Tỉ phú phe Dân chủ đối phó ông Trump
Tỉ phú George Soros và các nhân vật siêu giàu khác đã nhóm họp bí mật trong 3 ngày tại Washington – Mỹ, bắt đầu từ ngày 13-11, để bàn cách đối phó Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Câu lạc bộ tài trợ Liên minh Dân chủ (DA), nhóm đã chi hàng chục triệu USD cho chiến dịch tranh cử của ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton, tổ chức cuộc họp trên với sự tham gia của lãnh đạo hầu hết các nghiệp đoàn và các nhóm tự do hàng đầu cùng một số nhân vật có ảnh hưởng lớn như bà Nancy Pelosi (thủ lĩnh phe thiểu số của Đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ), Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren…
Theo trang Politico (Mỹ), đây là cuộc họp đầu tiên của DA kể từ sau chiến thắng bất ngờ của tỉ phú Donald Trump. Một số nội dung bàn bạc là chuẩn bị cho các cuộc bầu cử sắp tới để “lấy lại quyền lực”, đồng thời tập trung cản trở kế hoạch 100 ngày đầu nhậm chức của tổng thống đắc cử – vốn bị DA gọi là “cuộc tấn công khủng khiếp nhằm vào những thành tựu của Tổng thống Barack Obama và tầm nhìn tiến bộ hướng đến một quốc gia bình đẳng và công bằng”.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump (trái) và con rể Jared Kushner Ảnh: Reuters
Bên cạnh việc tập trung bảo vệ chương trình y tế ObamaCare và các thành quả khác trong di sản của Tổng thống Obama, chương trình nghị sự còn đề cập cuộc bỏ phiếu chính thức của đại cử tri sắp tới, kế hoạch của Đảng Dân chủ nhằm giành sự ủng hộ của cử tri tầng lớp lao động cũng như “bơm” tiền để lấy lại vị thế trong các cuộc chiến liên quan đến hoạch định chính sách.
Chưa rõ kế hoạch của DA có thành công hay không nhưng lục đục hiện nay trong ê-kíp của Tổng thống đắc cử Trump là lợi thế đối với họ. Trong ngày 15-11, ông Trump và Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence “giam mình” trong Tháp Trump ở trung tâm New York để bàn về nội các sắp tới. Chỉ còn chưa tới 70 ngày nữa là đến ngày nhậm chức (20-1-2017) và tổng cộng có gần 4.000 vị trí cần ông Trump lấp đầy.
Tuy nhiên, cũng trong ngày 15-11, cựu nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rogers đột ngột tuyên bố rời khỏi đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Trump mà không có lời giải thích rõ ràng. Cùng ra đi là ông Matthew Freedman, một người vận động hành lang từng tư vấn cho các công ty và chính phủ nước ngoài. Theo đài CNN và báo The New York Times, 2 ông bị “thanh trừng” bởi nhóm của ông Jared Kushner, con rể kiêm cố vấn thân cận của ông Trump. Thậm chí, Kushner bị xem là “trung tâm nội chiến” trong ê-kíp của bố vợ.
Video đang HOT
Ông Rogers từng làm việc với Thống đốc bang New Jersey Chris Christie – người mới bị gạt khỏi vị trí đứng đầu đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Trump. Trong khi đó, theo CNN, khi đang là chưởng lý, ông Christie từng truy tố cha ông Kushner vào năm 2004 vì tội trốn thuế.
Tuy nhiên, một nguồn tin nói với Reuters rằng ông Rogers bị loại là do đã không cứng rắn với bà Hillary Clinton trong cuộc điều tra về vụ Lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi – Libya bị tấn công năm 2012. Khi đó, ông giữ chức chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện.
Chưa hết xáo trộn, theo Reuters, ông Trump đang loại bỏ “tất cả những người vận động hành lang”. Thượng nghị sĩ Dân chủ Elizabeth Warren từng chỉ ra trong nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump có hơn 20 nhân vật tên tuổi của phố Wall và các ngành công nghiệp khác, bất chấp việc tỉ phú Mỹ nhiều lần chỉ trích giới vận động hành lang. Thậm chí, theo Reuters, ông Trump đang cân nhắc bổ nhiệm ông Steve Mnuchin, chủ tịch tài chính của chiến dịch tranh cử của tỉ phú New York, vào ghế bộ trưởng tài chính. Còn ông Wilbur Ross, tỉ phú đầu tư và cũng là người ủng hộ ông Trump lâu năm, có thể được chỉ định làm bộ trưởng thương mại. Hai ông này đều là gương mặt kỳ cựu ở phố Wall.
(Theo Người Lao Động)
Trump kiếm bộn tiền từ mật vụ Mỹ theo cách chưa từng có
Do ông Trump xuất phát từ một doanh nhân, các cơ quan chức năng ở Mỹ đang phải giải quyết những vấn đề chưa từng gặp so với các tổng thống trước đây.
Ông Trump ngồi trong chuyên cơ riêng mà mật vụ Mỹ phải trả tiền mới có chỗ.
Theo Bloomberg, ngay từ những năm 2000, ông Trump đã có ý định tranh cử Tổng thống Mỹ. Donald Trump muốn kết hợp hoạt động chính trị với khoản tiền thu được khi trở thành ứng viên tranh cử.
