Tia chớp F-35 vẫn “lộ mình” trước ra-đa Nga, Trung Quốc
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, mặc dù được trang bị công nghệ tàng hình, nhưng chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II lại mang một số hạn chế chết người.
Trong những hạn chế của F-35 được tờ Daily Beast công khai ngày 30-4, đáng kể nhất là F-35 hầu như mất khả năng tàng hình trước một số hệ thống ra-đa mới của Nga và Trung Quốc. Ngoài ra, dòng máy bay thế hệ 5 này còn mất khả năng tạo nhiễu nền trước các hệ thống ra-đa trên (khả năng giúp F-35 “biến mất” vào nền nhiễu địa vật, môi trường). Nếu các thông tin trên là đúng thì, Lầu Năm góc đang đầu tư hàng trăm tỷ USD vào dòng chiến đấu cơ tàng hình, nhưng vẫn cần “sự hỗ trợ” của các máy bay đối kháng điện tử đi kèm.
Chiến đấu cơ F-35 Lightning II.
Theo chuyên gia Bill Sweetman, triển lãm hàng không tại Moscow tổ chức hồi tháng 8-2013, ông này đã có điều kiện nói chuyện với một số nhà thiết kế các hệ thống ra-đa chuẩn kỹ thuật số mới trang bị cho quân đội Nga. Dòng ra-đa tần số cao này có thừa đủ khả năng “vạch mặt” F-35 trong nhiều điều kiện tác chiến cụ thể.
Cùng với Nga, Lầu Năm góc đang đặc biệt quan tâm tới hệ thống ra-đa mới của Trung Quốc, trong đó có hệ thống ra-đa cảnh giới mảng định pha chủ động Type 517M được thiết kế để lắp trên hạm.
Chương trình F-35 hiện được biết tới là kế hoạch phát triển chiến đấu cơ thế hệ 5 tốn kém nhất trên thế giới với nhà thầu chính là hãng Lockheed Martin. F-35 có 3 phiên bản A (không quân), B (thủy quân lục chiến) và C (hải quân). Cùng với Mỹ, Anh, Hà Lan, Canada và Nhật Bản đã đặt mua số lượng đáng kể dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 này.
Video đang HOT
Theo VNE
Nhật mở rộng hợp tác quân sự nước ngoài nhằm đối phó Trung Quốc
Sau khi sửa đổi "3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí", Nhật đã mở rộng hợp tác quốc phòng quốc tế, trong đó đặc biệt là các đối tác chiến lược như Mỹ, Ấn Độ, Australia và một số quốc gia Đông Nam Á.
Ngày 4/4, tờ Asahi Shimbun của Nhật cho biết, sau khi Nhật Bản gỡ bỏ "3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí", sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp của Nhật tăng cường tham gia các dự án liên hợp sản xuất và nghiên cứu trang bị quốc phòng với cộng đồng quốc tế.
Ngoài ra, với các hợp đồng dài hạn, có thể thông qua việc tăng số lượng mua sắm để giảm đơn giá, Bộ quốc phòng Nhật sẽ xem xét kéo dài các hợp đồng mua sắm trang bị máy bay, tàu chiến, thường có thời hạn là 5 năm như hiện nay lên khoảng 10 năm.
Nhật Bản sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng với nước ngoài
Sau khi nội các Nhật Bản thông qua "3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí", quy định về nguyên tắc xuất khẩu vũ khí và công nghệ liên quan, Bộ quốc phòng Nhật Bản đã đệ trình dự thảo "chiến lược cơ bản về công nghệ và sản xuất quốc phòng" lên tiểu ban công tác quốc phòng của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền.
Dự thảo cho biết, Bộ quốc phòng Nhật chuẩn bị xây dựng một điểm sửa chữa máy bay chiến đấu F-35 thuộc mạng lưới khu vực châu Á - Thái Bình Dương và triển khai hợp tác với các quốc gia liên quan. Các doanh nghiệp của Nhật là một bên tham gia chương trình phát triển chung máy bay chiến đấu F-35. Kế hoạch của Bộ quốc phòng nước này là sẽ hoàn thành xây dựng chiến lược này vào tháng 5 năm nay.
Tàu ngầm AIP lớp Soryu của Nhật
Dự thảo này sẽ thúc đẩy doanh nghiệp Nhật tham gia vào hoạt động nghiên cứu, sản xuất trang bị quốc phòng của cộng đồng quốc tế. Ngoài đồng minh Hoa Kỳ ra, dự thảo này còn giúp cho Nhật xây dựng quan hệ hợp tác thân thiết với các quốc gia chủ chốt của châu Âu như Anh, Pháp; các nước Australia, Ấn Độ và các đối tác Đông Nam Á.
Trong hội nghị thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Thủ tướng Australia Abbott được tổ chức vào ngày 7-4 tại Tokyo, chính phủ hai nước sẽ phải đạt được nhận thức chung về thúc đẩy hợp tác an ninh, nghiên cứu thiết bị quốc phòng chung trong thời gian tới.
Máy bay tuần tiễu chống ngầm P-1
Cũng trong khuôn khổ của hội nghị này, dự kiến hai bên sẽ đạt được nhất trí về nội dung của đối thoại (2 2) giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng Bộ quốc phòng hai nước được tổ chức vào nửa đầu năm nay tại Tokyo. Bắt đầu từ năm 2012, các cuộc đối thoại được tổ chức hai năm một lần.
Là một trong những chính sách cụ thể hóa việc tăng cường hợp tác giữa Nhật và Australia, hai bên đồng ý mở rộng các lĩnh vực diễn tập chung Nhật, Mỹ và Autralia tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Thủy phi cơ tuần tiễu hàng hải US-2 do Nhật sản xuất
Ngày 1-4, nội các Nhật Bản đã phê chuẩn "3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí quốc phòng", hợp tác nghiên cứu chung thiết bị quốc phòng với Autralia là cụ thể hóa nguyên tắc này. Phía Autralia rất quan tâm đối với công nghệ tàu ngầm của lực lượng phòng vệ Nhật Bản, hai bên sẽ trao đổi hợp tác phát triển trong lĩnh vực này.
Được biết, trong nhiệm kỳ đầu của ông Abe năm 2007, chính phủ hai nước đã ký "Tuyên bố chung bảo đảm an ninh" nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này giữa hai nước.
Chính phủ liên hợp do Đảng bảo thủ của Thủ tướng Abbott đứng đầu cũng có mong muốn tăng cường hợp tác an ninh với phía Nhật Bản. Ngày 7-4, ông tham dự phiên họp đặc biệt của hội nghị bảo đảm an ninh quốc gia (NSC phiên bản Nhật Bản) được diễn ra tại Phủ Thủ tướng Nhật Bản và có cuộc hội kiến với ông Shinzo Abe.
Theo ANTD
Tìm hiểu loại radar mà Việt Nam đang cải tiến Binh chủng radar (Quân chủng Phòng không - Không quân) đang chủ trì dự án cải tiến, nâng cấp đài radar cảnh giới P-18 theo công nghệ nước ngoài. Thông tin này được tiết lộ trong bài viết có tựa đề "Lặng thầm nâng cánh sóng bay xa" đăng tải gần đây trên báo Quân đội Nhân dân. "...những năm gần đây, cùng...