Tích lũy 2 tỷ gửi ngân hàng, tôi hoảng hốt khi biết vợ mang hết tiền cho cậu ruột vay
Làm sao tôi có thể yên tâm để khoản tiền tích lũy nửa đời mình cho người khác vay mà không có bất kỳ sự bảo đảm nào?
Vợ chồng tôi lấy nhau đến nay đã hơn chục năm, hai vợ chồng cũng chẳng phải giỏi giang hơn người gì, chỉ là cần cù, chịu thương chịu khó. Bản thân chúng tôi cũng chẳng sống sa hoa mà cũng tỉ mẩn tiết kiệm, không tiêu xài hoang phí mà thôi.
Nếu cứ làm công ăn lương như thuở mới lấy nhau thì chắc đến giờ chúng tôi vẫn chui ra chui vào nhà thuê. Đất Hà Nội đắt đó, đâu có dễ mà mua được. Phải nói là đôi ba năm gần đây chúng tôi cũng được trời thương có tí lộc nên bỗng nhiên để ra được chút tiền.
Hai vợ chồng chúng tôi loay hoay buôn bán thêm bên ngoài các mặt hàng đông lạnh hải sản, nguồn nhập chủ yếu là từ dưới quê ông bà nội có thuyền đánh bắt. Thuyền bé đánh bắt nhỏ lẻ nên không bán buôn cho các đầu nhập khẩu lớn được, bán mẹt ở chợ dưới quê thì chẳng đáng là bao nhiêu. Lúc này tôi mới nảy ra ý định buôn bán từ chính thuyền đánh bắt của gia đình.
Tôi đầu tư mấy cái tủ cấp đông và hướng dẫn ông bà cách đóng gói hàng. Cứ như vậy đều đặn mỗi tuần ông bà sẽ gửi xe cho chúng tôi đồ. Đồ tươi ngon số lượng lại không có nhiều, nhất là nhiều khi thuyền quăng lưới bắt được mẻ hải sản lạ lạ nào đấy thì y như rằng bán đắt hàng vô cùng.
Dần dần chúng tôi có khách quen, khách quen họ ưng ý chất lượng thì lại càng tiếng lành đồn xa, họ giới thiệu rất nhiều khách hàng mới cho vợ chồng chúng tôi. Rồi khách lạ lại thành khách quen, cứ như vậy chúng tôi ngày càng có được nguồn ra ổn định.
Ông bà nội ở dưới quê cũng nhờ vậy mà tăng thêm thu nhập, thay vì ông bà phải vất vả ra tận chợ ngồi cả ngày có khi chẳng bán được gì thì nay cứ đánh bắt được gì là lại chia cân đóng hàng hết lại. Nhiều khi có những mẻ ngao xô hoa, tôm phốc, mực tép bé xíu xiu mang ra chợ thì ế là cái chắc nhưng đóng hàng lên thành phố thì chỉ cần vừa đăng bài bán hàng có khi đã hết sạch sành sanh rồi.
Loanh quanh vài năm vợ chồng tôi cũng tích lũy được 2 tỷ gửi ngân hàng. Thật lòng mà nói, đến giờ chúng tôi vẫn đang ở nhà thuê vì muốn gom góp thêm chút nữa mua cái nhà cho rộng rãi, đàng hoàng tử tế mà không phải vay mượn gì ai.
Nói về phía nhà ngoại của vợ tôi thì nói chung tôi không phàn nàn trách cứ gì hết. Ông bà ngoại hiền lành, có tuổi rồi nhưng vẫn cố gắng giúp vợ chồng tôi chăm sóc con cái để chúng tôi làm ăn. Nhiều khi nghĩ nếu không có ông bà hỗ trợ, chúng tôi đúng là cũng khó lòng mà được như bây giờ. Lúc nào hai vợ chồng cũng bảo nhau phải báo hiếu cho ông bà hai bên vì đã giúp đỡ mình quá nhiều.
Video đang HOT
Phía bên nhà vợ tôi còn một ông cậu ruột, cậu cũng không có gì xích mích với chúng tôi nhưng tôi biết cậu làm đa cấp, đôi ba lần cũng nghe phong thanh thấy chuyện cô dì chú bác bên ngoại đưa tiền đưa của cho cậu mà mãi chẳng thấy ra tấm ra món gì.
Chuyện của nhà ngoại tôi cũng ngại tham gia ý kiến, phần vì vừa đi làm nhà nước vừa bán hàng nên tôi bận đến đầu tắt mặt tối. Vợ tôi đang phải chăm con nhỏ nên tôi cũng cố gắng không để cô ấy phải động tay động chân việc gì nhiều. Tiền kiếm bao nhiêu cứ để cô ấy quản lý hết.
