Tích nước khi thi công thủy điện là cực kỳ nguy hiểm, có thể vỡ đập
“Việc chủ đầu tư tích nước trong lúc thi công thủy điện là cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ vỡ đập vì độ ổn định của công trình chưa có”, GS.TS Vũ Trọng Hồng nói.
Theo Sở Công Thương Đắk Nông, trong đợt mưa lũ vừa qua, địa phương này có 3 dự án thủy điện gặp sự cố, gồm: Thủy điện Đắk Kar, thủy điện Đắk Sin 1, và thủy điện Đắk Ru (ở huyện Đắk R’lấp).
Trong đó, công trình thủy điện Đắk Kar bị kẹt van xả, vỡ đường ống áp lực khiến nước dâng cao dẫn đến nguy cơ vỡ đập làm hơn 5.000 người dân ở vùng hạ lưu phải sơ tán.
Chủ đầu tư sai phạm nghiêm trọng
Trao đổi với phóng viên, GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết việc thủy điện Đắk Kar gặp sự cố là do chủ đầu tư làm sai quy trình.
Theo ông Hồng, công trình mới thi công chưa được thử thách, độ ổn định chưa cao. Móng của công trình chưa đạt độ lún nhất định. Vì vậy, nếu chủ đầu tư cho tích nước sẽ làm cho thân đập chịu lực ngay nên nguy cơ vỡ đập rất lớn.
“Ngành thủy điện không cho phép tích nước trong quá trình thi công. Việc này cực kỳ nguy hiểm”, GS.TS Hồng nhấn mạnh. Theo quy định thân đập chỉ chịu được lực khi toàn bộ kết cấu công trình đã hoàn thành.
Chủ đầu thủy điện Đắk Kar tự ý tích nước khi chưa được cấp phép. Ảnh: Minh Lộc.
“Trước đây, Tây Nguyên từng xảy ra nhiều trường hợp đập thủy điện bị vỡ khi thi công sai quy trình. Trước nguy cơ vỡ đập, cơ quan chức năng phải sơ tán dân. Chủ đầu tư làm sai thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm”, ông Hồng thông tin thêm.
Chuyên gia cũng không đồng tình với lời giải thích về việc thủy điện kẹt van xả dẫn đến nguy cơ vỡ đập.
“Lũ thường kéo theo đất đá, cây, nên các thủy điện phải có biện pháp ngăn chúng đổ về gây áp lực cho thân đập. Do đó, van bị kẹt là lỗi của chủ đầu tư, không thể đổ lỗi cho thiên tai”, GS.TS Hồng nói.
Vị này giải thích theo quy định, trước mưa lũ, chủ đầu tư phải mở thử cửa van xem có vận hành được hay không. Ngoài ra, đơn vị này còn phải có máy phát điện dự phòng trong trường hợp xảy ra sự cố.
Liên quan đến việc thủy điện Đắk Ru và Đắk Sin 1 vỡ kênh dẫn cùng đường ống áp lực, GS.TS Hồng cho rằng đối với những công trình thủy điện nhỏ, khi trình phương án thi công, chủ đầu tư chỉ cố sao để được thông qua. Do hạng mục đường ống áp lực, đập dẫn không làm chi tiết nên hội đồng thẩm định rất khó đánh giá.
“Nền đất tại Tây Nguyên không ổn định, nếu chủ đầu tư không đầm, lát bê tông kỹ thì vỡ đường ống áp lực, kênh dẫn là điều có thể dự báo”, vị này nói thêm.
Rừng bị tàn phá, nguy cơ vỡ thủy điện càng cao
GS.TS Bảo Huy (Đại học Tây Nguyên) cho rằng khi xây dựng nhà máy thủy điện, chủ đầu tư đều đánh giá tác động môi trường nhưng việc này chỉ mang tính hình thức.
Cả chủ đầu tư và cơ quan quản lý không quan tâm việc bảo vệ rừng đầu nguồn và lưu vực của hồ chứa. “Rừng giữ 70% đến 80% lượng nước mưa. Không có rừng để giữ nước, mưa lớn vài ngày là nước ồ ạt đổ về hồ chứa thủy điện, đe dọa an toàn hồ đập”, GS.TS Huy nói.
Đường ống áp lực của thủy điện Đắk Kar bị vỡ trôi xuống chân đập. Ảnh: Minh Lộc.
Vị này cho biết thêm, khi phá rừng làm thủy điện, chủ đầu tư thường được giao trồng rừng thay thế, coi như trả lại rừng. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm bởi rừng trồng không thể thay thế rừng tự nhiên về mặt thủy văn, đa dạng sinh học. Rừng cũng thường được trồng ở nơi khác nên không có tác dụng bảo vệ lưu vực.
“Mưa vài ngày đã vậy, mưa một tuần thì thủy điện đua nhau tháo nước. Riêng dòng sông Sêrêpốk có rất nhiều thủy điện nhưng rừng đầu nguồn đã bị tàn phá gần hết. Nếu một thủy điện đầu nguồn gặp sự cố thì kéo theo các thủy điện bên dưới, vô cùng nguy hiểm”,GS.TS Bảo Huy cảnh báo.
Trước đó, do ảnh hưởng của mưa lũ, thủy điện Đắk Kar xảy ra sự cố kẹt van xả tràn, nước liên tục về hồ nên gây nguy cơ vỡ đập.
Trước tình hình trên, UBND tỉnh Đắk Nông đã sơ tán 2 hộ vùng hạ du thuộc xã Hưng Bình (huyện Đắk R’lấp) và 400 người ở 200 nhà rẫy đến nơi an toàn. UBND tỉnh Bình Phước sơ tán 5.000 dân ở vùng hạ lưu đến nơi an toàn.
