Tỉ lệ rửa tay sạch sau tiểu tiện vẫn rất thấp
Mặc dù tỉ lệ rửa tay bằng xà phòng tăng mạnh nhưng báo cáo kết quả dự án sau 5 năm cho thấy sự giác ngộ về nhận thức, thay đổi hành này trong dân chưa cao, đặc biệt là rửa tay với xà phòng sau khi tiểu tiện (mới chỉ đạt 15%).
Sơ đồ lây truyền bệnh qua bàn tay (Ảnh: N.Hà)
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 1cm2 da tay có tới 40.000 vi khuẩn. Kẽ tay, móng tay và các nếp nhăn là nơi có mật độ tụ khuẩn dày nhất và những vi khuẩn lì lợm vẫn có thể bám trụ lại khi bạn rửa tay bằng nước. Chỉ cần một hành động quên rửa tay sau khi cầm tiền, đi vệ sinh… bạn cũng có thể nhiễm 10 trong tổng số 26 bệnh truyền nhiễm gây dịch như cúm, tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất huyết, lỵ, trực khuẩn, viêm gan,…
Vậy nhưng, sau 5 năm (2007-2011) thực hiện tiêu truyền rửa tay bằng xà phòng tại 10 tỉnh, với hơn 2.000 cán bộ xã, giáo viên được tập huấn nâng cao năng lực về quản lý giám sát và kỹ năng truyền thông, hơn 37 ngàn người dân tại các xã dự án được tuyên truyền và gần 30 ngàn em học sinh tiểu học và trung học cơ sở tham gia các buổi ngoại khóa… và cấp phát tới 2 triệu bánh xà phòng, tỉ lệ rửa tay với xà phòng sau khi đi tiểu tiện dù đã tăng tới gần 20 lần nhưng vẫn rất thấp, tính ra cứ gần 6 người mới có 1 người thực hiện hành vi vệ sinh này (khoảng 15%). Trong khi tỉ lệ rửa tay với xà phòng sau khi đại tiện tuy chỉ tăng hơn 5 lần nhưng đạt tới hơn 65%…
TS Trần Đắc Phu, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế
Theo TS Trần Đắc Phu, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, do còn có các yếu tố gây nhiễu (thực phẩm, nguồn nước… hay hoạt động tương tự của các dự án khác) nên trong đợt triển khai dự án 2012-2016 tới đây tại 12 tỉnh (trong đó có 6 tỉnh mới), sẽ có sự phối hợp của nhà tài trợ với Bộ Y tế để có những nghiên cứu tập trung hơn, chọn ra những điểm chứng (không có can thiệp của dự án) xem có khác biệt với các điểm thực hiện dự án không.
Tuy nhiên, dù kết quả có thế nào, không thể phủ nhận rằng rửa tay bằng xà phòng là cần thiết bởi nó giúp tiêu diệt các mầm bệnh và bàn tay sạch sẽ không làm lây lan bệnh tật qua đường ăn uống.
“Vừa rồi tôi đi kiểm tra phòng chống tay chân miệng, hầu như các trường mầm non đều thực hiện tốt rửa tay phòng tay chân miệng. Nhiều nơi, chẳng hạn như Quảng Ngãi không xảy ra các vụ dịch tay chân miệng nào tại trường học. Tuy nhiên có những nơi như Bắc Cạn, vẫn có những ổ dịch vì điều kiện vệ sinh, nước sạch chưa đảm bảo. Ngoài ra, có những vùng quê nghèo không nằm trong dự án nhưng nhiều nhà đã tự xây nhà tiêu hợp vệ sinh (tự hoại), có xà phòng rửa tay…”, TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục quản lý môi trường y tế chia sẻ.
Video đang HOT
Nhân Hà
Theo Dân trí
Mỗi phút có 1 trẻ tử vong vì sốt rét
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mặc dù sốt rét là một căn bệnh có thể ngăn ngừa và điều trị được nhưng trên toàn thế giới, cứ mỗi phút nó vẫn cướp đi sinh mạng của một đứa trẻ.
"Giữ vững thành quả, cứu lấy mạng sống, đầu tư cho sốt rét" Chủ đề trên như một thông điệp hay khẩu hiệu bao trùm mà Tổ chức Y tế muốn gửi tới các nước trên toàn thế giới. Dưới đây là tập hợp các ý kiến dựa trên chứng cứ mà các nước đưa ra:
Giữ vững thành quả
Các nỗ lực từ các quốc gia và cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn bệnh sốt rét đang tiếp tục được thực hiện. Nhờ sự mở rộng của các biện pháp can thiệp một cách nhanh chóng đã cứu sống nhân loại mà chúng ta có thể thấy được qua số ca mắc và tử vong giảm đi một cách bền vững trên phạm vi toàn cầu trong suốt 5 năm qua.