Vừa rồi tôi thấy có mảnh đất quá hợp lý với gia đình mình, chỉ cần thêm tiền xây dựng lên nữa thì không còn gì để chê. Nhắm thấy tiền tích lũy của gia đình đã đủ, cùng lắm là vay thêm ngân hàng một ít để xây nhà cao cửa rộng ở cho thoải mái nữa là xong.
Về đến nhà tôi vội vàng gọi vợ ra bàn bạc về miếng đất ấy, nhưng tôi để ý cô ấy không hào hứng nhiều. Xưa nay chuyện lớn trong nhà cô ấy đều để tôi quyết, chỉ là tôi luôn tôn trọng vợ, làm việc gì cũng hỏi ý kiến cô ấy mà thôi.
Sau một hồi nói chuyện, tôi quyết định sẽ mua miếng đất kia và bảo vợ xem thủ tục rút sổ tiết kiệm thế nào để xuống cọc nhà sớm. Miếng đất đẹp như vậy không nhanh tay là mất ngay.
Lúc này cô ấy mới tái mặt và nhận với tôi rằng đã đem toàn bộ số tiền tích lũy của gia đình cho cậu vay vì lãi suất cậu trả hàng tháng cao hơn so với lãi suất ngân hàng.
Nghe xong tôi chết đứng tại chỗ.
Tôi hỏi lại cô ấy có ký tá giấy tờ gì để chứng minh là mình cho cậu vay hay không thì vợ tôi trả lời là cho người nhà vay nên không bắt phải làm giấy vay nợ.
Sự đã rồi tôi không muốn nặng lời gì với vợ mình. Chỉ phân tích cho cô ấy hiểu bất kỳ việc gì trong nhà cũng cần sự bàn bạc và thống nhất của 2 vợ chồng mà thôi. Sau khi nghe tôi giải thích mọi vấn đề xong cô ấy mới hoảng hốt và lo lắng sợ mất trắng số tiền tích lũy của hai vợ chồng.
Điều đau đầu nhất với tôi bây giờ là làm sao lấy lại được số tiền đã cho cậu vay mượn đây? Và làm thế nào để lấy lại tiền của chính mình nhưng không làm mất tình cảm gia đình cũng là vấn đề nan giải…
Chồng sắp cưới kiếm 14 tỷ đồng/năm khiến tôi lo lắng
Chênh lệch lớn về tiền lương và mức sống cá nhân khiến cô nàng vô cùng lo lắng khi ngày cưới sắp cận kệ.
Ảnh minh họa
"Chồng sắp cưới kiếm được 600.000 USD trong khi tôi kiếm ít hơn 50.000 USD. Tôi đang lo lắng khi sắp kết hôn cùng anh ấy vì chúng tôi không biết làm sao để phân chia các hoá đơn?" - đây là mở đầu trong lời tâm sự của một người phụ nữ đăng tải trên trang BuzzFeed.
Theo chia sẻ, cô nàng và hôn phu đang chuẩn bị tiến tới hôn nhân. Thế nhưng, họ gặp khó khăn trong việc phân định các khoản chi tiêu trong tương lai bởi sự chênh lệch rõ ràng trong thu nhập và mức sống của mỗi người.
Cụ thể hơn, cô chia sẻ: "Anh ấy là bác sĩ, thu nhập rơi vào khoảng 60.000 USD mỗi năm (khoảng 14 tỷ đồng) . Còn tôi làm ở lĩnh vực giáo dục, kiếm ít hơn 50.000 USD/năm (khoảng 1.1 tỷ đồng.
Tôi không tiêu xài hoang phí nhưng cũng không phải người quá tiết kiệm. Tôi từng ly hôn, có quyền nuôi dưỡng con cái và không nhận bất kỳ khoản trợ giúp tài chính nào từ chồng cũ. Nói cách khác, tôi là kiểu người sẽ tiêu hết sạch tiền cho đến kỳ lĩnh lương và không dành dụm được khoản nào. Tôi sợ các khoản vay nên cố gắng không nợ nần ai. Tôi ở nhà thuê, không dùng thẻ tín dụng và có chiếc ô tô đã dùng 8 năm. Tôi sống khiêm tốn, cũng như thích mua sắm ở các cửa hàng bán đồ secondhand.
Còn về hôn phu, anh ấy cũng có ý thức tiết kiệm tiền, song anh tiêu xài khá "bừa bãi" ở một vài khoản chi phí khác. Anh ấy có một khoản thế chấp khi mua nhà và xe Lamborghini, cũng như phải trả khoản vay sinh viên.
Anh ấy dành 40% tiền lương để trả khoản cấp dưỡng (một khoản thanh toán theo lệnh của tòa án cho vợ cũ sau khi ly hôn), cũng may là điều này sẽ kết thúc trong vài tháng tới. Con trai anh đã là trẻ vị thành niên, do đó anh cũng sẽ phải trả phí nuôi dưỡng cậu bé trong vài năm tới. Về cơ bản, anh ấy cũng giống tôi, là kiểu người lương cao nhưng không dành dụm được quá tiền. Chỉ khác là mức sống của anh ấy cao hơn tôi mà thôi".
