Tia chớp F-35 của Mỹ có nguy cơ ế hàng

Theo dõi VGT trên

Sự đắt đỏ của F-35 có thể sẽ không cạnh tranh được với những loại máy bay thế hệ cũ rẻ và phù hợp với nhu cầu quốc phòng của các nước hơn.

Tia chớp F-35 của Mỹ có nguy cơ ế hàng - Hình 1

Tia chớp F-35 của Mỹ. Ảnh: USAF

Tia chớp F-35 là tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 hiện đại nhất hiện nay của Mỹ, được phát triển trong một chương trình tốn kém nhất lịch sử với kỳ vọng sẽ trang bị rộng rãi cho quân đội Mỹ và xuất khẩu ra nhiều nước đồng minh. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định chiếc F-35 hiện đại này đang có nguy cơ “ế hàng” vì chịu sức ép cạnh tranh từ các mẫu tiêm kích giá thành rẻ và độ tin cậy cao hơn, theo DefenseOne.

Chi phí quá cao

Khi mới bắt đầu đưa vào sản xuất, hãng chế tạo vũ khí Lockheed Martin của Mỹ dự tính giá thành của mỗi chiếc F-35 sẽ vào khoảng 70 triệu USD, gần ngang với giá một chiếc tiêm kích thế hệ cũ F-15. Tuy nhiên đến năm 2011, sau nhiều trục trặc về tiến độ và kỹ thuật, giá thành chiếc tiêm kích đa năng đã đội lên gấp đôi, vào khoảng 120-145 triệu USD mỗi chiếc tùy phiên bản.

Vì chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của quân đội Mỹ đề ra, F-35 hiện chủ yếu được đem đi xuất khẩu tới các nước đồng minh của Mỹ. Việc xuất khẩu F-35 cũng không được thuận lợi như kỳ vọng, khi chiếc tiêm kích tàng hình có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, ông Marcus Weisgerber, chuyên gia phân tích vũ khí, nhận định.

Mới đây, tân Thủ tướng Justin Trudeau của Canada, nước có kế hoạch mua F-35 của Mỹ, đã tuyên bố sẽ “giảm ngân sách mua sắm máy bay thay thế CF-18″, mộtphiên bản của chiến đấu cơ F/A-18 Hornet lừng danh. Thay vì sắm mới F-35, Canada sẽ “tập trung vào những loại máy bay rẻ hơn, phù hợp hơn với nhu cầu quốc phòng”.

Các hãng Boeing của Mỹ, Dassault của Pháp và Saab của Thụy Điển đều đang chào bán những loại máy bay thay thế cho F-35 với giá thành rẻ hơn rất nhiều, và chi phí vận hành cũng không quá cao. Chi phí vận hành mỗi chiếc F-35 hiện nay tốn đến hơn 67.000 USD mỗi giờ bay, trong khi chiếc F/A-18 Super Hornet chỉ hết 11.000- 24.400 USD cho mỗi giờ bay.

“F-35 có thể chịu cạnh tranh khốc liệt từ máy bay F/A-18 hay Rafale, hai dòng máy bay đã được sản xuất từ lâu và được nhiều quốc gia đặt hàng”, Byron Callan, chuyên gia phân tích tại tổ chức Capital Alpha Partners, nhận định. “Mặc dù hai máy bay không hiện đại như F-35, chúng là sự thay thế phù hợp ở một số nước”.

Các dòng chiến đấu cơ như Super Hornet, Rafale hay Gripen đều được coi là những ngôi sao sáng trong các loại tiêm kích thế hệ hiện nay. Tuy nhiên, chúngkhông thể đọ được với F-35 về công nghệ tàng hình. Những nước mua sắm chúng thay cho F-35 sẽ phải từ bỏ hy vọng thực hiện các hoạt động tác chiến trên những vùng trời mà đối phương được trang bị các hệ thống phòng không phức tạp.

F-35 có thể mang theo một số loại vũ khí trong khoang chứa bom để đảm bảo khả năng tàng hình tối đa trước radar của đối phương. Sau khi hệ thống phòng không của địch bị vô hiệu hóa, nó có thể gắn bom ở dưới cánh.

