Tỉ phú Donald Trump yêu cầu Mật vụ Mỹ bảo vệ
Hai ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa, Donald Trump và Ben Carson đã nộp đơn yêu cầu Mật vụ Mỹ bảo vệ cho các cuộc vận động tranh cử của 2 ông này.
Hai ứng cử viên tranh cử tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa, Ben Carson (trái) và Donald Trump – Ảnh: Reuters
Người phát ngôn Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết đã nhận được đơn yêu cầu chính thức của 2 ứng cử viên tổng thống này vào ngày 19.10, theo ABC News ngày 19.10.
Yêu cầu của 2 người này đang được xem xét và cần phải thông qua một vài người tại Quốc hội Mỹ: Chủ tịch Hạ viện John Boehner; lãnh đạo phe thiểu số Hạ viện, bà Nancy Pelosi; lãnh đạo phe đa số Thượng viện, thượng nghị sĩ Mitch McConnell và lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Harry Reid, theo người phát ngôn Bộ An ninh Nội địa Mỹ.
Tuy nhiên, ứng cử viên Carson ngày 19.10 phủ nhận việc gửi đơn yêu cầu sự bảo vệ của Mật vụ Mỹ và nói rằng chính Mật vụ Mỹ và Cục điều tra liên bang (FBI) đã “tự đến”: “Tôi thấy điều đó không cần thiết. Thực ra là Mật vụ Mỹ và FBI đã tìm đến và nói rằng chúng tôi cần sự bảo vệ của Mật vụ”. Trong khi đó, đại diện của tỉ phú Donald Trump vẫn chưa có bình luận về việc này.
Nếu được Mật vụ Mỹ bảo vệ, các ứng cử viên có thể tiết kiệm được một khoản tiền lớn vì không phải chi cho các dịch vụ an ninh tốn kém. Theo thông tin tiết lộ từ các văn bản của chính quyền liên bang, tỉ phú Donald Trump đã chi ít nhất 55.000 USD cho chi phí an ninh trong 3 tháng, kết thúc vào ngày 30.9. Khoản đó gồm tiền đi lại, chỗ ở cho các vệ sĩ luôn kè theo tỉ phú Trump. Trong khi đó, ông Carson chỉ chi 2.097,5 USD cho chi phí an ninh.
Việc các ứng cử viên tranh cử yêu cầu Mật vụ Mỹ bảo vệ trước buổi bầu chọn vị trí ứng cử viên chính thức của đảng là một điều ít thấy, và còn đến vài tháng nữa thì đảng Dân chủ và Cộng hòa mới chính thức chọn gương mặt đại diện của đảng. Bên cạnh đó, còn hơn một năm nữa mới đến ngày bầu cử tại Mỹ. Tổng thống Barack Obama được Mật vụ bảo vệ vào tháng 5.2007, tức 18 tháng trước khi ông được bầu làm tổng thống Mỹ, theo AP.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Video đang HOT
Mật vụ Mỹ bảo vệ Giáo hoàng Francis như thế nào?
Lực lượng an ninh tham gia bảo vệ Giáo hoàng Francis trong những ngày ông lưu lại Mỹ là chưa từng có tiền lệ. Trong đó có các đội ứng phó chiến thuật, bắn tỉa phối hợp với hơn 20 cơ quan làm nhiệm vụ kiểm soát đám đông.
Luôn có một hàng rào an ninh vây quanh Giáo hoàng Francis khi ở Mỹ - Ảnh: Reuters
Tại thủ đô Washington (Mỹ), tuyến đường dài khoảng 48 km xung quanh thành phố bị cấm đi và được chặn bằng rào chắn. Mật vụ Mỹ là cơ quan dẫn đầu lực lượng bảo vệ an toàn của Giáo hoàng. Giám đốc cơ quan mật vụ Joseph Clancy cho biết tùy theo nhân vật quan trọng cần bảo vệ như tổng thống hay giáo hoàng, cách bảo vệ sẽ khác nhau.
Chuyến thăm của Giáo hoàng Francis được xem là sự kiện mà an ninh, đặc nhiệm và mật vụ được phép sử dụng mọi nguồn lực từ các cơ quan liên bang. Sau đây là 5 chiến thuật bảo vệ Giáo hoàng của mật vụ Mỹ, theo ABC News ngày 24.9.
Bên cạnh hàng rào cảnh sát bảo vệ trên các tuyến đường còn có lực lượng cảnh sát chìm và lính bắn tỉa - Ảnh: Reuters
1. Bảo vệ ngầm
Một lượng lớn cảnh sát sẽ có mặt tại mỗi sự kiện mà Giáo hoàng Francis tham dự ở Washington, bên cạnh đó còn rất nhiều "cảnh sát chìm" tham gia nhiệm vụ này.
