“Tỉa bớt” cá rô phi trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
Theo các chuyên gia, hiện lượng cá trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã vượt ngưỡng sức tải về cơ sở thức ăn tự nhiên nên cần “tỉa bớt” cá rô phi. Đây là loài cá sinh sản mạnh do người dân phóng sinh xuống kênh.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Liêm vừa yêu cầu các sở ngành TP triển khai biện pháp phòng ngừa, ứng phó tình trạng cá chết trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
Cụ thể, ông Liêm giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhanh chóng xây dựng kế hoạch hạn chế tăng đàn cá, lấy ý kiến góp ý của các sở ngành, quận liên quan và chuyên gia, trình UBND TP trước ngày 10/4. Đồng thời, tham mưu việc phân cấp quản lý đoạn kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (từ đường Út Tịch đến cầu Lê Văn Sỹ) cho Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP quản lý.
Sau khi tiếp nhận, đơn vị quản lý mới phải thường xuyên nạo vét lòng kênh và các giếng nước xả tràn – CSO, kết hợp vận hành hệ thống trạm bơm nước thải và đóng mở của cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc – Thị Nghè nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước kênh.
Cá chết nhiều trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè vào đầu mùa mưa năm 2016 (ảnh Đình Thảo)
Video đang HOT
Trong khi đó, Sở Tài nguyên – Môi trường có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân cần tham gia bảo vệ môi trường kênh rạch như giúp người dân hiểu rõ chức năng tiêu thoát nước của kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, những điều cần biết khi phóng sinh cá xuống kênh…
Theo ông Trần Văn Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP), liên tục trong 3 năm qua đều xảy ra tình trạng cá chết trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Năm 2014, vào thời điểm giao mùa từ nắng sang mưa, lượng cá chết gần 10 tấn. Đến năm 2015, số lượng này khoảng 20 tấn và giữa năm 2016 thì có hơn 70 tấn cá chết.
Trong khi đó, theo nghiên cứu của PGS-TS Vũ Cầm Lương – Đại học Nông lâm TPHCM, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè có 7 con cá rô phi/m2, chiếm khoảng 84% mật độ cá dưới dòng kênh, mặc dù loài cá này hầu như không được thả. Bên cạnh đó, dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè bị con người can thiệp rất lớn, nguy cơ thủy vực quá tải. Hiện tại, sinh lượng cá đã vượt ngưỡng sức tải về cơ sở thức ăn tự nhiên.
Vì vậy TS Vũ Cầm Lương cho rằng, để tránh tình trạng cá chết như thời gian qua thì cần quản lý mật độ cá tự nhiên cho phù hợp, cần “tỉa” bớt cá rô phi. Trong khoa học về quản lý thủy sản thì khi bắt một lượng phù hợp có tính toán cũng là hành động tích cực để quần thể cá có thể phát triển bền vững.
Quốc Anh
Theo Dantri
TP.HCM: Cá lại chết hàng loạt trên kênh Nhiêu Lộc
Hàng nghìn xác cá rô, chép... nổi trắng đoạn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP.HCM) khiến mùi hôi thối lan tỏa vùng rộng lớn.
Cá chết nổi trắng kênh bốc mùi hôi nồng nặc. Ảnh: Phú Mỹ
Sáng nay (4.4), người dân tập thể dục dọc kênh Nhiêu Lộc phát hiện cá chết hàng loạt, nhiều nhất ở đoạn cầu số 1 (quận Tân Bình) đến cầu số 5 (quận Phú Nhuận). Mùi hôi tanh nồng nặc cả một đoạn kênh.
Nhân viên Công ty TNHH MTV Môi trường phải dùng 5 ghe chạy dọc kênh vớt cá và rải hóa chất khử trùng. Nhân viên công ty cho biết đã vớt gần 2 ghe cá, đựng vào gần 10 thùng rác để xe đưa đi xử lý.
Đến 12h, xác cá vẫn còn nổi rải rác ở nhiều nơi.
Bà Võ Thị Mộng Thu - Phó chi cục Bảo vệ thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM) cho biết có khoảng một tấn cá chết trong sáng nay. Nguyên nhân được cho là, sau những đợt mưa trái mùa, oxy trong nước thay đổi đột ngột khiến cá bị ngộp, song oxy trong nước vẫn đạt chuẩn.
Chi cục đã trình phương án tỉa thưa 1/3 trong số hơn 470 tấn cá có trên toàn kênh Nhiêu Lộc, đang chờ thành phố duyệt. "Phải tính toán những kịch bản để giảm tình trạng cá chết trước mùa mưa, không để xảy ra giống như năm ngoái. Chúng tôi cũng kiến nghị các quận dọc kênh, tuyên truyền bà con phật tử hạn chế phóng sinh cá để tránh gia tăng đàn cá đang quá tải", bà Thu nói.
Nhân viên vớt cá chết trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ảnh: Phú Mỹ
Hồi giữa năm 2016, tình trạng cá chết nghiêm trọng cũng xảy ra trên kênh Nhiêu Lộc. Thống kê cho thấy có tổng cộng gần 70 tấn xác cá được vớt lên. Ngành chức năng thành phố phải rải gần 20 tấn hóa chất để xử lý môi trường.
Ở những năm trước hiện tượng tương tự cũng diễn ra, song không nghiêm trọng. Nguyên nhân được cho là, thời điểm trước mùa mưa đoạn kênh thường xuất hiện tình trạng xáo trộn lớp bùn ô nhiễm dưới đáy làm cá chết hàng loạt.
Để phòng ngừa, từng có đề xuất lắp thiết bị bơm khí oxy cứu cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè dự toán khoảng 134 tỷ đồng. Chi phí vận hành mỗi ngày lên đến 99 triệu đồng. Tuy nhiên, do chi phí quá cao nên sau đó dự án không được triển khai.
Theo Phú Mỹ (VNE)
Cá lại chết hàng loạt trên kênh Nhiêu Lộc Hàng nghìn xác cá rô, chép... nổi trắng đoạn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP HCM) khiến mùi hôi thối lan tỏa vùng rộng lớn. Cá chết nổi trắng kênh bốc mùi hôi nồng nặc. Ảnh: Phú Mỹ. Sáng 4/4, người dân tập thể dục dọc kênh Nhiêu Lộc phát hiện cá chết hàng loạt, nhiều nhất ở đoạn cầu số 1...