Tính năng thừa thãi

Tính năng này của F-35 bị một số chuyên gia quân sự coi là không cần thiết. Theo học thuyết quân sự của Mỹ hiện nay, để bắt đầu cuộc chiến, máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 sẽ thực hiện “đòn đánh phủ đầu”, tiêu diệt phần lớn tên lửa phòng không và chiến đấu cơ trên mặt đất của địch, như những gì đã diễn ra ở chiến trường Libya. Sau khi mối đe dọa bị loại bỏ, các loại máy bay không tàng hình khác như F/A-18, F-16 và A-10 có thể thỏa sức tung hoành và yểm trợ hỏa lực cho lực lượng trên mặt đất.

Tia chớp F-35 của Mỹ có nguy cơ ế hàng - Hình 2

Video đang HOT

F/A-18 Super Hornet, đối thủ cạnh tranh đáng gờm của F-35. Ảnh: BreakingDefense

Trong giai đoạn đầu cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria, Mỹ không sử dụng đến F-35 mà chỉ dùng máy bay tàng hình F-22 thực hiện những đợt không kích đầu tiên, vì họ lo ngại hỏa lực phòng không của quân đội chính phủ Syria. Sau đó, các loại máy bay không tàng hình khác như F-15 và F-16 mới bắt đầu xuất kích và thực hiện các cuộc đánh bom vào mục tiêu IS.

Với những quốc gia không chủ trương thực hiện đòn tấn công đầu tiên như Canada, việc sử dụng tiêm kích đắt giá F-35 có thể bị coi là thừa thãi, đặc biệt là theo quan điểm của các thành viên trong đảng của tân Thủ tướng Trudeau.

“Nhiệm vụ chủ yếu của các chiến đấu cơ chúng ta là bảo vệ vùng trời Bắc Mỹ, không phải là thực hiện những đòn tấn công phủ đầu đòi hỏi khả năng tàng hình”, các nghị sĩ đảng Tự do Canada tuyên bố. Nhiệm vụ bảo vệ vùng trời Bắc Mỹ này chỉ giới hạn trong việc đánh chặn máy bay và tàu thuyền địch trên vùng trời, vùng biển Canada.

Canada là nước đã tham gia dự án chế tạo F-35 từ những năm 1990, và trở thành đối tác của chương trình này vào năm 2002, với việc nhiều công ty Canada sản xuất các loại phụ tùng cho F-35. Chính phủ Canada từng lên kế hoạch mua 60 chiếc F-35 của Mỹ để thay thế cho đội bay CF-18 Hornet đã quá già cỗi của mình.

Kế hoạch mua F-35đã gây tranh cãi quyết liệt trong nhiều năm trời, nhất là sau khi xuất hiện một đoạn video trên mạng quay cảnh hai cậu bé chơi tiêm kích đồ chơi vào năm 2014. Khi một cậu bé nói sẽ dùng 10 USD để mua chiếc F-35, anh trai cậu ta tuyên bố có thể sắm được ba chiếc Super Hornet cùng với số tiền đó.

Theo các chuyên gia vũ khí,chiến đấu cơ Super Hornet rẻ hơn và dễ tích hợp vào lực lượng không quân các nước hơn sẽ là giải pháp thay thế khả dĩ nhất cho F-35.

“Những gì họ thực sự muốn là một loại máy bay có thể bảo vệ được không phận, và CF-18 đã làm được việc đó, nên cơ hội để Super Hornet kế thừa nhiệm vụ này là rất cao”, ông Richard Aboulafia, phó chủ tịch tổ chức tư vấn Teal Group, nhận định.

Canada chỉ là một trường hợp cho thấy chiến đấu cơ tối tân F-35 của Mỹ đang ngày càng trở nên không phù hợp với học thuyết quân sự và nhu cầu thực tế của nhiều nước đồng minh, khiến nhu cầu về loại máy bay đắt đỏ này có thể sụt giảm trong tương lai và lâm vào cảnh “ế hàng”, ông Aboulafia nói.