"Rất có thể tôi sẽ là ứng viên tổng thống đầu tiên tham gia cuộc chạy đua vào Nhà Trắng và kiếm tiền từ đó", ông Trump nói với tạp chí Fortune khi đó. Lời nói này của tỷ phú Mỹ cuối cùng cũng trở thành sự thật.
Vừa là tỷ phú sở hữu khối tài sản 3,7 tỷ USD, ông Trump còn đắc cử Tổng thống Mỹ, khiến cho mọi việc trở nên phức tạp. Hiện tại, ông Trump có hai máy bay riêng và 3 trực thăng. Chiếc Sikorsky S-76 xuất hiện trong chương trình truyền hình "Pimp My Chopper" vào năm ngoái.
Trong chiến dịch tranh cử, cơ quan mật vụ Mỹ trả tiền di chuyển cho mật vụ, dù là trên máy bay, trên tàu hỏa, trên thuyền hay xe hơi. Không giống như bà Hillary Clinton, ông Trump không cần thuê máy bay vì có sẵn máy bay riêng. Do đó, trong khi cơ quan mật vụ Mỹ trả tiền thuê máy bay cho bà Clinton thì ông Trump nhận được trực tiếp toàn bộ khoản tiền.
Mật vụ Mỹ vây quanh bảo vệ ông Trump trong sự cố ở Ohio.
Nguồn tin từ Ủy ban Bầu cử Liên bang tiết lộ, cơ quan mật vụ Mỹ muốn có chỗ ngồi trên máy bay Boeing 757 và chiếc Cessna Citation của ông Trump trong suốt chiến dịch tranh cử, phải trả số tiền 6 triệu USD.
Vấn đề với máy bay riêng của ông Trump chỉ là một trong số rất nhiều rắc rối xung đột với lợi ích kinh tế mà nhóm chuyển giao quyền lực do Tổng thống Mỹ đắc cử phải giải quyết.
Một khi chính thức nắm quyền, ông Trump và Phó Tổng thống Mỹ đắc cử Mike Pence sẽ chuyển sang sử dụng máy bay của quân đội. Hiện không rõ liệu 7 người con, vợ chồng của các con, họ hàng sẽ di chuyển như thế nào nếu được sự bảo vệ của cơ quan liên bang.
Nếu như đi cùng với ông Trump hoặc Pence, họ sẽ bay trên chiếc Không lực Một hoặc Không lực Hai. Có khả năng, những đứa trẻ nhà Trump sẽ bay bằng máy bay riêng, do cha sở hữu.
Cơ quan mật vụ Mỹ thường không công bố tình trạng được bảo vệ của những người cụ thể, phát ngôn viên Joe Casey nói. Luật pháp Mỹ quy định quyền được bảo vệ của người thân trong gia đình tổng thống và phó tổng thống Mỹ.
Cơ quan mật vụ Mỹ chi trả 80% chi phí hoạt động trong suốt mùa hè của máy bay Boeing 757 mà ông Trump sở hữu.
Khả năng mật vụ phải tiếp tục di chuyển trên máy bay riêng của ông Trump để bảo vệ các thành viên gia đình ông là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Trong trường hợp này, nguồn tiền chính phủ sẽ trực tiếp "chảy" vào túi của ông Trump và các con, luật sư Brett Kappel, chuyên làm việc trong lĩnh vực tài chính chính trị nói trên Bloomberg.
Đội ngũ tranh cử của ông Trump hiện chưa lên tiếng trả lời về vấn đề này. Gia đình Trump cũng thuê đội ngũ bảo vệ riêng. Hiện chưa rõ, các nhân viên bảo vệ này sẽ hợp tác ra sao với mật vụ Mỹ. Theo truyền thống, cơ quan mật vụ Mỹ nắm quyền tối cao bảo vệ tổng thống đắc cử và phó tổng thống đắc cử, bao gồm việc áp đặt vùng cấm bay xung quanh tòa Tháp Trump cho đến ngày 21.1 năm sau.
Không giống như khoản tiền chi tiêu cho chiến dịch tranh cử mà cơ quan mật vụ Mỹ phải báo cáo lên Ủy ban Bầu cử Liên bang, chi phí bảo vệ tổng thống sau khi đắc cử được liệt kê vào ngân sách thông thường, và do đó không được công bố trước công chúng.
"Đây là những trường hợp đặc biệt bởi Tổng thống đắc cử Trump nắm trong tay mạng lưới kinh doanh rộng khắp nước Mỹ", ông Kappel nói. "Chúng tôi chưa từng có một tổng thống trong thời đại này với những vấn đề như vậy".
Theo Đăng Nguyễn - Bloomberg (Dân Việt)
Trump làm Tổng thống Mỹ, dân New York lo nơm nớp Thị trưởng New York nói với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump rằng người dân thành phố này cảm thấy "lo sợ" trước những gì mà chính quyền Trump tuyên bố sẽ thực hiện. Bản thân Donald Trump lớn lên trong gia đình nhập cư gốc Đức ở New York. Theo BBC, trong cuộc họp tại tòa Tháp Trump, thị trưởng De...