác định nước thấm qua đập còn 3-5 lít/giây, trong khi trước đây có lúc trên 80 lít/giây. Điều này cho thấy cách thức chống thấm có hiệu quả, việc xử lý đã kịp hoàn tất trước mùa lũ.
Động đất liên tiếp xảy ra ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 khiến người dân sống trong sợ hãi. Ảnh:Trí Tín.
- Sau liên tiếp các trận động đất xảy ra những ngày qua, mức độ an toàn của công trình thủy điện này ra sao?
- Sau các vụ động đất liên tiếp, chúng tôi đã cử 3 chuyên gia đến hiện trường, xem xét trực tiếp và thấy rằng vết trám tại các khe của đập thủy điện không bị ảnh hưởng, không có phát sinh. Sự cố tại đập thủy điện là tình trạng nước thấm qua các khe có sẵn chứ không phải do đập bị nứt, vỡ. Giờ bịt hết các khe thì nước không thấm qua được nữa. Việc thấm qua các khe đã xử lý xong và được các chuyên gia đánh giá an toàn.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước chất lượng các công trình xây dựng đã chỉ định tư vấn độc lập Colenco (Thụy Sỹ) đánh giá. Họ rà soát lại các thông số thiết kế, kiểm tra lại chất lượng bê tông bằng cách khoan thân đập và kiểm tra tại phòng thí nghiệm, có sự chứng kiến của các bên, tính toán lại độ ổn định của đập với các thông số cập nhật và đưa ra một số giả thiết an toàn đập trong điều kiện xảy ra động đất mạnh hơn hoặc các điều kiện bất lợi khác.
Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cũng đã trưng cầu 10 chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau để phản biện lại đánh giá của Colenco. Ý kiến của các nhà chuyên môn và tư vấn khẳng định đập thủy điện đáp ứng yêu cầu an toàn và đủ điều kiện cho phép tích nước. Tuy nhiên, khi tích nước trở lại, chủ đầu tư vẫn phải theo dõi tiếp lưu lượng nước thấm có tăng lên không. Nếu có rò rỉ điểm nào đó thì lại tiếp tục xử lý hoặc hạ mức nước để xử lý.
Chủ đầu tư sẽ họp báo công khai tại tỉnh Quảng Nam để người dân biết việc xử lý chống thấm và độ ổn định an toàn của đập thủy điện, để người dân địa phương an tâm khi thủy điện tích nước trở lại.
- Nếu tiếp tục động đất, khả năng chịu đựng của thủy điện này ra sao?
- Thủy điện Sông Tranh 2 được thiết kế động đất cực đại là 5,5 độ richter, hoặc thông số gia tốc nền là 0,153 g. Thậm chí, đơn vị tư vấn còn tính toán mức độ động đất cao hơn tới 6 độ richter và thông số gia tốc nền là 0,22 g. Họ đã tính toán theo đặc điểm đứt gẫy của khu vực đó và chu kỳ động đất cực đại xuất hiện một lần trong 5.000 năm.
Với các số liệu ghi nhận được, độ mạnh nhất của động đất trong mấy năm qua là 3,5 độ richter, còn trong ngày 3/9 rung chấn mạnh nhất tại thân đập thủy điện là 4 độ richter và thông số gia tốc nền là 0.09 g. Cường độ động đất thực tế còn thấp so với thiết kế.
Đập chính thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Trí Tín.
- Vậy nguyên nhân nào gây động đất tại đây?
- Có 2 luồng ý kiến, thứ nhất cho rằng động đất kích thích là do tích nước gây ra. Song, theo nguyên lý, động đất kích thích có độ rung chấn thường thấp hơn thiết kế của đập thủy điện, do đó, chúng ta có thể yên tâm cho an toàn của công trình. Ý kiến thứ hai là do hoạt động địa chất khác gây ra, không phải do tích nước và cần các chuyên gia Viện Vật lý Địa cầu xác minh.
Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, nếu cần thiết thì thuê chuyên gia nước ngoài để đánh giá động đất ở khu vực này và dự báo được các trận động đất tiếp theo có thể xảy ra. Nguyên nhân nào thì đập cũng được ổn định nếu độ rung chấn thấp hơn thiết kế.
- Đánh giá lại sự cố tại thủy điện Sông Tranh, ông có thể đưa ra bài học gì?
- Đây là bài học về công tác quản lý đầu tư xây dựng, với những công trình mức ảnh hưởng lớn mà người dân không được giám sát thì không thể giao khoán cho chủ đầu tư. Do vậy, nhiều công trình quan trọng sẽ phải có sự giám sát của cơ quan nhà nước, đại diện người dân. Chủ đầu tư cũng phải xem xét trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức có liên quan.
Trong văn bản báo cáo Thủ tướng về sự cố động đất liên tiếp ở thủy điện Sông Tranh 2, UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tiến hành khảo sát, nghiên cứu tình hình động đất tại huyện Bắc Trà My và kiểm tra an toàn vận hành đập thủy điện Sông Tranh 2.Bộ KH&CN cần đưa việc nghiên cứu quá trình diễn biến động đất và lắp đặt hệ thống quan trắc tại khu vực công trình vào danh mục đề tài cấp nhà nước nhằm giúp người dân chủ động ứng phó. Viện KH&CN, Viện Vật lý Địa cầu cập nhật, chia sẻ thông tin quan trắc động đất từ trạm quan trắc ở huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế). Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp với Viện Vật lý Địa cầu mua sắm thiết bị, công nghệ phù hợp để lắp đặt một hệ thống quan sát động đất với 5 trạm địa chấn tại huyện Bắc Trà My để theo dõi, nghiên cứu, cảnh báo.Ngoài ra, Quảng Nam cũng yêu cầu Ban quản lý Dự án thủy điện 3, Công ty Thủy điện Sông Tranh khẩn trương kiểm tra, báo cáo tình hình an toàn vận hành đập cung cấp các số liệu quan trắc động đất cho các cơ quan chức năng.Trong khi đó, phương án phòng chống lụt bão vùng hạ lưu thủy điện Sông Tranh 2 do Ban quản lý dự án thủy điện 3 (chủ đầu tư) lập vẫn chưa được tỉnh Quảng Nam phê duyệt vì thiếu tình huống dự lường đập thủy điện vỡ. Đại diện lãnh đạo tỉnh cho rằng, chủ đầu tư cần phải lập phương án riêng trong công tác phòng chống lụt bão thì mới hợp lý.Theo VNE
Thêm 3 trận rung chấn ở Bắc Trà My Sáng 18.9, ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND H.Bắc Trà My (Quảng Nam) xác nhận thông tin, vào rạng sáng nay, tại địa phương này tiếp tục xảy ra rung chấn. Người dân tại thị trấn Trà My cùng các xã lân cận như: Trà Tân, Trà Bui, Trà Đốc có thể cảm nhận rất rõ các rung chấn. Ông Tuấn...