Tích cực hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch nội địa
Bị ảnh hưởng không nhỏ từ dịch bệnh Covid-19, tỉnh Kon Tum tích cực hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch nội địa toàn quốc với chủ đề “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam
Vẫn đang trong giai đoạn đầu tư, song điểm Du lịch sinh thái ÊBan farm được xây dựng ở làng Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã thu hút du khách đến Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen ghé thăm, trải nghiệm. Gần 1 tháng kể từ khi không còn giãn cách xã hội, tuy chưa thực sự mở cửa phục vụ, song điểm đến này vẫn sẵn sàng đón tiếp các đoàn khách gần xa.
Điểm Du lịch sinh thái ÊBan Farm (Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen)
“Hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch của cả nước và tỉnh Kon Tum,chúng tôi thực hiện giảm 20% giá vé vào cổng, giảm 10% giá dịch vụ lưu trú.Theo đó, từ ngày 20/5 đến 30/6/2020, giá vé vào cổng là 25.000/ người/ lượt, giá dịch vụ lưu trú từ 270 đến 360.000 đồng/ phòng/ ngày”- Bà Đoàn Thị Phượng (Chủ nhân Ê Ban Farm) cho hay.
Sau thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống Covid-19, Làng Du lịch cộng đồng Kon KơTu (xã Đăk Rơ Wa, TP Kon Tum) cũng đã trở lại đón khách. Căn nhà sàn nguyên mẫu dân tộc Ba Na của ông A Hùng được sửa sang, tu bổ lại, thêm hàng rào bằng cây le gọn ghẽ, đẹp mắt. Đây là một trong số homstay ” hút khách” ở ngôi làng nhỏ bên sông ĐăkBla rất được yêu mến này, vì đến đây, mọi người được làm quen với vợ chồng nghệ nhân tạc tượng gỗ dân gian, đan lát tre nứa và dệt thổ cẩm ” có tiếng” trong làng.
Tỉnh Kon Tum hiện có 03 công ty lữ hành,59 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 3 sao và 83 cơ sở lưu trú chưa được xếp hạng. Gần 5 tháng đầu năm 2020, du khách đến địa bàn tỉnh chỉ đạt khoảng 108.000 lượt, giảm 95% so với cùng kỳ năm ngoái. Công suất sử dụng phòng chỉ bằng 20% so với cùng kỳ.
Hoạt động du lịch chịu ảnh hưởng đáng kể từ Covid-19, song thời gian qua, ngành Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh cùng các doanh nghiệp,địa phương, cơ sở đã nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh. Không ít cơ sở lưu trú đã chủ động đăng ký dùng khách sạn, nhà nghỉ làm điểm cách ly tập trung trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Măng Đen (huyện Kon Plong, Kon Tum) đang hấp dẫn nhiều khách du lịch đến tham quan
Quán triệt chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kon Tum chủ động xây dựng kế hoạch kích cầu du lịch nội địa, khuyến khích ” Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” để tạo chuyển biến tích cực đối với ngành kinh tế đã được tỉnh xác định là ” mũi nhọn” này. Trong đó, song song với tổ chức đồng bộ các hoạt động thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài địa bàn tỉnh; là tập trung kiểm tra công nhận các điểm du lịch và đề xuất xây dựng các tour, tuyến du lịch mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở lưu trú; tăng cường phối hợp, kết nối du lịch với Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực…
Gắn với yêu cầu hình thành các điểm đến an toàn trên địa bàn tỉnh, các ngành, địa phương chủ động đề xuất xây dựng các sản phẩm du lịch mới gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới và chương trình mỗi xã một sản phẩm đặc trưng (OCOP). Trước mắt, đẩy mạnh thu hút khách du lịch nội địa theo các tour, tuyến tại thành phố Kon Tum, Khu Du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen, du lịch sinh thái kết hợp tìm hiểu văn hóa, lịch sử tại địa bàn huyện Sa Thầy, Đăk Tô, Ngọc Hồi… và tuyến du lịch ” Con đường xanh Tây Nguyên” nối dài Kon Tum- Gia Lai- Đăk Lăk- Đăk Nông- Lâm đồng- TP. Hồ Chí Minh.
Điểm đến Nhà thờ gỗ Kon Tum
Theo Phó Phủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Nga, sắp tới, UBND tỉnh tổ chức lễ phát động hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch tại Khu Du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen (huyện Kon Plông), tổ chức công bố điểm du lịch tại TP. Kon Tum.
Hậu Covdi-19: Kích cầu du lịch Việt Nam bằng lợi thế an toàn
Nhiều giải pháp được đưa ra tại hội nghị Giải pháp thúc đẩy du lịch nội địa và phục hồi du lịch quốc tế hậu Covid-19. Trong đó, các doanh nghiệp nhất trí không bán phá giá và kích cầu bằng lợi thế an toàn.
Người dân gia tăng du lịch nội địa sau thời gian cách ly xã hội ẢNH: NGUYỄN LONG
Du lịch nội địa cần nhạc trưởng
Chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch, ông Trần Trọng Kiên mở đầu hội nghị diễn ra hôm qua tại Hà Nội bằng những thống kê xu hướng du lịch Việt Nam do Google thực hiện. "Nhu cầu của thị trường bắt đầu phục hồi trở lại từ cuối tháng 4. Khách trong nước hiện ưu tiên yếu tố an toàn và có ưu đãi.
Hầu hết người đi du lịch hiện tại muốn đi du lịch biển và thiên nhiên. Có tới 67% muốn đi biển, họ cũng tìm kiếm điểm đi biển, vườn quốc gia. Khách thường có nhu cầu đi ngắn ngày, đi với nhóm nhỏ, đi gần nơi mình sinh sống cùng bạn bè. Khách cũng muốn đặt dịch vụ trực tiếp với nhà cung cấp và dịch vụ số", ông Kiên nói.