Trí Dũng

Theo VNE

Mỹ bối rối trước sự vụng về của Tia chớp F-35

Yêu cầu tác chiến đa nhiệm khiến F-35 mang trên mình những thiết kế mâu thuẫn, ảnh hưởng đến tốc độ và khả năng cơ động khi không chiến.

Mỹ bối rối trước sự vụng về của Tia chớp F-35 - Hình 1

Tiêm kích đa nhiệm F-35 bộc lộ nhược điểm trong các cuộc không chiến. Ảnh:USAF

Tiêm kích tấn công kết hợp Tia chớp F-35 là chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 của Mỹ sẽ thay thế cho gần 90% đội bay chiến thuật hiện nay của nước này. Thế nhưng, mới đây không quân Mỹ đã phải thừa nhận rằng chiếc tiêm kích thế hệ mới này hầu như "không có khả năng cận chiến" trước các dòng máy bay cũ hơn, chưa kể các loại máy bay chiến đấu hiện đại của Nga hoặc Trung Quốc.

Tại một cuộc họp báo tổ chức ở Maryland hôm 15/9, tướng Herbert Carlisle, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Tác chiến Không quân Mỹ, đã mô tả tiêm kích F-35 là "không được cơ động như một số mẫu máy bay trước đó", theo tạp chí National Defense.

Khả năng tác chiến tầm gần

Chiếc tiêm kích tàng hình đắt giá được trang bị những công nghệ tối tân này đã không đủ nhanh và linh hoạt để đánh bại những chiếc chiến đấu cơ cũ như F-16 trong các cuộc không chiến tầm gần. Tuy nhiên, không quân Mỹ lại cho rằng những cuộc không chiến đó sẽ không xảy ra trong thực tế, vì những chiếc chiến đấu cơ đó sẽ không có cơ hội đến gần được F-35.

"Không chiến tầm gần không phải là thứ mà chiếc tiêm kích này được thiết kế để thực hiện. Đó là chiếc tiêm kích đa nhiệm có hệ thống cảm biến và điều khiển kích hợp, mạnh mẽ và toàn diện đến kinh ngạc", tướng Carlisle nói.

Đại tá Edward Sholtis, người phát ngôn Bộ Tư lệnh Tác chiến Không quân, cũng cho rằng F-35 có những khả năng khác có thể bù đắp cho sự chậm chạp, vụng về của nó. "F-35 không được tối ưu hóa để thực hiện các động tác không chiến, nhưng thật không ngoa khi nói rằng nó có thể phát hiện và bắn hạ chiến đấu cơ của đối phương từ xa, khiến việc không chiến trở nên không cần thiết".

Ngoài ra, mỗi khi thực hiện nhiệm vụ, F-35 sẽ bay trong đội hình với các chiến đấu cơ khác như F-22, F/A-18, F-15, F-16 và các máy bay chuyên không chiến khác, mỗi loại máy bay lại phát huy điểm mạnh nhất của mình và bù đắp cho những điểm yếu của nhau, ông Sholtis nhấn mạnh.

Những tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh cả Trung Quốc và Nga đang mạnh tay đầu tư phát triển các loại tiêm kích đa nhiệm hiện đại có khả năng không chiến tốt. Trong khi Trung Quốc phát triển tiêm kích tàng hình J-20 có khả năng cơ động linh hoạt, Nga cũng vừa mới trình làng chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 T-50 có khả năng chiến đấu hiệu quả ở bất cứ khoảng cách nào.

Những lời giải thích trên của các quan chức không quân Mỹ cũng trái ngược với tuyên bố trước đây của Lầu Năm Góc và tập đoàn sản xuất vũ khí Lockheed Martin về tính năng kỹ chiến thuật của chiếc tiêm kích tàng hình F-35. Trước đây, F-35 được mô tả như một loại máy bay đa nhiệm hiệu quả, hoàn toàn có thể thay thế được nhiệm vụ của cường kích A-10, tiêm kích F-16 và F/A-18 trong các hoàn cảnh chiến trường khác nhau.

Năm 2008, tướng Charles Davis, người phụ trách phát triển F-35 của không quân Mỹ, đã tuyên bố với Reuters rằng chiếc tiêm kích này hiệu quả gấp 4 lần những loại máy bay cũ trong tác chiến trên không. Cũng trong thời gian đó, Lockheed Martin ca ngợi chiếc F-35 là một "chiến mã" được trang bị động cơ mạnh mẽ nhất từng xuất hiện trên các loại chiến đấu cơ.

