Tích cực vận động hội viên tham gia xây dựng nông thôn mới
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai thực hiện thời gian qua trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, đã góp phần tích cực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, tạo nên bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
Chị Trần Ngọc Tuyết ở xã Hòa Phú, huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) bên vườn lan của gia đình.
Thực tế cho thấy, Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh giữ vai trò quan trọng trong việc vận động hội viên cùng tích cực hưởng ứng thực hiện chương trình này. Theo Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh Trần Trường Sơn, thời gian qua, không chỉ triển khai công tác tuyên truyền đến các cấp hội, hội viên, Hội Nông dân thành phố còn trực tiếp tổ chức, triển khai nhiều chương trình đến hội viên và đông đảo nông dân cùng tích cực tham gia xây dựng NTM. ể đáp ứng nhu cầu của hội viên trong việc tham gia các lớp học nghề ngắn hạn, Hội đã tham mưu thành phố nâng số lượng ngành nghề giảng dạy cho nông dân; phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố thực hiện chương trình hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM trên địa bàn; tổ chức thành công các phiên chợ nông sản; tổ chức 16 chuyến đưa nông dân đi học tập kinh nghiệm sản xuất trong nước và nước ngoài…
Bằng những giải pháp cụ thể, sát thực tế, Hội Nông dân đã góp phần tích cực cùng hệ thống chính trị ở thành phố không ngừng nâng cao đời sống người dân ngoại thành, xây dựng bộ mặt khu vực nông thôn trên địa bàn ngày càng khởi sắc. ến cuối năm 2017, thu nhập bình quân của người nông dân khu vực nông thôn TP Hồ Chí Minh đạt 49,18 triệu đồng/người/năm, tăng 23,8% so với năm 2015 (39,72 triệu đồng/người/năm). Hạ tầng kinh tế – xã hội được đầu tư xây dựng đồng bộ. Trong giai đoạn 2010 – 2017, đã có 9.230 công trình đường giao thông, thủy lợi, điện, trường học, nhà văn hóa, trung tâm thể dục thể thao, chợ, trạm y tế, trạm cấp nước, nhà ở,… được đầu tư xây dựng. Hơn 53.300 lượt lao động được đào tạo nghề phù hợp với công việc, trong đó hơn 80% số lao động đã tìm được việc làm phù hợp sau khi kết thúc khóa học. 95% hộ nông dân được công nhận gia đình văn hóa hằng năm, 100% hộ dân tại các huyện, quận được tiếp cận và sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia. Năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn TP Hồ Chí Minh là 10,26% (37.920 hộ nghèo trên tổng số 369.550 hộ dân); đến năm 2017 đã giảm xuống 2,58% (10.309 hộ nghèo trên tổng số 398.701 hộ dân)…
Một trong những mục tiêu, chương trình lớn của Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh trong 5 năm tới là tiếp tục tuyên truyền, vận động nông dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế tập thể hiệu quả. ịnh hướng chung của thành phố là, khuyến khích nông dân phát triển các sản phẩm lợi thế của nông nghiệp thành phố như hoa, cây kiểng, rau an toàn, cá cảnh, thủy sản, heo, bò sữa… theo hướng hợp tác, liên kết ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học gắn với phát triển du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường. Chuyển đổi mô hình sản xuất từ hộ cá thể sang hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp thành phố. Xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất và chuỗi cung ứng trong nông nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.
Video đang HOT
Với sự đam mê với cây lan, chị Trần Ngọc Tuyết ở xã Hòa Phú, huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) đã đầu tư cải tạo khu đất trồng lúa rộng 17 nghìn m2 của gia đình thành vườn lan. ược sự hỗ trợ của Hội Nông dân địa phương, chị Tuyết đã tham gia các lớp tập huấn trồng và chăm sóc lan. Qua gần 11 năm kiên trì thực hiện, vườn lan của chị Tuyết luôn đạt hiệu quả kinh tế cao, thu hút nhiều đơn vị, cá nhân đến tìm hiểu mô hình sản xuất hoa lan. Với những thành tích nổi bật trong sản xuất, kinh doanh và có nhiều đóng góp trong hoạt động của Hội Nông dân, năm 2016, chị Trần Ngọc Tuyết vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba. Nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ hiệu quả của Hội Nông dân TP Hồ Chí Minh và các cơ quan, ban, ngành liên quan của thành phố, mô hình thành công khác là HTX Phú Lộc ở huyện Bình Chánh chuyên về trồng rau đã tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 200 xã viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên Hợp tác xã Phú Lộc Trần Quang Chánh cho biết, ngay từ đầu, HTX đã chú trọng xây dựng những giá trị cốt lõi như: Thị trường, nhân lực và quản trị. Ngoài ra, sự hỗ trợ tích cực, kịp thời từ các cơ quan liên đã giúp HTX thuận lợi hơn trong việc kết nối, hỗ trợ kỹ thuật canh tác cho các thành viên.
Nhằm tạo điều kiện để các hội viên nông dân, HTX có các mô hình sản xuất đạt hiệu quả tiếp tục phát triển, Hội Nông dân thành phố đang phối hợp các sở, ngành của thành phố nghiên cứu tổng kết để nhân rộng. Tăng cường mối quan hệ liên kết giữa nhà nông với Nhà nước, nhà doanh nghiệp, ngân hàng, nhà khoa học, nhà phân phối hướng dẫn, hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình HTX, mô hình nông nghiệp công nghệ cao theo hướng bền vững. Phối hợp phát triển và nhân rộng mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới gắn với đẩy mạnh xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, phù hợp đặc thù nông nghiệp của một đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh.