Ông Võ Anh Tài, Phó tổng giám đốc Saigontourist, cho biết đã kích cầu liên kết 100 đơn vị của mình để phát động du lịch nội địa. Ông có chủ trương "Yêu Việt Nam" chứ không phải "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" như Tổng cục Du lịch phát động. "Chúng tôi mở rộng là Yêu Việt Nam, vì chỉ nói người Việt Nam thì vô tình bỏ qua cộng đồng người nước ngoài ở Việt Nam. Họ là cầu nối để kết nối với người nước ngoài", ông Tài nói. Saigontourist cũng đưa ra chương trình kích cầu với đối tác bên ngoài hệ thống để tối đa hóa kết nối.
Ông Trịnh Hồng Quang, Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, cho biết: "Để phát triển du lịch, chính sách của các cơ quan liên quan rất quan trọng. Làm sao để người dân thấy an toàn, thấy tự tin để đi du lịch". Ông Quang cũng nhấn mạnh chưa bao giờ kích cầu thuận lợi như hiện nay.
"Doanh nghiệp du lịch, hãng lữ hành, hàng không chúng ta đang đói việc quá. Chúng tôi muốn đi làm, DN mong khách đến. Chúng tôi cần lệnh, cần Tổng cục Du lịch và Bộ VH-TT-DL có một cái lệnh. Mọi đơn vị đang kích cầu mạnh, đang có giá chưa từng có trong lịch sử ngành du lịch Việt Nam trên các chuyến bay nội địa. Cái chúng ta cần là có cơ quan dẫn dắt", ông Quang nói.
PGS-TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cho biết giờ là lúc cần tái cơ cấu du lịch. "Đây là dịp tái cấu trúc ngành. Phải định hướng từ bây giờ", ông nói.
Đường bay, giá vé cụ thể
Còn ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Vietravel, cho rằng: "Ngành du lịch cần cam kết với Chính phủ với chỉ tiêu cụ thể. Chẳng hạn, giảm tiền điện thì giá thành sản phẩm du lịch giảm bao nhiêu. Bộ VH-TT-DL nên tính lại cấu trúc ngành vì cấu trúc hiện nay lẻ tẻ, thiếu kết nối".
Ông Kỳ cũng đề nghị chia thị trường thành các nhóm tam giác mạnh. Chẳng hạn, miền Bắc có tam giác Hà Nội - Ninh Bình - Quảng Ninh. Miền Trung có Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam... "Làm sao để đảm bảo nhóm gia đình có thể đi 3 ngày 2 đêm. Các hãng bay mới biết đường thiết kế chặng bay. Các nhà quản lý địa phương hãy cam kết giảm 30 - 50% giá tham quan di tích. Cái này HĐND đồng ý là xong", ông Kỳ nói và cho biết, Vietravel cũng đang vận động Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam ký liên kết "chương trình" này vào 30.5 tới.
Ông Kỳ còn đề nghị chính sách nhà nước hỗ trợ 1 triệu đồng/người đi du lịch. "Khách mua tour 3 triệu đồng, tiêu 7 triệu đồng ở địa phương. Ai làm tốt, nhiều khách thì sẽ được trừ thuế 1 triệu đồng/khách. Chúng ta cam kết với điều kiện đó đảm bảo 35 - 40 triệu lượt khách, thì nhà nước mới quan tâm", ông Kỳ nói.
Ngoại giao du lịch bằng miễn visa và hiệp định song phương
Ông Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch, cho biết cần mở lại các đường bay đã đóng bằng các thỏa thuận song phương. "Đường bay phải được mở lại bằng các thỏa thuận song phương với từng quốc gia một. Cần có trách nhiệm rõ ràng của quốc gia điểm xuất phát, quốc gia điểm đến. Theo cách này thì hàng không mở lại được và tạo sự yên tâm cho người dân", ông Nam nói.
Ông Nam cũng cho biết, Anh đã đạt thỏa thuận với Pháp mà không phải cách ly hành khách 14 ngày. "Đi theo cách này thì đầu mối thương thảo là cơ quan nào? Tôi nghĩ Bộ Ngoại giao là cơ quan phù hợp. Cần có một đội đồng bộ với Bộ GTVT, Y tế... đi thương thảo với các quốc gia", ông Nam đề xuất.
Ông Nam cũng nhấn mạnh đến chính sách thị thực (visa). "Khi thương thảo về visa với các nước hậu Covid-19 thì bên cạnh mở rộng việc miễn visa đơn phương, cũng đề nghị mở rộng visa dài hạn song phương. Chẳng hạn với Mỹ, New Zealand, visa thời hạn 10 năm sẽ hỗ trợ tăng trưởng tốt", ông Nam nói.
Ông Võ Anh Tài cũng ủng hộ chính sách miễn visa. "Chúng tôi quan tâm đến visa vì nó liên quan đến tốc độ trở lại của du khách. Cần miễn giảm visa cho những nước vừa rồi ta ngừng. Hiện nay, các cơ quan ngoại giao VN ở nước ngoài đã đi đặt vấn đề với các cơ quan du lịch nước ngoài chưa, như Thái Lan, Hàn Quốc đang làm với chúng ta", ông Tài nói.
Định vị "thiên đường" an toàn Việc mở cửa thị trường đón khách quốc tế được cơ quan quản lý, doanh nghiệp đề cập và chuẩn bị sẵn sàng các kế hoạch triển khai. Trong đó, công tác truyền thông Việt Nam an toàn được cho là cấp thiết, tạo sự quan tâm của du khách. Là một trong những quốc gia kiểm soát dịch bệnh tốt, Việt Nam...