Mỹ bối rối trước sự vụng về của Tia chớp F-35 - Hình 2

Một chiếc F-35 có khả năng cất cánh thẳng đứng của thủy quân lục chiến Mỹ. Ảnh:USAF

Đến năm 2013, phi công thử nghiệm Billy Flynn của Lockheed khẳng định với tờ Flight Global rằng F-35 "tương đương hoặc vượt trội hơn" so với các chiến đấu cơ hàng đầu thời đó như Typhoon hay F/A-18 Super Hornet về khả năng cơ động và tăng tốc.

Thế nhưng đến giữa năm 2015, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chiếc tiêm kích phức tạp, được ca ngợi là có thể tấn công hiệu quả các mục tiêu trên mặt đất và trên không như nhau, lại không thể chuyển hướng hoặc tăng tốc nhanh bằng các chiến đấu cơ cũ khi không chiến, đấy là chưa nói đến những chiếc máy bay tương lai có thể có khả năng cơ động cao hơn.

Hồi cuối tháng 6, một tài liệu rò rỉ từ chính phủ Mỹ cho thấy F-35 đã hoàn toàn thất thế trong cuộc không chiến với chiếc máy bay đời cũ F-16, loại chiến đấu cơ mà F-35 sẽ thay thế trong tương lai gần. Tường trình của phi công bay thử cho thấy "F-35 có bất lợi rõ rệt về động năng" trong cuộc không chiến này.

Tổ hợp của những mâu thuẫn

Kết quả của cuộc không chiến không hề gây ngạc nhiên cho những người theo dõi sát quá trình phát triển suốt 20 năm qua của F-35. Với tham vọng chế tạo một chiếc tiêm kích đa nhiệm có thể làm được mọi việc, từ không chiến, ném bom, cất cánh từ tàu sân bay, thậm chí là cất cánh thẳng đứng như trực thăng trong khi vẫn phải đảm bảo khả năng tàng hình, không quân Mỹ đã biến chiếc F-35 thành một tổ hợp những yếu tố thiết kế mâu thuẫn nhau.

Chẳng hạn như nó phải bay đủ chậm để thực hiện các phi vụ ném bom chính xác hoặc yểm trợ cận chiến cho bộ binh, nhưng cũng phải đủ nhanh trong các cuộc không chiến, và hậu quả là phần cánh của nó trở thành một thứ kết hợp không hoàn hảo giữa yếu tố thẳng và tròn.

Ngoài ra, nó còn phải mang theo rất nhiều loại vũ khí để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, nhưng tất cả các loại vũ khí, bom, tên lửa này đều phải nằm trong khoang chứa trong thân để đảm bảo khả năng tàng hình của máy bay trước radar đối phương. Vì vậy, nó có một phần thân lớn để chứa đủ các loại vũ khí, nhưng đồng thời lại tạo ra lực cản làm chậm máy bay.

Tương tự, yêu cầu cất cánh thẳng đứng đòi hỏi F-35 phải được trang bị động cơ phản lực hướng xuống đất, nhưng loại động cơ này rất nặng và chỉ làm tăng trọng lượng của máy bay, ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ và khả năng cơ động của nó.

Trước thực tế đó, trong thời gian vừa qua, không quân Mỹ và Lockhedd Martin đã bắt đầu đưa ra những tuyên bố dè dặt hơn về F-35. Trước sự xôn xao của dư luận về khả năng không chiến của F-35, văn phòng hợp tác giữa chính phủ Mỹ và Lockheed về chương trình F-35 cho rằng chiếc máy bay này "được thiết kế để phát hiện, bắn hạ và tiêu diệt kẻ thù từ xa, chứ không phải trong các cuộc không chiến tầm gần".

