Tích cực chăm lo người nghèo khu vực biên giới biển
Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Sóc Trăng là một trong những đồn biên phòng tiêu biểu trong thực hiện chính sách an sinh xã hội cho người dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đóng quân…
Quân y Đồn Biên phòng Lai Hòa khám bệnh cho người nghèo.
Đầu tháng ba, Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp nhóm từ thiện TP Hồ Chí Minh trao 400 phần quà cho đồng bào nghèo ở xã Lai Hòa và Vĩnh Tân. Mục tiêu của BĐBP Sóc Trăng là thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao mức sống nhân dân khu vực biên giới biển; người lính biên phòng động viên, chia sẻ khó khăn với đồng bào ở nơi đơn vị đóng quân. Ông Lý Phuông, dân tộc Khmer, ngụ tại xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu chia sẻ: “Từ trước đến nay, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lai Hòa luôn quan tâm người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu hiểu biết và bà con nghèo ở địa phương, thường xuyên đến tận gia đình giúp đỡ từ vật chất đến tinh thần, cử cán bộ Trạm quân – dân y kết hợp, đến tận nhà thăm, khám bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân”.
Mô hình Trạm y tế quân – dân y kết hợp đầu tiên ở tỉnh Sóc Trăng được thực hiện ở Đồn Biên phòng Lai Hòa. Trạm luôn có cán bộ trực 24 giờ hằng ngày, hằng năm tổ chức khám, chữa bệnh và cấp thuốc cho khoảng 10.000 lượt người bệnh. Do nằm cách trung tâm xã Lai Hòa nên nhiều bà con ở các ấp Xung Thum A, Xung Thum B (xã Vĩnh Tân), các ấp Brey Chóp, Prey Chóp A, Prey Chóp B (xã Lai Hòa) đều đến khám, chữa bệnh tại trạm. Thiếu tá Thái Minh Phong, Trạm trưởng Trạm y tế quân – dân y kết hợp cho biết, người dân ở các tuyến ven biển của thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) và cả bà con ở xã giáp ranh thuộc tỉnh Bạc Liêu cũng sang đây điều trị, chúng tôi đã tạo mọi điều kiện và luôn hết lòng với những người bệnh đến khám và điều trị tại đây.
Video đang HOT
Thực hiện Chỉ thị số 01/2015/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới, Đồn Biên phòng Lai Hòa thực hiện công tác dân vận và trở thành lực lượng chuyên trách, nòng cốt ở địa phương trong xây dựng, củng cố niềm tin của dân vào đường lối, chủ trương của Đảng. Đây cũng là mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi cán bộ, chiến sĩ BĐBP thông qua những việc làm cụ thể, thiết thực. Ông Thạch Lương, ấp Prey Chóp B, xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, cho biết: “Đồn Biên phòng Lai Hòa giúp bà con Phật tử khi có bệnh, đau ốm, dù là ngày hay đêm, người nghèo đi biển làm ăn có chuyện gì xảy ra, đồn cũng rất quan tâm và giúp đỡ bà con về mọi mặt”.
Thượng tá Lê Văn Toàn, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Lai Hòa nhấn mạnh: Thời gian qua, đơn vị làm tốt công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đóng quân. Đồng thời, làm tốt các chính sách an sinh xã hội thông qua các hoạt động nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết quân – dân. Qua đó, quần chúng nhân dân tích cực giúp BĐBP trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, tạo được hình ảnh tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ quân hàm xanh trong lòng đồng bào các dân tộc nơi biên giới và hải đảo của Tổ quốc. Đơn vị đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân địa bàn ven biển, quản lý vốn ủy thác hai dự án hỗ trợ bò sinh sản cho người nghèo, hỗ trợ học bổng cho ba đối tượng học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mới đây là vận động tặng quà cho người nghèo ở hai xã Lai Hòa và Vĩnh Tân.
BÀI, ẢNH: NGUYỄN PHONG VÀ VĂN LONG
Theo NDĐT
Không làm dự án kênh Chợ Gạo theo hình thức BOT
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, dự án đầu tư nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo không thể đầu tư hình thức BOT vì là tuyến đường thủy độc đạo.
