Tỉ phú Ukraine chi 10 triệu USD/tháng nuôi quân đội riêng 2000 người
Với chi phí khoảng 10 triệu USD/tháng, theo The Wall Street Journal, Kolomoisky đã xây dựng một quân đội riêng, được trang bị mạnh mẽ.
Tỷ phú Igor Kolomoisky, người từng được xem là “vũ khí bí mật của Ukraine” và một đồng trong những đồng minh quan trọng nhất của chính phủ Kiev, lại đang là mối đe dọa lớn của nước này bởi ông sở hữu một đội quân mạnh mẽ riêng của mình mà Kiev từng rất tự hào.
Vào tháng 3 năm ngoái, người sáng lập ngân hàng thương mại lớn nhất Ukraine Privat Bank được bổ nhiệm làm Thống đốc Dnipropetrovsk, khu vực chủ yếu sử dụng tiếng Nga ở miền Đông.
Mặc dù sở hữu chỉ có 42% cổ phần của công ty dầu khí lớn nhất đất nước Ukrtransnafta, Kolomoisky từ lâu đã quen với việc một mình điều khiển nó.
Sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Viktor Yanukovych dẫn tới việc khu vực Donetsk và Lugansk tuyên bố ly khai, Dnipropetrovsk đã trở thành một điểm sáng trong nỗ lực ngăn chặn bước tiến của phe ly khai dưới sự lãnh đạo của Kolomoisky.
Trong bối cảnh tiếp quản nền kinh tế và quân đội bị tàn phá nặng nề bởi nạn tham nhũng tràn lan, chính phủ Kiev mới đã rất cảm kích trước “hành động anh hùng” của Kolomoisky khi ông bỏ tiền túi ra trang bị cho hàng ngàn tay súng tình nguyện để ngăn Dnipropetrovsk không rơi vào vòng xoáy xung đột với lực lượng ly khai.
Với chi phí khoảng 10 triệu USD/tháng, theo The Wall Street Journal, Kolomoisky đã xây dựng một quân đội riêng được trang bị mạnh mẽ so với đội quân thiếu thốn, nghèo nàn của chính phủ.
Tính tới tháng 6 năm ngoái, đội quân riêng mà Kolomoisky gọi là Dnipro Batallion đã có gần 2.000 người được vũ trang đầy đủ và 2.000 quân dự bị nằm dưới sự chỉ huy của đồng minh thân cận mà ông gọi là “người quản lý xung đột” Gennady Korban.
Mặc dù là một doanh nhân, nhưng Korban cũng không xa lạ gì với những tình huống sinh tử. Ông từng may mắn sống sót trong một vụ nổ súng ám sát hồi tháng 3/2006.
Video đang HOT
Cả Kolomoisky và Korban đều rất giỏi kinnh doanh và biết lợi dụng sự hỗn loạn hiện nay ở Ukraine để kiếm lợi thông qua các hoạt động được gọi là “sáp nhập và mua lại”, tờ Business Insider nhận định.
Đội quân bí mật được tin là quân đội riêng của tỷ phú Kolomoisky vẫn kiểm soát trụ sở Ukrtransnafta ở Kiev bất chấp kêu gọi giải giáp của Tổng thống Petro Poroshenko.
Dnipropetrovsk dưới sự quản lý của Kolomoisky có thể nói là rất tốt đẹp nếu không xảy ra sự cố hồi tuần trước khi Tổng thống Petro Poroshenko thông qua các biện pháp tước quyền kiểm soát các công ty nhà nước giàu có nhất trong tay tỷ phú này.
Lực lượng được Kolomoisky nuôi dưỡng một năm qua đã được huy động bảo vệ trụ sở công ty dầu khí ngăn cản người của chính phủ Kiev tiếp quản nó.
Mặc dù Tổng thống Poroshenko đã kêu gọi Quốc hội đưa Kolomoisky “trở lại vị trí của mình” và trấn an rằng không có chuyện một Thống đốc khu vực có quân đội riêng của mình. Tuy nhiên, đã xuất hiện những lo ngại cho rằng chính phủ Kiev đang phải đối mặt với một đồng minh giàu có và quan trọng hàng đầu của mình.
Truyền thông Nga hôm 24/3 đưa tin, có những dấu hiệu cho thấy Kolomoisky có thể tiến hành đảo chính và ly khai khu vực Dnipropetrovsk ra khỏi Ukraine nhằm bảo vệ các lợi ích của mình.
Tuy nhiên theo Business Insider, đã có những dấu hiệu cho thấy chính quyền Kiev sẵn sàng thỏa hiệp với Kolomoisky khi cho biết Chủ tịch mới của công ty dầu khí lớn nhất đất nước Ukrtransnafta đã không tiến hành bất kỳ cuộc điều tra nào về vấn đề tài chính dưới thời lãnh đạo cũ.
Nhưng tờ báo cũng nhấn mạnh rằng biện pháp này có thể chỉ là tạm thời nhằm để xoa dịu các cuộc cãi vã và xung đột đang đe dọa tới lợi ích kinh doanh cũng như các chương trình cải cách của chính phủ để nhận được hỗ trợ tài chính quốc tế.
