Tia hy vọng mới trong nỗ lực chống đại dịch Ebola ở Tây Phi
Nỗ lực chống đại dịch Ebola của cộng đồng quốc tế đã xuất hiện những tia hy vọng mới.
Senegal mới đây đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố thoát dịch do không có ca nhiễm mới trong vòng 42 ngày tính đến ngày 17/10.
Một trường hợp duy nhất nhiễm virus Ebola ở nước này đã hồi phục sức khỏe.
Theo WHO, quốc gia tiếp theo có thể được công bố thóat dịch vào ngày 20/10 là Nigeria – quốc gia có 20 trường hợp nhiễm bệnh và 8 ca tử vong do virus Ebola
Tại Tây Ban Nha, sức khỏe của bệnh nhân đầu tiên lây nhiễm Ebola bên ngoài châu Phi tiếp tục được cải thiện.
Theo các quan chức y tế nước này, nữ y tá Teresa Romero sẽ được tiến hành kiểm tra virus Ebola trong vòng 2 ngày tới với nhiều khả năng kết quả âm tính, và sẽ được xác nhận khỏi bệnh nếu cuộc kiểm tra 72 giờ sau đó cũng cho kết quả tương tự.
Liên quan đến các nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus Ebola, giới chức y tế Canada thông báo lô vắcxin virus Ebola thử nghiệm sẽ bắt đầu được chuyển cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ ngày 20/10 tới.
Theo thông báo của Cơ quan Y tế Công cộng Canada, sẽ có 800 lọ vắcxin thử nghiệm, gửi theo 3 chuyến khác nhau tới WHO. Việc thử nghiệm loại vắcxin này trên người đã được thực hiện từ cuối tuần trước.
Video đang HOT
Một nữ y tá thực hiện mặc đồ bảo hộ trước khi bước vào vùng dịch Ebola ở Monrovia, Liberia. (Nguồn: AP)
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama, ngày 18/10, hối thúc người dân nước này không nên bị kích động hay quá sợ hãi về dịch Ebola đồng thời cảnh báo rằng việc đối phó với loại virus chết người này cần sự chung tay của toàn thể cộng đồng, các quan chức chính phủ và cả giới truyền thông.
Trả lời trong chương trình phát thanh và trực tuyến hàng tuần, Tổng thống Obama tuyên bố sẽ không ban hành lệnh cấm các chuyến bay từ các nước Tây Phi tới Mỹ theo lời kêu gọi của nhiều nghị sỹ.
Ông chủ Nhà Trắng khẳng định một lệnh cấm như vậy sẽ chỉ gây ảnh hưởng xấu đến các nỗ lực viện trợ và các biện pháp kiểm tra và khiến tình hình tồi tệ thêm. Ông Obama cũng nhấn mạnh “đây là trận dịch nghiêm trọng song chúng ta không thể để rơi vào tình trạng bị kích động hay sợ hãi;” điều này sẽ khiến người dân khó có được những thông tin chính xác cần thiết.
Khẳng định Mỹ không thể cách ly khỏi Tây Phi, Tổng thống Obama tuyên bố khoa học cần phải là lực lượng dẫn đầu trong cuộc chiến chống loại virus nguy hiểm này.
Tổng thống Mỹ cũng cảnh báo cuộc chiến này cần nhiều thời gian và trước khi nó kết thúc, có thể sẽ còn nhiều trường hợp phải bị cách ly trên đất Mỹ song khẳng định nước Mỹ biết cách tiến hành cuộc chiến này.
Tuyên bố trên được Tổng thống Obama đưa ra trong bối cảnh người dân Mỹ đang ngày càng lo sợ về sự lây lan của virus Ebola sau khi 3 người đã được chuẩn đoán nhiễm Ebola trên đất Mỹ (nạn nhân đầu tiên đã tử vong) và hơn 100 người khác đang bị giám sát chặt chẽ do đã từng tiếp xúc với những người bị nhiễm.
Cùng ngày, trong chuyến thăm Mỹ hội đàm với người đồng cấp Chuck Hagel, Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Pedro Morenes đã thông báo Marid cho phép Washington sử dụng các căn cứ không quân của Mỹ tại Moron và Rota, Tây Ban Nha cho các hoạt động vận chuyển phương tiện và nhân sự nhằm chống dịch Ebola ở Tây Phi.
Liên hợp quốc và Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây cảnh báo cộng đồng quốc tế thiếu sự tương trợ đối với các quốc gia châu Phi bị dịch Ebola, đã khiến hơn 4.500 người tử vong, và kêu gọi hiện thực hóa những cam kết viện trợ tài chính và nhân đạo.
Trong cuộc họp báo tại Paris (Pháp), Chủ tịch WB Jim Yong Kim tuyên bố thế giới đang thất bại trong cuộc chiến chống lại virus Ebola và “một số nước chỉ quan tâm đến việc bảo vệ biên giới họ, vẫn chưa ý thức được sự tương trợ cần thiết và đây là một điều rất đáng quan ngại.”