TRẦN QUANG QUÝ
Theo NTD
Ba Vì: Người dân góp công, góp của, 1 tháng đã có đường mới
Hưởng ứng phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), bà con trong xóm Gia, xã Đồng Thái (Ba Vì, Hà Nội) đã cùng nhau góp công, góp của để nâng cấp đoạn đường dài hơn 200m chạy qua xóm vốn lầy lội mỗi khi mưa xuống.
Có sức dân, 1 tháng đã có đường mới
Sau 1 tháng thi công, hiện con đường bê tông rộng gần 3m, bằng phẳng ở xóm Gia đã được đưa vào sử dụng. Ông Nguyễn Văn Bình - người trong xóm cho biết: "Nhà tôi chẳng khá giả nhưng tôi đã tự nguyện phá dỡ 20m tường bao với chiều cao 2m để con đường được mở rộng hơn. Đường làm xong thì vào mùa thu hoạch, thóc lúa từ ngoài đồng chở thẳng vào tận sân".
Ông Phùng Văn Định - trưởng xóm Gia đã gương mẫu phá dỡ 7m tường bao và chuồng trâu của gia đình, xây lùi lại để đoạn đường được thẳng hơn. "Thời gian thi công tuyến đường này, xóm tôi vui như có hội. Tuy phải phá tường, phá công trình phụ, mất đất nhưng nhà nào cũng vui vẻ" - ông Định tâm sự.
Tuyến đường liên xã tại Minh Quang (Ba Vì) được đầu tư mở rộng và trải nhựa phẳng lì. Ảnh: Thiên Ngân
Xóm Gia có tổng số 17 hộ dân với 165 nhân khẩu. Thu nhập của người dân dựa chủ yếu vào nông nghiệp nên còn nhiều khó khăn. Để đoạn đường trong xóm rộng và thẳng hơn, 11 hộ trong xóm đã sẵn sàng phá dỡ khoảng 240m tường bao, góp hơn 300m2 đất. Bên cạnh đó, các hộ đã cử thành viên trong gia đình cùng góp công làm đường.
Chủ tịch UBND xã Đồng Thái Phùng Trần Ngọ cho biết, hiện hơn 90% đường giao thông trên địa bàn xã đã được kiên cố hóa, một phần lớn là nhờ vào sự đóng góp của người dân. Xóm Gia là một trong những xóm tiêu biểu trong phong trào chung sức cải tạo đường giao thông, góp phần thúc đẩy phong trào xây dựng NTM ở địa phương.
Phấn đấu 21/30 xã đạt NTM trong 2019
Ông Đỗ Mạnh Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết, thực hiện Chương trình số 02-CTr/HU của Huyện ủy Ba Vì về "Phát triền kinh tế, xây dựng NTM, từng bước nâng cao đời sống nhân dân" giai đoạn 2016 - 2020, đến hết năm 2017, toàn huyện có tổng số 13/30 (đạt 43,33%) xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM (gồm Cổ Đô, Thuần Mỹ, Tản Hồng, Phong Vân, Châu Sơn, Phú Phương, Phú Châu, Đông Quang, Thụy An, Sơn Đà, Thái Hòa, Phú Sơn và Ba Trại).
Hiện các xã đang tiếp tục xây dựng kế hoạch củng cố, duy trì, giữ vững và hoàn thiện các tiêu chí, tập trung đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ vào sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để nâng cao thu nhập, giảm tỉ lệ hộ nghèo và phấn đấu xây dựng xã NTM nâng cao theo Quyết định số 4212/QĐ- UBND của UBND TP.Hà Nội. Trong đó, năm nay huyện Ba Vì đăng ký có thêm 2 xã Phú Cường và Chu Minh đạt chuẩn.
"Sang năm 2019, toàn huyện phấn đấu có thêm 6 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt NTM là 21/30 xã (70%). Các xã còn lại phấn đấu hoàn thành NTM các năm tiếp theo"- ông Hưng nhấn mạnh.
Theo ông Đỗ Mạnh Hưng, huyện tiếp tục nhận được sự quan tâm của thành phố, chỉ đạo tích cực của Huyện ủy, HĐND huyện, sự phối hợp có hiệu quả trong tổ chức thực hiện giữa các cấp, các ngành các tổ chức chính trị - xã hội, huy động được cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tạo được sự đồng thuận cao của toàn dân đối với chủ trương xây dựng NTM.
Tuy nhiên, ông Hưng cho biết, huyện còn không ít khó khăn trong xây dựng NTM, nhất là ở khu vực 7 xã đồng bào dân tộc miền núi và 1 xã giữa sông. Nhu cầu cần đầu tư nâng cấp về xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã này rất lớn, chủ yếu là cơ sở vật chất trường học, cơ sở vật chất văn hóa, đường giao thông nông thôn, đường giao thông nội đồng, kênh mương thủy lợi... Đặc biệt là ở các xã miền núi, tỉ lệ hộ nghèo đang khá cao so với bình quân chung toàn huyện.
Theo Danviet
Nuôi cá sông quý hiếm đuôi đỏ như son, bán 300-450.000 đồng/kg Cá lăng đuôi đỏ là loài cá nước ngọt sống ở lưu vực nước sâu, chảy xiết, lắm thác ghềnh. Loài cá đặc sản quý hiếm này đàng được người dân xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) nuôi dọc lưu vực sông Sêrêpốk và bán với giá từ 300-450.000 đồng/kg. Cá lăng đuôi đỏ là loài cá nước ngọt...