Tia sét kỳ lạ xuất hiện giữa bầu trời Hawaii
Các nhà nghiên cứu mô tả tia sét trên đỉnh núi lửa Mauna Kea là hiện tượng hiếm khi xảy ra.
Tia sét kỳ lạ xuất hiện giữa bầu trời Hawaii
Một loạt kính viễn vọng trên đỉnh núi lửa Mauna Kea nằm bên dưới bầu trời ngập tràn màu sắc và ánh sáng rực rỡ. Trong số các kính thiên văn này có Gemini North, thành viên phía bắc của Đài quan sát Gemini quốc tế.
Mauna Kea là ngọn núi lửa cao nhất ở Hawaii. Ngoài tuyết đặc trưng thu hút những người đam mê thể thao mùa đông, khu vực đỉnh núi còn được rải rác bởi một số kính viễn vọng nổi tiếng nhất trên thế giới.
Chiếc camera trên kính viễn vọng Gemini North nằm ở độ cao khoảng 4.200 mét đã chụp được ảnh đám mây cho thấy ánh sáng màu đỏ và xanh lam bắn lên từ đỉnh của tầng mây, chiếu ra ngoài không gian thay vì hướng xuống Trái Đất.
Khoảnh khắc camera ghi lại được hội tụ những tia sét rực rỡ gồm sét đỏ và sét xanh. Theo các chuyên gia, hiện tượng này cực kỳ khó chụp trên máy ảnh vì các tia sáng chỉ kéo dài khoảng 1/10 giây và cũng khó nhìn thấy từ mặt đất do bị đám mây giông che khuất.
Sét đỏ là những luồng điện tích phóng cực nhanh qua tầng thượng quyển, từ 37 đến 80 km trên bầu trời và di chuyển hướng lên không trung. Một số vệt có hình con sứa trong khi nhiều trường hợp là những cột ánh sáng đỏ thẳng đứng có các tua cuốn xuống.
Video đang HOT
Tia sét hình con sứa do Stephen Hummel ghi lại
Stephen Hummel, một chuyên gia về bầu trời tối tại Đài quan sát McDonald, đã chụp được hình ảnh ngoạn mục về ‘một con sứa’ từ sườn núi trên Núi Locke ở Texas vào tháng 7 năm ngoái.
Sét xanh hình thành ở gần Trái Đất hơn sét đỏ, các luồng điện tích cũng sáng hơn sét đỏ và phóng ra từ đỉnh những đám mây.
Đỉnh đám mây giông có thể ở cách mặt đất từ 1,6 đến 22 km. Sét xanh tiếp tục vươn lên cho tới khi đạt độ cao khoảng 48 km, tại điểm đó chúng biến mất. Sét xanh di chuyển ở tốc độ hơn 35.888 km/h.
Davis Sentman, cựu giáo sư vật lý tại Đại học Alaska Fairbanks từng sử dụng thuật ngữ ‘bóng ma’ để mô tả về hiện tượng tia sét đỏ. Ông cho biết thuật ngữ này “rất phù hợp khi mô tả vẻ ngoài của chúng”, gợi lên bản chất thoáng qua như thần tiên của tia sét. Davis Sentman qua đời vào năm 2011.
Trong khi đó, Stephen Hummel tiết lộ rằng bão càng mạnh, càng tạo ra nhiều tia sét thì càng có nhiều khả năng xuất hiện tia sét xanh.
Phi hành gia Andreas Morgensen của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu lần đầu tiên quay được những tia sét xanh khó nắm vào năm 2015. Ông phát hiện ra hiện tượng này khi đang ghi hình một cơn bão trên Vịnh Bengal, Ấn Độ.
Bí ẩn về những hòn đá 'biết đi' ở Thung lũng Chết khiến giới khoa học đau đầu
Trong suốt nhiều năm, bí ẩn về những hòn đá biết đi đã khiến các nhà khoa học trên thế giới đau đầu.
Trong nhiều năm, những tảng đá bí ẩn tại Thung lũng Chết đã khiến các nhà khoa học bối rối. Mặc dù đã có nhiều nhà khoa học cố gắng đưa ra lời giải đáp hợp lý nhưng trên thực tế, vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng cho hiện tượng kỳ lạ này.
Nằm tại khu vực hẻo lánh của Vườn quốc gia Thung lũng Chết thuộc bang California, Mỹ, những tảng đá nặng trông như thể đang di chuyển trên lòng hồ khô có tên Racetrack Playa, để lại dấu vết của chúng ở phía sau trong lớp bùn nứt nẻ. Người ta nghĩ ra đủ mọi lý do để lý giải cho sự chuyển động của những tảng đá, từ người ngoài hành tinh cho đến từ trường. Nhưng không ai thực sự nhìn thấy những tảng đá di chuyển, điều này càng làm tăng thêm sự bí ẩn.
"Ngoài kia rất yên tĩnh và rất rộng mở, bạn càng ở đó lâu, nó càng mang đến cảm giác bí ẩn", kiểm lâm viên Alan van Valkenburg nói.
Các nhà khoa học đã cố gắng giải mã bí ẩn của những tảng đá hình cánh buồm này trong nhiều thập kỷ. Một số nhà nghiên cứu cho rằng lốc cát có thể đã di chuyển các tảng đá nặng nề này, có hòn lên tới 318 kg. Một số nghiên cứu khác thì tin rằng chính những cơn gió mạnh thường xuyên thổi qua lòng hồ rộng lớn có thể khiến đá trượt trên mặt đất. Hết giả thuyết này đến giả thuyết khác đều bị bác bỏ và đến nay giới khoa học vẫn chưa có lời giải thích chính xác nhất.