Các đội chiến thuật và bắn tỉa luôn trong tình trạng sẵn sàng khi Giáo hoàng di chuyển và các đặc vụ ngầm sẽ bao quát hết tình hình giữa đám đông.
Ngoài ra, còn có các camera an ninh được lắp đặt tại khắp thành phố và chặng đường Giáo hoàng đi từ Nhà Trắng đến Quốc hội Mỹ.
2. Sử dụng mọi nguồn lực
Nhiều cơ quan liên bang, địa phương được huy động để bảo vệ Giáo hoàng. Mật vụ Mỹ đã phối hợp với các cơ quan này từ hồi tháng 1 để chuẩn bị cho chuyến thăm, theo Giám đốc Clancy.
Cơ quan an ninh vận tải Mỹ (TSA) thường có mặt tại các sân bay, chốt kiểm tra dọc tuyến đường Giáo hoàng đi qua và tại buổi lễ ở một nhà thờ, nhằm kiểm tra và theo dõi mọi người đi qua máy quét.
Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), Cơ quan điều tra an ninh nội địa, cảnh sát ở toà Quốc hội...đều cho nhân viên trợ giúp mật vụ Mỹ.
Hàng rào an ninh dựng lên tại New York - Ảnh: Reuters
3. Liên lạc liên tục
Đại diện của hơn 30 cơ quan an ninh sẽ tập trung làm việc tại một trung tâm liên lạc bên ngoài thủ đô Washington. Tại đây, tình trạng cảnh giác được duy trì 24/7 và các nhân viên sẽ điều hành lực lượng cảnh sát và đặc vụ liên bang bảo vệ Giáo hoàng Francis.
Một trung tâm tương tự tại Philadelphia cũng bắt đầu hoạt động từ nay đến ngày 28.9. Trung tâm này được coi là "đầu não" của hơn 50 cơ quan phối hợp.
4. Ngăn chặn mối nguy đúng lúc
Bộ trưởng An ninh nội địa Jeh Johnson và Giám đốc Mật vụ nói rằng sẽ không có mối đe dọa đặc biệt nào đối với Giáo hoàng trong thời gian ở Mỹ. Tuy nhiên, lực lượng hành pháp liên bang và đia phương luôn đặt trong tình trạng cảnh giác cao trước chuyến thăm của Giáo hoàng.
Ông Clancy cho biết tất cả đều trong tình trạng đề phòng, thực hiện các biện pháp ngăn chặn và chủ động. Hồi tháng trước, FBI đã bắt giữ một thiếu niên 15 tuổi bên ngoài Philadelphia vì nghi cậu này bị IS tiêm nhiễm và đe dọa tấn công Giáo hoàng Francis.
Các sơ được kiểm tra an ninh - Ảnh: Reuters
Các Sở Cảnh sát New York, Philadelphia và Washington đã phát đi cảnh báo lực lượng hành pháp rằng ngay cả khi Giáo hoàng được bảo vệ nghiêm ngặt, đám đông bên ngoài các sự kiện và ở những nơi công cộng cũng có thể là mục tiêu nhắm đến của những phần tử có mưu đồ tấn công.
5. Kiểm soát đám đông
Giáo hoàng Francis rất thích hòa mình vào đám đông để gần gũi hơn với mọi người. Tại Cuba tuần trước, một người phản đối đã tiếp cận gần chiếc xe chở Giáo hoàng trước khi bị lực lượng an ninh đưa đi.
Tại thủ đô Washington, cảnh sát được bố trí dọc các tuyến đường Gáo hoàng diễu qua nhằm giữ mọi người không đến quá gần. Tuy vậy, một cô bé 5 tuổi mới đây đã thoát qua được hàng rào và tận tay gửi thư cho Giáo hoàng.
Mật vụ Mỹ sẽ chuẩn bị sẵn các kế hoạch giải thoát cho Giáo hoàng nếu xảy ra trường hợp đám đông bị mất kiểm soát hoặc sự cố an ninh quốc gia.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Tổng thống Mỹ thót tim với mật vụ Từ khi vào Nhà Trắng (20-1-2009), Tổng thống Barack Obama và vợ con nhận được trung bình 30 lời hăm dọa tính mạng mỗi ngày. Không ít lần gia đình ông lâm nguy vì sai sót khó đỡ của Cơ quan Mật vụ Mỹ Vụ cựu chiến binh Omar Gonzalez, 42 tuổi, mang dao trèo hàng rào vào Nhà Trắng ngày 19-9 đã...