Ngày 15-3, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác các bộ, ngành trung ương đã trực tiếp khảo sát tuyến đường thủy kênh Chợ Gạo và làm việc với tỉnh Tiền Giang về dự án đầu tư nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo.
Tại đây, Phó Thủ tướng nhận định tuyến đường thủy kênh Chợ Gạo đang diễn ra tình trạng ách tắc nghiêm trọng, làm tăng chi phí vận tải đường thủy. Dọc bờ sông đang bị sạt lở sâu, gây thiệt hại tài sản và đe dọa tính mạng người dân nơi đây.
Phó Thủ tướng cho rằng đây là một trong những nút thắt giao thông thủy lớn. Nếu nút thắt này không được giải quyết sẽ làm giảm năng lực vận tải của cả khu vực ĐBSCL.
Theo đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ GTVT rà soát lại kế hoạch đầu tư các dự án giao thông ở ĐBSCL trên cơ sở quy hoạch. Từ đó xác định nguồn vốn, cơ cấu vốn, lộ trình thực hiện và xác định các dự án ưu tiên. Trong đó, dự án kênh Chợ Gạo phải đưa vào là một trong những dự án ưu tiên hàng đầu trong việc triển khai thực hiện.
Kênh Chợ Gạo đã trở nên quá tải. Ảnh: ĐÔNG HÀ
Báo cáo với Phó Thủ tướng tại buổi khảo sát, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết dự án được Bộ GTVT phê duyệt từ năm 2009 với tổng mức đầu tư 4.221 tỉ đồng. Tuy nhiên, do nguồn vốn khó khăn, đến năm 2013 Bộ GTVT đã phê duyệt điều chỉnh dự án với tổng mức đầu tư giảm còn 2.263 tỉ đồng. Việc giảm chi phí dựa trên cơ sở điều chỉnh giảm kích thước cơ bản luồng tàu (chiều rộng đáy chạy tàu từ 80 m xuống 55 m; độ sâu chạy tàu từ 4 m xuống 3,1 m; bán kính cong tối thiểu của luồng từ 500 m xuống 300 m...).
Về nguồn vốn đầu tư, Bộ GTVT và tỉnh Tiền Giang đề xuất Phó Thủ tướng xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án giai đoạn 2 bằng vốn ngân sách (giai đoạn 1 của dự án được đầu tư bằng trái phiếu chính phủ, đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ năm 2015).
Phó Thủ tướng cũng cho rằng kênh Chợ Gạo không thể đầu tư theo hình thức BOT vì đây là tuyến độc đạo, người dân không có quyền lựa chọn đường đi khác. Vì vậy, đối với giai đoạn 2 của dự án này nên đầu tư bằng vốn ngân sách.
Qua đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, Bộ KH&ĐT phối hợp với các bộ, ngành liên quan làm việc ngay để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Quốc hội xem xét, bố trí vốn thực hiện giai đoạn 2 của dự án bằng vốn ngân sách. Về địa phương tỉnh Tiền Giang, Phó Thủ tướng đề nghị phải thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, vận động, tuyên truyền người dân thực hiện tốt chủ trương của dự án trên.
Toàn tuyến kênh Chợ Gạo dài 28,5 km, đi qua 17 xã và thị trấn của huyện Châu Thành (Long An) và thị xã Gò Công (Tiền Giang). Mỗi ngày/đêm, tuyến kênh này có hơn 1.500 lượt phương tiện đường thủy qua lại để vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh vùng ĐBSCL đi TP.HCM và ngược lại. Thời gian qua, dù ngành chức năng đã có nhiều nỗ lực giảm áp lực giao thông cho tuyến đường thủy độc đạo này, tuy nhiên đến nay tình trạng ghe tàu vẫn xếp hàng dài để qua kênh.
ĐÔNG HÀ
Theo PL
Dấu hiệu sai phạm tại THTruemilk và BacABank: Luật sư đề nghị Thống đốc Lê Minh Hưng vào cuộc Hưởng ứng tinh thần không khoan nhượng, không có vùng cấm trong chống quốc nạn tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát động và chỉ đạo. Luật sư Duẩn (Trưởng Văn phòng Luật sư Thanh niên - Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai) đã có đề nghị Tổng bí thư, Chủ tịch...