Số liệu mới nhất do WHO công bố cho thấy dịch Ebola đã làm 4.555 người thiệt mạng trong số 9.216 trường hợp nhiễm bệnh. Liberia, Sierra Leone, Guinea là các quốc gia Tây Phi hiện bị ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn dịch này.
Tia hy vọng mới trong nỗ lực chống đại dịch Ebola ở Tây Phi
Theo Vietnam
Nhiều nước gấp rút tăng đối phó nguy cơ dịch Ebola lây lan
Trước tình trạng dịch bệnh Ebola ngày càng lan rộng và số người tử vong đã lên tới hơn 4.000 người, nhiều nước trên thế giới đang gấp rút tăng cường biện pháp y tế nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch lây lan.
Ngày 11/10, tại sân bay quốc tế lớn nhất ở New York (Mỹ), nhà chức trách tại đây đã cho lắp đặt một máy soi kiểm tra sức khỏe hành khách, đặc biệt đối với những người đến từ khu vực Tây Phi.
Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh của Mỹ (CDC), riêng những hành khách và phi hành đoàn trở về từ ba nước nằm ở tâm vùng dịch là Liberia, Sierra Leone và Guinea buộc phải cách ly để đo thân nhiệt và kiểm tra nhằm phát hiện những triệu chứng có thể trong thời kỳ ủ bệnh.
Nhiều nước gấp rút tăng đối phó nguy cơ dịch Ebola lây lan. Ảnh minh họa.
Đây là biện pháp phòng ngừa tốt nhất trong thời điểm nhạy cảm hiện nay nhằm ngăn chặn khả năng bệnh lây lan rộng. Cùng với sân bay tại New York, bốn sân bay lớn khác của Mỹ dự kiến sẽ được lắp đặt các máy soi tương tự để theo dõi hành khách.
Nhiều nước tại khu vực Mỹ Latin, như Peru, Uruguay cũng thông báo các biện pháp kiểm tra y tế nhanh tại sân bay. Mexico và Nicaragua cũng thông báo tăng cường các biện pháp nhằm kiểm soát dòng người nhập cư đang đổ vào châu lục này trong bối cảnh dịch Ebola gây tử vong cao đang hoành hành mạnh.
Trước đó, Chính phủ Anh cũng thông báo lắp đặt hệ thống máy soi tại hai sân bay lớn nhất ở thủ đô London là Heathrow và Gatwick, và các nhà ga trên tuyến tàu cao tốc Eurostar từ Bỉ và Pháp. Mục đích để kiểm tra hành khách đến từ các nước châu Phi và những người nghi nhiễm virus Ebola trong nỗ lực bảo vệ người dân trước dịch bệnh nguy hiểm này.
Cũng trong nỗ lực kiểm soát dịch Ebola, ngày 11/10, Bộ trưởng Y tế Nga Veronika Skvortsova cho biết Nga đang điều chế 3 loại vắcxin phòng ngừa Ebola và dự kiến sẽ sản xuất quy mô lớn trong vòng sáu tháng tới. Hãng tin Rio Novosti dẫn lời bà Skvortsova khẳng định một trong ba loại vắcxin trên đã sẵn sàng cho thử nghiệm lâm sàng.
Mặc dù cảnh báo về tình trạng dịch bệnh Ebola có thể lan rộng khiến cộng đồng quốc tế hết sức quan ngại, thông tin từ giới chức Tây Ban Nha đã phần nào làm dịu bớt nỗi lo về sự nguy kịch của căn bệnh gây chết người này. Sức khỏe của nữ y tá Teresa Romero, bị nhiễm Ebola khi làm việc, đã cải thiện sau thời gian điều trị tích cực.
Theo các bác sỹ Tây Ban Nha, y tá Romero đã tỉnh và có thể nói chuyện.
Trước đó, Romero từng tham gia điều trị cho hai nhân viên y tế Tây Ban Nha, được đưa về nước điều trị hồi tháng Tám và tháng Chín vừa qua sau khi nhiễm Ebola ở Tây Phi. Cả hai người này đã tử vong vì nhiễm dịch.
Do nữ y tá Romero chỉ nhập viện sau một tuần đổ bệnh, sáu người tiếp xúc với cô đã được đưa vào viện cách li gồm chồng, hai thợ cắt tóc và một số nhân viên y tế. Giới chức y tế Tây Ban Nha cũng theo dõi 50 người khác, hầu hết là nhân viên y tế, từng tiếp xúc với nữ tá này trong vòng 21 ngày, thời gian ủ bệnh tối đa đối với virus Ebola./.
Theo Vietnam
Thảm họa Ebola sẽ hoành hành nếu không tìm ra vaccine Giáo sư Peter Piot, một trong những nhà khoa học phát hiện ra virus Ebola đầu tiên tại Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 1976 cảnh báo, quy mô của đại dịch Ebola sẽ vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các nhà khoa học nếu không có vaccine điều trị loại virus chết người này. Theo giáo sư Peter Piot, Giám...