Theo Slate.com, một số vệt mòn do đá để lại dài tới 250 m. Một số vệt mòn tạo thành những đường cong duyên dáng, có vệt thì tạo thành đường thẳng, sau đó đột ngột chuyển sang trái hoặc phải khiến các nhà nghiên cứu bối rối.
Năm 2006, Ralph Lorenz, một nhà khoa học của NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ) đang nghiên cứu điều kiện thời tiết trên các hành tinh khác. Ông đã quan tâm đến Thung lũng Chết và đặc biệt quan tâm đến việc so sánh các điều kiện khí tượng ở thung lũng này với những điều kiện gần Ontario Lacus, một hồ hydrocacbon rộng lớn trên Titan, một mặt trăng của Sao Thổ. Nhưng khi điều tra Thung lũng Chết, ông bị những viên đá bí ẩn của hồ Racetrack Playa hấp dẫn.
Ralph Lorenz đã sử dụng hộp đựng thực phẩm Tupperware thông thường để cho thấy cách mà những tảng đá có thể lướt trên mặt lòng hồ. "Tôi lấy một tảng đá nhỏ và bỏ vào hộp Tupperware, đổ nước vào đó sao cho để viên đá hở ra hơn 2cm", ông nói với trang Smithsonian.com. Sau khi đặt hộp đựng vào tủ đông, Ralph lấy viên đá bị đóng băng, bỏ vào khay nước lớn có cát ở đáy. Lúc này, ông chỉ cần thỏi nhẹ là tảng đá tự di chuyển trên mặt nước. Và khi tảng đá nhúng băng di chuyển, nó tạo thành một đường mòn trên cát ở đáy khay.
Nhóm nghiên cứu của Ralph tính toán rằng trong một số điều kiện mùa đông nhất định ở Thung lũng Chết, đủ nước và băng có thể hình thành để giúp tảng đá trôi qua đáy bùn của hồ Racetrack Playa nhờ một cơn gió nhẹ, để lại vệt bùn khi đá di chuyển.
Đến cuối năm 2013, hai nhà khoa học là Jim và Richard Norris đã đến khảo sát khu vực lòng hồ Racetrack Playa tại Thung lũng Chết. Họ phát hiện ra có rất nhiều yếu tố phối hợp để khiến những tảng đá ở đây di chuyển. Thứ nhất, bề mặt thung lũng phủ một lớp nước có độ sâu vừa đủ để tạo thành băng nổi. Khi nhiệt độ xuống thấp, mặt hồ sẽ có một lớp băng mỏng ở trên, bên dưới vẫn là nước. Lượng băng sau đó dày lên đủ độ cứng và tạo lực đẩy tảng đá.
Thứ hai, khi mặt trời lên, nhiệt độ tăng, lớp băng trên bề mặt sẽ nứt thành từng mảng. Lúc này, các mảng băng bị gió đẩy trôi, đẩy cả đá đi theo. Tuy nhiên, 2 nhà nghiên cứu mới chỉ quan sát được hiện tượng này ở những hòn đá nhỏ. Với các tảng đá lớn, họ cần nghiên cứu thêm để đi đến kết luận cuối cùng.
Tuy nhiên, một số du khách khi đến Thung lũng Chết dường như thích cách lý giải huyền bí cho những tảng đá thuyền buồm này. "Mọi người luôn hỏi: "Bạn nghĩ điều gì khiến chúng di chuyển?". Nhưng nếu bạn cố gắng giải thích thì không phải lúc nào họ cũng muốn nghe câu trả lời. Mọi người thích những điều bí ẩn, họ thích một câu hỏi chưa có câu trả lời", kiểm lâm viên Alan van Valkenburg nói.
Cho đến nay, bản thân Thung lũng Chết và những hòn đá tự di chuyển tại đây vẫn còn là bí ẩn với nhân loại. Vào năm 1849, một đoàn người đi tìm vàng bị lạc vào thung lũng này và mất phương hướng. Họ bị hành hạ bởi nắng nóng, đói khát và các loài sâu bọ, rắn rết. Đến tháng 1/1850, chỉ một thành viên duy nhất của đoàn người này thoát ra được bên ngoài.
Năm 1941, một đoàn thám hiểm người Mỹ cũng lạc vào đây và phải bỏ mạng toàn bộ. Năm 1949, một đoàn thám hiểm khác cũng gặp thảm cảnh tương tự. Có một vài người thoát ra ngoài nhưng sau đó họ cũng chết một cách khó hiểu. Chính vì những lẽ đó mà nơi này được mệnh danh là Thung lũng Chết.
UFO xuất hiện trên bầu trời đêm của Hawaii Nhiều nhân chứng khác nhau cùng xác nhận vật thể bay không xác định (UFO) màu xanh lam xuất hiện trên bầu trời đêm ở Hawaii trước khi "lặn" vào đại dương. Trong một vụ việc được mô tả là kỳ lạ, người dân địa phương ở đảo Oahu thuộc Hawaii, Hoa Kỳ gần đây đã phát hiện một vật thể bay không...