Tích cực tham gia phòng cháy chữa cháy
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, trong những năm qua, công tác này đã được các cấp, các ngành, các cơ quan, doanh nghiệp… trên địa bàn phường Trần Hưng Đạo ( quận Hoàn Kiếm) quan tâm, chú trọng và trở thành nhiệm vụ của toàn dân.
Với phương châm lấy công tác phòng ngừa là chính, hoạt động PCCC đã được phường Trần Hưng Đạo quan tâm chỉ đạo, huy động sức mạnh toàn dân. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những kiến thức cơ bản, nội dung Luật Phòng cháy chữa cháy và tổ chức nhiều hoạt động như: Mít tinh, diễu hành, hội thi, hội diễn, tổ chức cho các hộ dân ký cam kết bảo đảm an toàn PCCC …
Phường Trần Hưng Đạo tổ chức tập huấn PCCC cho nhân dân
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực PCCC, phường Trần Hưng Đạo đã chủ động phối hợp, tham mưu, hướng dẫn triển khai thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo an toàn về PCCC. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các nội quy, quy định đảm bảo an toàn PCCC ở các cơ quan, doanh nghiệp.
Trong đó tập trung vào các ngành, lĩnh vực trọng điểm như: Ngân hàng, Kho bạc, Điện lực, Bưu chính, Viễn thông, Xây dựng, Y tế, Công thương… Đặc biệt là tổ chức kiểm tra thực tập các phương án PCCC tại một số tòa nhà cao tầng, khách sạn, cơ sở kinh doanh, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn. Qua công tác kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện và hướng dẫn cơ sở khắc phục những thiếu sót, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn cháy, nổ.
Bên cạnh đó, phường Trần Hưng Đạo cũng tiếp tục bổ sung, hoàn thiện công tác PCCC của phường, kiện toàn lực lượng dân phòng của phường sẵn sàng phối hợp chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tập huấn phổ biến kiến thức PCCC cho cán bộ nhân dân trong phường.
Các hoạt động tuyên truyền tổ chức với hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tiễn, đảm bảo hiệu quả, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào việc thực hiện nhiệm vụ PCCC và cứu nạn, cứu hộ gắn với tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
Video đang HOT
Kết quả là, từ đầu năm 2019 đến nay, trên địa bàn phường đã xảy ra 3 vụ cháy tại các nhà dân và hộ kinh doanh. Công an phường Trần Hưng Đạo đã phối hợp với lực lượng chữa cháy tại chỗ, đội PCCC công an quận Hoàn Kiếm chữa cháy kịp thời, không để cháy lây lan, không thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.
K. Tiến
Theo LĐTĐ
Đề xuất đổi tên trạm thu phí thành 'trạm thu tiền': Vì sao cứ phải 'đánh võng' khái niệm?
Sau khi Bộ GTVT đưa ra lấy ý kiến về việc đổi tên trạm thu phí thànhh "trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ", nhiều ý kiến đồng loạt phản đối.
Liên quan đến thông tin Bộ GTVT lấy ý kiến về dự thảo đổi tên các trạm thu phí đường bộ thành "trạm thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ", nhiều độc giả đồng loạt lên tiếng phản đối.
Theo bạn đọc Tien Vu, mỗi lần thay đổi vài chữ trong một điều luật, thông tư nào đó thì thủ tục, họp hành đã tốn kém khá nhiều ngân sách của Nhà nước. Trong khi đó, việc sử dụng từ "trạm thu phí" hay "trạm thu giá" bản chất vẫn là việc các doanh nghiệp thu tiền của những người sử dụng dịch vụ đường bộ theo hình thức BOT.
"Lâu nay vẫn thu tiền chứ có thu gì khác đâu. Tại sao nhất định phải đổi tên thành trạm thu giá hay trạm thu tiền mà không chịu giữ như từ trước đến nay?", Tien Vu chia sẻ.
Đầu năm 2018, "trạm thu giá" là tên gọi Bộ GTVT dùng để gọi tên các trạm thu phí.