Mỹ bối rối trước sự vụng về của Tia chớp F-35 - Hình 3

Toàn bộ vũ khí của F-35 đều được cất trong khoang bụng để đảm bảo tính tàng hình. Ảnh: USAF

Lựa chọn duy nhất

Nhiều chuyên gia vũ khí cũng đặt câu hỏi tại sao Mỹ lại tốn nhiều tiền đầu tư như vậy cho F-35, trong khi họ hoàn toàn có thể cho hồi sinh chương trình chế tạo F-22 Raptor, loại máy bay chiến đấu được cho là kết hợp hài hòa nhất về khả năng cơ động, tốc độ và tàng hình. Chương trình chế tạo F-22 bị dừng lại sau khi 187 chiếc tiêm kích loại này được chế tạo.

"Đây là chiếc chiến đấu cơ tối ưu nhất mà Mỹ từng sản xuất, và việc chấm dứt chương trình F-22 là một quyết định ngớ ngẩn, thiển cận", chuyên gia phân tích Dave Majumdar viết trên National Interest.

Việc hồi sinh chương trình F-22 là gần như không thể bởi quân đội Mỹ sẽ phải đối mặt với những khó khăn rất lớn cùng nguồn kinh phí khổng lồ trong việc chế tạo và nâng cấp, Sputnik nhận định.

Dù F-22 được đưa vào hoạt động từ năm 2005, nhưng hệ thống máy tính điều khiển của nó lại được thiết kế từ những năm 1990. Phần mềm điều khiển này hiện đã quá lạc hậu và rất khó nâng cấp, khiến chiếc tiêm kích gặp rất nhiều trục trặc trong việc trang bị các loại vũ khí tân tiến như tên lửa không đối không dẫn đường AIM-9 hay tên lửa tầm ngắn AIM-120.

Trong khi đó, thiết kế khung sườn của F-22 lại có từ những năm 1980, và các hệ thống động cơ đẩy, điện tử, công nghệ tàng hình đều đã khá lạc hâu so với hiện nay. Nếu muốn đưa F-22 trở lại, không quân Mỹ sẽ phải bỏ ra rất nhiều tiền để nâng cấp các tính năng trên, bắt kịp với tiến bộ công nghệ hiện nay.

"Thực tế là không quân Mỹ sẽ không bao giờ khởi động lại dây chuyền sản xuất F-22 Raptor. Công nghệ của nó đã lạc hậu, và F-22 sẽ không còn thích hợp với môi trường tác chiến sau thập niên 2030, đặc biệt là sau sự xuất hiện của tiêm kích T-50 Nga và J-20 Trung Quốc", ông Majumdar nhận định.

Bởi vậy, trong thời gian tới, không quân Mỹ sẽ phải dựa hoàn toàn vào chiếc tiêm kích đa nhiệm nhưng vụng về F-35, chiếc máy bay sẽ hiện diện ở cả hải, lục, không quân và thay thế hầu hết những chiến đấu cơ hiện nay trong tác chiến, với chi phí hơn 400 tỉ USD. Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ mua khoảng 2.400 chiếc tiêm kích F-35 trong những năm tới.

Trí Dũng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Hội người Việt Nam tại CH Séc kỷ niệm 25 năm thành lập
19:58:17 17/11/2024
Triều Tiên cảnh báo Hàn Quốc sẽ phải trả giá đắt vì rải truyền đơn
05:38:47 18/11/2024

Tin đang nóng

Thông tin cáo phó con gái NS Kim Tiểu Long, 1 chi tiết gây xót xa
06:04:33 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ
07:17:54 19/11/2024
Mỹ nam Hoa ngữ mới bị cả MXH chê béo giờ quá đẹp gây "sốc visual": Nhan sắc "chồng quốc dân" mãi mãi là thần
05:56:11 19/11/2024
Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý
07:36:04 19/11/2024
Nghệ sĩ Hoàng Trinh tiết lộ mối quan hệ sau khi NSƯT Thành Lộc rời Idecaf
07:41:28 19/11/2024
Siêu phẩm ngôn tình chiếu 5 năm vẫn đứng top 1 độ hot, nam chính là cực phẩm nhan sắc ai cũng si mê
05:59:47 19/11/2024
Huỳnh Thị Thanh Thủy: Từng áp lực khi được dự đoán đăng quang Hoa hậu Quốc tế
08:14:43 19/11/2024

Tin mới nhất

Sức tiêu thụ thấp, các sàn thương mại điện tử Trung Quốc chưa khả quan

07:55:59 19/11/2024
Theo tờ Nikkei Asia, Tập đoàn Alibaba vừa báo cáo kết quả doanh thu không mấy khả quan do tiêu dùng yếu ở thị trường Trung Quốc đại lục.

