Tích cực bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản
Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản được các sở, ngành có liên quan của tỉnh và các địa phương quan tâm thực hiện, song việc khai thác hải sản bằng các nghề cấm vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương trong tỉnh.
Với hình dáng độc, lạ, kích thước nhỏ gọn, những cây quất “bonsai” đang được nhiều khách hàng lựa chọn trong dịp Tết Nguyên đán.
Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị tổ chức thả cá giống xuống lưu vực sông Mã.
Do những hoạt động khai thác không hợp lý, cùng với tình trạng ô nhiễm môi trường… nên nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ và khu vực nội đồng đang bị suy giảm. Theo thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh, những năm qua, nhiều loài thủy sản bị suy giảm tới 80 – 90%, thậm chí sắp bị tuyệt chủng, như: Cá trê vàng, cá ngát, ốc nhồi, ếch đồng, tôm càng… Nhiều loài cá có tên trong sách đỏ Việt Nam, như: Cá Mòi cờ hoa và cá Mòi cờ chấm… sống ở khu vực vùng cửa biển Lạch Hới, nơi tiếp giáp giữa huyện Hoằng Hóa và TP Sầm Sơn, trước đây, xuất hiện rất nhiều vào tháng 4 hàng năm khi chúng di cư từ biển vào sông để sinh sản. Tuy nhiên, những năm gần đây, các loài cá này rất ít xuất hiện, hiếm gặp. Tình trạng cạn kiệt nguồn lợi thủy sản như hiện nay là do việc khai thác quá mức và sử dụng các phương pháp khai thác hủy diệt, như: Xung kích điện, các loại lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, lưới bát quái… Ngoài ra, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, chất thải từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề còn cao đã ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Bên cạnh những lý do khách quan, một bộ phận ngư dân chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản… dẫn đến sản lượng khai thác, đánh bắt không ổn định và giảm dần qua nhiều năm liền. Để chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hàng năm Chi cục Thủy sản tỉnh đã phối hợp với các tổ chức, địa phương trong tỉnh tiến hành thả cá, tôm giống bổ sung xuống lưu vực sông, hồ, khu vực ven biển nhằm từng bước khôi phục nguồn lợi thủy sản tự nhiên dần cạn kiệt. Trong năm 2019, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức thả 4.480 kg các loại cá truyền thống; 3.000 con cá chiên, cá lăng; 20 kg tôm sú giống; 3.000 con cua xanh xuống lưu vực sông, hồ và khu vực ven biển. Bên cạnh những hoạt động nhằm duy trì, tái tạo, các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và vận động ngư dân có những hành động thiết thực trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức, như: Thông qua hệ thống loa truyền thanh của các xã, phường ven biển; in phát hàng nghìn tờ rơi có nội dung tuyên truyền về các quy định của Chính phủ trong việc khai thác thủy, hải sản… Đồng thời, tổ chức cho các chủ tàu, các hộ khai thác thủy, hải sản ký cam kết không vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, không sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác. Trong năm 2019, Chi cục Thủy sản, Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tuần tra, kiểm soát 3.758 lượt tàu cá, trong đó, nhắc nhở 1.322 tàu cá và xử phạt 205 tàu cá vi phạm khai thác thủy, hải sản. Ông Lê Bá Lực, Trưởng Phòng Quản lý khai thác nghề cá, Chi cục Thủy sản, cho biết: Ngoài công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ngư dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, công tác tuần tra, kiểm soát các hoạt động khai thác trên biển và vùng cửa sông cũng được đơn vị phối hợp với các lực lượng có liên quan thực hiện thường xuyên, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Những lỗi vi phạm thường gặp của các chủ tàu chủ yếu là sử dụng xung kích điện trong khai thác thủy, hải sản, kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, hoạt động sai vùng quy định…
Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hiện các địa phương ven biển đang tích cực thực hiện giảm dần tàu công suất dưới 20 CV và không cho đóng mới loại phương tiện này. Đồng thời, tổ chức duy trì hoạt động và nâng cao chất lượng mô hình tổ đồng quản lý nghề cá ven biển. Tổ chức tập huấn kiến thức, pháp luật cho ngư dân trong công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Tiếp tục nâng cao năng lực khai thác thủy sản, đổi mới tổ chức sản xuất trên biển, phát triển và nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ, từng bước giảm phương tiện khai thác ven bờ. Siết chặt quản lý và nghiêm cấm các hành vi sử dụng lưới có mắt lưới nhỏ hơn quy định, xung điện, hóa chất độc hại để đánh bắt thủy, hải sản, không đánh bắt vào vùng cấm khai thác, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiệu quả và bền vững.