Trong khi đó, bạn đọc Bùi Tá Minh Vương phân tích: "Sao lại là trạm thu tiền? Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ.
Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ. Kinh doanh mua bán thì ta nộp thuế vào ngân sách Nhà nước.
Có nhiều khoản phải thu, để rạch ròi cho từng khoản thu và dễ nhận biết nên người ta mới đặt tên gọi khác nhau, chứ không thể gọi chung chung là thu tiền được. BOT là tổ chức cung cấp dịch vụ thì ta phải trả phí".
"Phí là chi phí phải trả khi chúng ta sử dụng dịch vụ nào đó, trong đó có sử dụng một đoạn đường, một con đường hay một cây cầu. Tên gọi trạm thu phí như hiện tại là đúng rồi, sao phải tốn công, tốn sức với tên gọi này?", độc giả Da Nang bức xúc.
Bên cạnh đó, bạn đọc Nguyễn Tiến Tường cho rằng, mục đích cuối cùng của việc nhiều lần "đòi" đổi tên các trạm thu phí BOT của Bộ GTVT là muốn tránh chữ "phí".
"Khi gọi là trạm thu phí, thì các BOT phải hoạt động theo luật phí và lệ phí, có sự can thiệp định khung của Nhà nước, trong đó có cả Bộ GTVT. Nhưng khi gọi là trạm thu giá, nó sẽ hoạt động theo luật giá, trong đó các BOT sẽ được quyền tự chủ cao hơn trong việc thu tiền mà Nhà nước chỉ can thiệp gián tiếp.
Từ năm 2017, nhiều trạm thu phí trên cả nước đã bị người dân phản đối vì đặt sai vị trí và thu tiền bất hợp lý.
Gọi trạm thu tiền thực chất là một xảo thuật để "đánh võng" khái niệm mà mục tiêu có thể là áp dụng luật giá. Nếu không phải thu giá hay thu tiền, BOT buộc phải trở lại thu phí và chịu sự quản lý Nhà nước thông qua luật phí và lệ phí.
Mặt khác, BOT sai vị trí phải được đập bỏ, thu quá thời gian phải điều chỉnh lại. Doanh nghiệp bỏ tiền muốn thu hồi vốn, phải chỉ đích danh lợi ích nhóm đã thoả hiệp", Nguyễn Tiến Tường nhận định.
Ngoài ra, đa phần ý kiến bạn đọc đều cho rằng Bộ GTVT nên tập trung đến các việc khác như làm sao để giảm thiểu tại nạn giao thông, ùn tắc và vi phạm giao thông, chứ không nên mất quá nhiều thời gian để đổi tên các trạm thu phí.
"Sau khi Chủ tịch Quốc hội nêu ý kiến, các trạm BOT từ trạm thu giá đã đổi lại thành trạm thu phí, từ đó đến nay dư luận không còn ai thắc mắc. Vậy nên mong Bộ GTVT hãy dành thời gian để nghiên cứu cách nào làm giảm thiểu tai nạn giao thông, giảm ùn tắc giao thông là tốt nhất", bạn đọc La Do chia sẻ.
"Thay vi danh thơi gian đê suy nghi, đăt tên, lây y kiên tên goi các trạm BOT thi nên tâp trung vao nhưng vân đê câp bach hơn như giai phap đê han chê tinh trang ket xe trong cac dip lê, Têt, nhưng tuyên đương nao cân đâu tư mơ rông đê nâng cao chât lương cuôc sông va phat triên kinh tê, tram BOT đăt như thê nao, thu phi bao nhiêu la hơp ly,...", bạn đọc Ng.Uyên đồng tình.
Theo VTC News
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải: "Cải cách hành chính là làm cho người dân được thuận lợi nhất" Đây là nội dung được đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh tại buổi làm việc với Sở Tư pháp về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2018, 4 tháng đầu năm 2019 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 8 tháng năm 2019 sáng 7-5. Xây dựng văn hóa pháp...