Ukraine tố Nga phóng hơn 200 tên lửa và UAV; Ba Lan điều động lực lượng

07:52:52 19/11/2024
Giới chức Ukraine cáo buộc Nga hôm nay 17.11 tiến hành cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV lớn nhất kể từ tháng 8.

Cận cảnh hậu quả do siêu bão Man-yi gây ra ở Philippines

07:49:42 19/11/2024
Siêu bão Man-yi đã làm bật gốc nhiều cây, làm ngã đường dây điện và làm tốc mái nhà khi quét qua Philippines vào sáng nay 17.11.

Ngành chip Trung Quốc dốc sức trước thương chiến leo thang

06:59:59 19/11/2024
Ngay cả khi ông Donald Trump chưa chính thức quay lại Nhà Trắng, ngành chip bán dẫn Trung Quốc đã đối mặt khó khăn lớn nhưng có thể cũng là động lực để Bắc Kinh tăng cường tự chủ trong lĩnh vực này.

Vai trò của tỉ phú Elon Musk trong Nhà Trắng sắp tới

06:56:28 19/11/2024
Tờ The New York Times mới đây loan tin tỉ phú công nghệ Elon Musk hồi đầu tuần đã có cuộc gặp gỡ bí mật với Đại sứ Iran tại LHQ Amir Saeid Iravani để thảo luận cách giảm căng thẳng giữa Mỹ và Iran.

Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'

06:52:21 19/11/2024
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 16.11 tuyên bố đã đánh chặn nhiều trong khoảng 20 quả rốc két đã được phóng từ Li Băng vào khu vực Tây Galilee thuộc phía bắc Israel vào sáng cùng ngày, theo tờ The Times of Israel.

Bị xử tù sau khi lấy cắp gần 120.000 bitcoin

06:49:21 19/11/2024
Một người đàn ông tên Ilya Lichtenstein ở Mỹ, tấn công sàn giao dịch tiền kỹ thuật số Bitfinex vào năm 2016 và rút gần 120.000 bitcoin, đã bị kết án 5 năm tù hôm 14.11 vì đã cùng vợ âm mưu rửa tiền để che giấu số bitcoin đó, theo Đài NB...

Cựu điệp viên Nga cảnh báo 'Thế chiến thứ III sắp bắt đầu'

05:23:55 19/11/2024
Donald Trump Jr., con trai của Tổng thống đắc cử Trump đã viết trong một bài đăng trên X rằng tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ hy vọng sẽ bắt đầu Thế chiến thứ III trước khi cha anh nhậm chức và có cơ hội mang lại hòa bình cho thế giới...

Nghị sĩ đảng Cộng hòa chỉ trích Tổng thống Biden đi ngược ý chí cử tri Mỹ

05:08:19 19/11/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang "cố gắng bắt đầu Thế chiến III một cách nguy hiểm" trước khi ông rời nhiệm sở vào tháng 1/2025, Dân biểu đảng Cộng hòa Marjorie Taylor Greene tuyên bố.

Pháp vẫn cân nhắc cho phép Ukraine dùng tên lửa tấn công lãnh thổ Nga

05:06:09 19/11/2024
Tuyên bố này được đưa ra sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden bất ngờ đảo ngược chính sách, cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Mỹ, Philippines ký thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo quân sự

05:03:57 19/11/2024
Thỏa thuận có tên Thỏa thuận an ninh chung về thông tin quân sự (GSOMIA), cho phép Mỹ và Philippines chia sẻ thông tin quân sự mật một cách an toàn.