Video đang HOT
Lê Hợi
Theo Baothanhhoa
Vùng Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai: Dai dẳng nạn đánh bắt trái phép
Tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), tình trạng đánh bắt thủy sản trái phép diễn ra ngày càng nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt là khai thác thủy sản bằng xung điện.
Tận diệt thủy sản
Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai thuộc địa phận của 5 huyện, thị xã ven biển Thừa Thiên - Huế là Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà. Đây là vùng đất ngập nước tiêu biểu cho điều kiện nhiệt đới gió mùa, lớn nhất Đông Nam Á và thuộc cỡ lớn trên thế giới với diện tích hơn 22.000ha và trải dài 68km.
Công an xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế tịch thu hàng chục bộ kích điện của các đối tượng khai thác trái phép trên phá Tam Giang. Ảnh: Lê Hiếu
Nơi đây cũng là nguồn sinh kế của khoảng 300.000 cư dân sinh sống trên sông nước và ven bờ. Tuy nhiên, những năm qua việc đánh bắt trái phép tại đây diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt tình trạng khai thác thủy sản bằng xung điện, cào hàu theo kiểu tận diệt đã khiến nhiều loài cá, tôm bị cạn kiệt và mất dần. Không những thế điều này còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái đầm phá.
Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin, trong năm 2019 đã tuần tra độc lập và phối hợp với các địa phương tổ chức 40 đợt tuần tra kiểm soát các hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Các đợt tuần tra chủ yếu đột xuất, ban đêm đã phát hiện, xử lý 8 vụ vi phạm, xử phạt hành chính gần 30 triệu đồng.
Chi hội Nghề cá (CHNC) thôn 8 (xã Điền Hải, huyện Phong Điền) cho hay, trong năm 2019, CHNC thôn đã tổ chức hơn 50 lượt tuần tra, giám sát trên vùng đầm phá thuộc địa phận được cấp quyền khai thác, bảo vệ. Quá trình tuần tra đã phát hiện, bắt giữ hai thuyền đánh cá bằng nghề giã cào, bàn giao Công an huyện Phong Điền xử lý. CHNC thôn 8 cũng bắt hai đò cào lươn bằng máy công suất lớn, một ghe làm nghề xung điện, chuyển công an địa phương xử lý vi phạm. Ngoài ra, các CHNC Thủy An, xã Quảng Ngạn (Quảng Điền), Lê Bình, xã Phú Xuân (Phú Vang)... cũng tổ chức hơn 60 lượt tuần tra, xử lý nhiều trường hợp vi phạm khai thác trong khu bảo nguồn lợi thủy sản.
Tăng cường quản lý
Theo ông Hồ Trọng Cầu - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc, chiếm gần nửa diện tích huyện là đầm phá nên huyện đã triển khai nhiều biện pháp để quản lý chặt chẽ việc nuôi trồng, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
Ông Võ Giang - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế đánh giá, công tác tuyên truyền, vận động khai thác thủy sản trái phép trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai những năm gần đây tại một số địa phương vẫn chưa thật sự hiệu quả; một phần các phương tiện, dụng cụ phục vụ hoạt động tuần tra, xử lý vi phạm chưa được đầu tư thỏa đáng nên số vụ vi phạm khai thác thủy sản vẫn còn tái diễn.
"Các địa phương cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, không trông chờ cấp trên. Trong điều kiện, khả năng cho phép phải kịp thời có cơ chế, chính sách thỏa đáng cho các hội viên, CHNC hoạt động. Cơ quan chức năng phân bổ kinh phí ngân sách sự nghiệp tăng thêm để triển khai các mạng lưới khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản phát triển đồng bộ, mua sắm phương tiện, dụng cụ đáp ứng yêu cầu xử lý vi phạm; triển khai tốt công tác quản lý Nhà nước và tạo sinh kế bền vững cho ngư dân" - ông Giang chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế nhận định, ngoài công tác chỉ đạo và yêu cầu cơ quan chức năng và các địa phương tăng cường tuần tra, phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng đánh bắt thủy sản trái phép trên đầm phá, tỉnh còn chú trọng việc kêu gọi các nhà đầu tư phối hợp nghiên cứu đầu tư các dự án liên quan thủy sản, du lịch tại vùng đầm phá của tỉnh. Đặc biệt, kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm lực, có kinh nghiệm đến đầu tư nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá, kết hợp nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để tạo tính bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
Theo Danviet
Nước cạn giữa mùa lũ, từ thiên tai đến "nhân tai" Thiếu hụt nguồn nước mặt, sụt giảm trữ lượng nước ngầm đã hiện hữu và đặt ra thách thức không nhỏ đối với ĐBSCL. Nghị quyết 120 của Chính phủ nêu rõ: "Việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn châu thổ, đặc biệt là xây dựng đập thủy điện đã làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, suy giảm...