Theo New zing.vn
Nước ngập nhà máy thuỷ điện, nhiều công nhân may mắn thoát chết
Trong quá trình vận hành, nhà máy thủy điện Đắk Sin 1 gặp sự cố khiến nước từ bên ngoài tràn vào trong, gây ngập lụt. Rất may thời điểm trên, công nhân làm việc trong nhà máy kịp thời thoát được nguy hiểm.
Chiều tối ngày 9/8, ông Đinh Xuân Nhơn, Giám đốc Nhà máy thủy điện Đắk Sin 1 (xã Đắk Sin, huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông) cho biết, hiện nay nhà máy thủy điện Đắk Sin 1 đang bị ngập lụt nghiêm trọng. Nhà máy phải dừng hoạt động hoàn toàn để khắc phục sự cố. Trước đó, đơn vị này cũng có báo cáo đến UBND tỉnh Đắk Nông về việc xả lũ khẩn cấp, đảm bảo an toàn cho đập chứa.
Theo báo cáo của Nhà máy thủy điện Đắk Sin1, sự việc xảy ra khoảng 6h ngày 8/8/2019, khi ca vận hành thủy điện đang làm việc thì gặp sự cố, nước trào vào nhà máy gây ngập lụt.
Thủy điện Đắk Sin 1 xả lũ khẩn cấp để đảm bảo an toàn
Nguyên nhân sự cố do mưa lớn làm cho một số triền núi bị sạt lở nghiêm trọng, làm dịch chuyển ống áp lực, gây mất liên kết toàn bộ nước từ đường ống đổ vào nhà máy gây hư hỏng nặng. Phần nhà máy bị ngập nước toàn bộ tua pin, máy phát và các thiết bị điện khác.
Cũng theo báo cáo này, rất may, khi sự cố xảy ra, các công nhân của ca vận hành đã kịp thoát khỏi khu vực làm việc nên không có thiệt hại về người. Sự cố cũng được can thiệp kịp thời nên nhà máy không bị nước cuốn trôi.
Con đường độc đạo dẫn vào nhà máy thủy điện đang bị sạt lở
Ngoài ra, mưa lớn đã cắt đứt, làm sụt lún khoảng 5km trên tuyến đường đèo độc đạo vào nhà máy. Nhiều cây cổ thụ đã bật gốc, đất đá đổ sập chắn ngang đường, cắt đứt hoàn toàn tuyến giao thông qua đây.
Theo dự báo, sẽ vẫn còn có nhiều cơn mưa lớn, hiện tượng lở núi, vùi lấp, sụt lún và nguy hiểm vẫn còn tiếp diễn trong khu vực nhà máy thủy điện Đắk Sin 1.
Hiện tại, Nhà máy thủy điện Đắk Sin 1 đã đóng được cửa nhận nước của nhà máy, các công nhân đã dùng bao cát lấp thêm của vào để hạn chế nước vào nhà máy và khắc phục các đoạn sạt lở trên đường vào nhà máy thủy điện.
Thủy điện Đắk Kar đứng trước nguy cơ bị vỡ do nước đổ về lớn
Trước đó, trong 2 ngày 7/8 và 8/8, trên địa bàn xã Đắk Sin xuất hiện mưa rất to và không dứt, lượng mưa lên đến 200mm/ngày. Rạng sáng 8/8, khu vực thủy điện này đã xảy ra một vụ sạt lở cướp đi sinh mạng của 3 người trong một gia đình.
Cũng trong chiều 9/8, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Thuỷ lợi đã đến kiểm tra, chỉ đạo khắc phục sự cố tại Thủy điện Đắk Kar. Trước đó, hồ chứa của thủy điện này đứng trước nguy cơ vị vỡ, đe dọa hàng ngàn hộ dân đang sinh sống phía hạ lưu thuộc ba tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước.
Tổng cục trưởng Tổng Cục Thuỷ lợi đã đến kiểm tra, chỉ đạo khắc phục sự cố tại Thủy điện Đắk Kar
Sau khi đi kiểm tra tại hiện trường, ông Tỉnh đã chỉ đạo chủ đầu tư và các đơn vị thi công cần sớm khắc phục sự cố kẹt van xả lũ, đưa vào vận hành để điều tiết nước, đảm bảo an toàn cho hồ đập và người dân. Bên cạnh đó, phải có phương án để làm giảm lưu lượng nước trong hồ, tránh nguy cơ gây vỡ đập.
Trong khi đó, ông Lê Viết Thuận - Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Nông cho biết, chủ đầu tư của công trình thủy điện Đắk Kar không chuẩn bị trước phương án xả lũ, cánh xả tràn chưa vận hành thử và hiện tại vẫn chưa hoạt động được.
"Chủ đầu tư quá chủ quan, thủy điện này mà vỡ thì gây thiệt hại lớn cho hàng ngàn người", ông Thuận nói.
Theo Dương Phong (Dân trí)
Đắk Nông: Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai làm việc về công tác an toàn hồ đập Đoan kiểm tra cua Uy ban Quôc gia ưng pho với sự cố thiên tai va Tim kiêm cưu nan do ông Triêu Văn Cương, Thư trương Bô Nôi vu lam trương đoan đa co buôi lam viêc vơi UBND tinh Đăk Nông vê công tac phong chông thiên tai liên quan đên an toan hô đâp thuy điên sau mưa lũ vào...