Hungary chỉ trích việc cho phép Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa

04:50:06 19/11/2024
Bộ trưởng Ngoại giao Hungary đang trên đường đến Brussels để tham dự cuộc họp của những người đồng cấp tại EU vào ngày 18/11. Hungary là nước EU ngoại lệ khi tiếp tục quan hệ với Nga trong gần ba năm khủng hoảng Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

Lý Tử Thất "hốt bạc" hậu ở ẩn 3 năm, thu nhập khủng, ngồi không vẫn có tiền tỷ

Netizen

09:20:06 19/11/2024
Vừa mới đây, huyền thoại trong làng YouTuber tại Trung Quốc đã bất ngờ quay trở lại sau 3 năm tạm dừng hoạt động. Sự trở lại này không chỉ gây bão trên mạng xã hội mà còn củng cố danh tiếng của cô như một nhà sáng tạo nội dung hàng đầu ...

Phát hiện bị ung thư máu, chị dâu lẳng lặng nằm chờ chết chứ không điều trị, anh tôi liền làm một việc khiến chị chấn động

Góc tâm tình

08:49:31 19/11/2024
Anh trai tôi lấy chị Bích đến nay cũng ngót nghét hơn 20 năm. Hồi đầu năm anh chị còn khoe với chúng tôi rằng sắp có đám cưới vàng và bảo sẽ làm bữa hoành tránh cho các con biết bố mẹ chúng đã sống hạnh phúc bên nhau như thế nào.

The Game Awards ra quyết định lạ, Black Myth: Wukong khó có "cửa" cạnh tranh danh hiệu

Mọt game

08:06:22 19/11/2024
Không thể phủ nhận một thực tế rằng Black Myth: Wukong đang là tựa game có sức ảnh hưởng mạnh mẽ bậc nhất trong năm 2024 này. Đồ họa, chất lượng của trò chơi có lẽ là điều không cần phải bàn cãi thêm.

Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa

Tin nổi bật

08:06:09 19/11/2024
Các bác sĩ đã đặt nội khí quản, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn. Tuy nhiên, đến 14 giờ cùng ngày, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn thất bại, bệnh nhi tử vong.

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Sức khỏe

08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Quang Tuấn: Bà xã cầm hết tiền, mỗi ngày cho tôi vài trăm ngàn tiêu vặt

Tv show

07:44:10 19/11/2024
Đối với Quang Tuấn, cuộc sống của mình ổn định và cảm thấy yên tâm hơn từ khi có vợ vì cô giúp anh quán xuyến mọi việc trong gia đình để nam diễn viên tập trung cho nghệ thuật.

Kỳ vĩ 'Tây Bắc đệ nhất động' Pu Sam Cáp

Du lịch

07:36:04 19/11/2024
Trong hành trình du lịch Lai Châu, du khách có cơ hội khám phá hang động kỳ bí Pu Sam Cáp, vốn được mệnh danh là Tây Bắc đệ nhất động .

Con số may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 19/11/2024

Trắc nghiệm

07:31:05 19/11/2024
Con số may mắn 12 cung hoàng đạo ngày 19/11/2024 chính là nơi chúng tôi đưa đến cho bạn những gợi ý về việc lựa chọn con số giúp bạn tăng vận khí tích cực và giảm những năng lượng tiêu cực trong một ngày

Màn trình diễn thảm họa của 1 Anh Trai: Hát live tệ, rap không nghe thấy gì, vũ đạo rời rạc

Nhạc việt

07:25:14 19/11/2024
Qua loạt video được đăng tải, người hâm mộ thất vọng toàn tập trước giọng hát yếu ớt, thều thào không ra hơi, câu từ không tròn vành rõ chữ.

Sao Việt 19/11: Lý Hải kỷ niệm 14 năm cưới, vợ chồng Bình An mua nhà mới

Sao việt

07:14:36 19/11/2024
Vợ chồng Lý Hải - Minh Hà vẫn tràn ngập hạnh phúc sau 14 năm bên nhau, Bình An cùng Phương Nga khoe căn nhà mới mua tại TP.HCM.

Người tham gia giao thông gặp họa vì 2 thanh niên vác rựa đánh nhau

Pháp luật

07:06:19 19/11/2024
Ngày 18/11, Công an thành phố Đà Nẵng cho biết, đang điều tra vụ việc nhóm thanh niên truy đuổi, chém người giữa phố, gây tai nạn cho người khác.