Theo Giáo Dục
Phần lớn dân Ukraine tin rằng Crimea đã mãi thuộc về Nga
Một năm sau khi Mátxcơva sáp nhập Crimea, đa số dân Ukraine đều tin rằng bán đảo này đã mãi thuộc về Nga và sẽ không thể trở về với Ukraine. Trong khi đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy nhiều người dân Ukraine không còn tin tưởng nhà lãnh đạo của họ.
Đa số dân Ukraine tin rằng Crimea đã mãi thuộc về Nga.(Ảnh: Itar- Tass)
Itar-Tass hôm qua dẫn kết quả khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Ukraine Research & Branding Group cho biết chỉ có 25% người dân Ukraine còn lạc quan về việc Crimea có thể trở về với Ukraine. Trong khi đó, hầu hết dân cư cho rằng bán đảo này đã chính thức trở thành một phần của Nga và Kiev không còn khả năng giành lại nữa.
"Chỉ có 25% số người nói có khi được hỏi liệu Crimea có thể tái sáp nhập vào Ukraine. Trong khi đó, 56% ý kiến trong cuộc thăm dò trả lời "không" và phần còn lại không muốn trả lời câu hỏi này," nhà xã hội học Yevgeny Kopatko, người đã tiến hành cuộc khảo sát cho hay.
Hiện hơn một nửa dân chúng nhận định chính phủ Kiev đã bất lực trong kế hoạch đòi lại bán đảo nằm ở phía bắc Biển Đen sau một năm sáp nhập vào Nga (18/3/2014).
"Tuy nhiên, giữa các khu vực trên đất nước, tỷ lệ ủng hộ là khác nhau. Tại miền tây, người dân lạc quan hơn về việc Crimea về lại với Kiev (30%) so với con số 18% ở miền đông", ông Kopatko bổ sung.
Cuộc thăm dò dư luận trên được tiến hành từ ngày 6-16/3 với sự tham gia của 1.500 người đến từ hầu hết các khu vực tại Ukraine, ngoại trừ Donetsk và Luhansk, hai thành trì miền đông của phe ly khai thân Nga.
Itar-Tass hôm qua cũng dẫn lời ông Ruslan Bortnik, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Quản lý chính sách Ukraine, thừa nhận thực tế chính phủ Ukraine hiện không có khả năng đưa bán đảo Crimea trở về. Ngoài ra, ông Bortnik nhận định: "Xã hội Ukraine đang phải trải qua một giai đoạn căm thù Nga bởi đã hứng chịu một vết thương lớn từ việc mất đi bán đáo Crimea."
Dân Ukraine không tin lãnh đạo
Bên cạnh đó, kết quả điều tra của Research & Branding Group còn cho thấy nhiều người dân nước này không còn tin vào lãnh đạo, các đảng phái chính trị và cả truyền thông.
Kết quả thăm dò chỉ ra rằng 58-68% người được hỏi không đồng ý với hành động của Tổng thống, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội.
Thủ tướng Yatsenuyk nhận được ít sự đồng tình nhất với số người phản đối lên tới 68%, chỉ có 24% ủng hộ ông này.
Chủ tịch Quốc hội Volodymyr Groysman cũng có tới 62% người phản đối, 23% người ủng hộ. Tổng thống Poroshenko dường như khả quan hơn đôi chút khi có 58% người phản đối và 33% người ủng hộ ông.
Các đảng phái chính trị ở Ukraine nhận được rất ít sự ủng hộ khi 81% người được hỏi trả lời họ không tin vào đảng phái; 11% người được hỏi nói "khó để trả lời" và chỉ có 8% tin các đảng phái.
Khi được hỏi họ sẽ bỏ phiếu cho đảng nào nếu một cuộc bầu cử được tổ chức vào tháng 3. 23,1% nói họ sẽ không tham gia bỏ phiếu, 13,2% chọn Khối Poroshenko. Đảng của Thủ tướng Yatsenuyk chỉ nhận được 2,5% phiếu bầu.
Với truyền thông, 58% người được hỏi nói, họ không tin các kênh truyền thông của nhà nước.
Khi được hỏi đánh giá thế nào về tình hình chính trị của đất nước, 79% bi quan nói: "Đất nước đang ở tình trạng bất ổn", chỉ có 5% cho rằng đất nước ổn định.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ Itar-Tass
Mỹ cử 290 lính nhảy dù đến miền bắc Ukraine Bộ Quốc phòng Mỹ hôm qua 19/3 thông báo khoảng 290 lính nhảy dù của quân đội nước này sẽ đến miền bắc Ukraine trong tháng tới để huấn luyện 3 tiểu đoàn lính vệ binh quốc gia nước này, một bước tiến lớn trong nhiệm vụ được lên kế hoạch từ lâu của Lầu Năm Góc. Mỹ sẽ cử 290 lính nhảy...