Khi trao đổi về chủ đề tài chính, hôn phu nói muốn tôi cũng 'đóng góp' và 'không chỉ thư giãn' khi anh ấy đang kiếm tiền. Dẫu vậy tôi biết anh ấy sẽ không truyền đạt hết những kỳ vọng tài chính cá nhân với tôi. Trong thời gian tới, chúng tôi đang xem xét mua nhà cùng nhau, do đó tôi hy vọng có thể giải quyết việc phân chia các khoản chi tiêu một cách hợp lý".
Lắng nghe tâm sự của cô, Megen Liscomb - biên tập viên mảng Tài chính cá nhân của BuzzFeed đã có một số lời khuyên gửi đến cô nàng:
Đầu tiên, Megen Liscomb dành lời khen vì cặp đôi đã có những cuộc trò chuyện thẳng thắn về thu nhập cá nhân và các khoản chi tiêu. Đây là tiền đề tốt để xây dựng hôn nhân hạnh phúc và hạn chế cãi vã về tiền bạc sau này.
Tuy nhiên, Megen Liscomb cũng gợi ý họ nên trao đổi sâu hơn về mong muốn cá nhân trong việc phân chia tài chính. Một vài mẫu câu hỏi có thể tham khảo là: "Anh/em thích mua sắm đồ vật nào?", "Có món đồ nào anh/em biết dù đắt đỏ nhưng nhất định vẫn phải mua chúng?", "Anh/em có thấy thoải mái khi chia sẻ sử dụng đồ vật đó với đối phương hay không?"...
Tiếp theo, Megen Liscomb nhận định vấn đề của cô gái kia tương đối khó giải quyết bởi cặp đôi có sự cách biệt lớn về thu nhập và mức sống. Cũng vì thế, Megen Liscomb không khuyến khích họ phân chia hoá đơn theo tỷ lệ 50:50. Với những cặp vợ chồng có chênh lệch tiền lương, thông thường người kiếm được nhiều tiền sẽ trả các khoản chi phí cao như tiền thế chấp nhà, phí dịch vụ đắt đỏ. Trong khi đối tượng có thu nhập khiêm tốn hơn sẽ trả tiền ăn uống và một số khoản nhỏ khác.
Mặt khác, Megen Liscomb khuyên X. nên trao đổi thẳng thắn về kế hoạch tiết kiệm tài chính với hôn phu, cũng như ngân sách tối thiểu mà cô nàng đóng góp được vào "mức sống mơ ước" của đối phương.
"Chẳng hạn với chiếc Lamborghini, nếu tôi là bạn, tôi sẽ phân chúng vào list 'mong ước' của cá nhân. Tôi sẽ nói thẳng, tôi không đóng góp vào khoản vay mua chiếc xe đó nếu tôi không dư dả tài chính. Tương tự với ngôi nhà mà hai bạn định mua, nếu anh ấy khăng khăng muốn mua căn hộ nằm ngoài mức chi tiêu, tôi sẽ phản đối chuyện mua nhà. Hoặc tôi sẽ nói anh cần phải trả khoản tiền cao hơn khi mua nó.
Nói cách khác, lời khuyên của tôi là bạn không nên dồn tất cả thu nhập để chạy theo mức sống cao mà đối phương mơ ước", Megen Liscomb nói.
Cũng theo Megen Liscomb, dẫu biết cân đối chi tiêu là điều quan trọng trước thềm hôn nhân, thế nhưng hạnh phúc của vợ chồng không chỉ xoay quanh vấn đề tiền bạc. Ngoài ra, mọi quyết định phân chia chi tiêu hiện tại chỉ mang tính tương đối, bởi nguồn thu nhập và kế hoạch tài chính của cặp vợ chồng hoàn toàn có thể thay đổi trong tương lai.
Do đó, điều quan trọng là X. nên duy trì các cuộc trao đổi thẳng thắn về vấn đề tài chính càng sớm càng tốt và giữ tâm thế thoải mái trước khi bước vào cuộc hôn nhân mới. Tham khảo kế hoạch chi tiêu tài chính của những cặp vợ chồng khác cũng là phương pháp hữu ích mà X. nên làm để chuẩn bị cho tương lai.
Sinh nhật mua chiếc váy 700 nghìn tự thưởng cho bản thân, tôi bị chồng mắng nhưng mẹ chồng lại tát anh Hơn 2 năm qua tôi đã làm việc vất vả kiếm tiền, tự thưởng cho mình một chiếc váy mới thì đã sao. Hơn nữa đó lại là ngày sinh nhật của tôi, tôi chỉ muốn đối xử với bản thân tốt một chút. Sau khi kết hôn tôi mới biết nhà chồng có một món nợ hơn 1 tỷ. Ngỡ ngàng ngơ...