Trong thập kỷ qua,chỉ tính riêng tỉ lệ tử vong sốt rét ở châu Phi đã giảm xuống còn 1/3, trong khi đó 35/53 quốc gia ngoài châu Phi đang bị ảnh hưởng bởi sốt rét cũng đã thành công làm giảm hơn 50% tỉ lệ tử vong
Những thành tựu đạt được mặc dù rất đáng khích lệ, song cũng rất "mong manh" (fragile): Vì vậy, điều sống còn là cần phải duy trì và tăng cường các nỗ lực bằng sự kết hợp ý chí chính trị ngày càng mạnh mẽ trong và ngoài nước, đầu tư cơ bản và hỗ trợ cho các nghiên cứu đang thực hiện và phát triển các phương pháp và công cụ mới, hiệu quả hơn để chống lại các mối đe dọa đang nổi lên như tình trạng kháng thuốc và kháng hóa chất.
Cứu lấy mạng sống
Khoảng một nửa dân số trên thế giới có nguy cơ mắc bệnh sốt rét: Đây là một căn bệnh có thể ngăn ngừa và có thể điều trị được, nhưng cứ mỗi một phút phút nó vẫn cướp đi sinh mạng của 1 đứa trẻ. Hơn 90% trường hợp tử vong sốt rét nằm ở châu Phi
Chỉ cần tăng cường các nỗ lực ngăn chặn sốt rét, kể cả mở rộng mức độ bao phủ cung cấp màn chống muỗi cho toàn dân, chúng ta sẽ cứu sống ước tính khoảng 3 triệu trẻ em châu Phi tính đến năm 2015
Nhiều trường hợp có thể được cứu sống nhờ phối hợp các biện pháp đã được minh chứng và công cụ cải tiến trong phòng chống sốt rét, bao gồm cả các biện pháp phòng bệnh hiệu quả, chẩn đoán chính xác và kịp thời, cũng như điều trị ca bệnh bằng thuốc đặc hiệu đáng tin cậy
Công tác phòng chống sốt rét thành công có tác động mạnh mẽ đối với sức khỏe, năng suất và an sinh của người dân sống trong vùng nguy cơ sốt rét. Chúng ta không chỉ cứu lấy mạng sống của họ mà còn giúp họ thúc đẩy sự tiến bộ hướng tới các mục tiêu phát triển quan trọng khác như nâng cao tỉ lệ sống sót của bà mẹ và trẻ em, cải thiện sức khỏe cho người đang sống cùng với HIV, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học và chống lại đói nghèo.
"Nếu chúng ta tận dụng triệt để của các biện pháp phòng chống và ngăn ngừa sốt rét mà chúng ta có được hôm nay, thì không những giảm thiểu được những mối đe dọa tiềm tàng nhờ phòng bệnh liên tục, hằng định và đối phó kịp thời, rồi thì chúng ta cũng sẽ duy trì và nhân rộng những thành tựu đáng kể đã đạt được đó. Những người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành đang trông cậy vào chúng ta. Chúng ta không thể để họ thất vọng." (TS. Margaret Chan, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới)
Đầu tư vào sốt rét
Các công cụ phòng chống sốt rét mang lại cho chúng ta một số các biện pháp y tế can thiệp có hiệu quả kinh tế nhất trên thế giới hiện nay. Chẳng hạn, màn chống muỗi tẩm hóa chất (ITNs) là biện pháp đơn giản ít tốn kém nhưng được chứng minh là giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em hơn 20% và giảm 50% số ca mắc sốt rét. Các nghiên cứu cho thấy 96% người dân có màn chống muỗi đã sử dụng chúng
Tác động của bệnh sốt rét đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế là vô cùng to lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các gia đình, doanh nghiệp và quốc gia. Theo ước tính, sốt rét tác động tiêu cực đến 1,3% của chỉ số GDP tớiở các nước chịu gánh nặng quan trọng do sốt rét.
Ngược lại, các doanh nghiệp ở châu Phi đầu tư vào hoạt động phòng chống sốt rét đã thấy được hiệu quả đầu tư có ý nghĩa với tỉ lệ giảm thấp đáng kể về tình trạng bệnh tật và tình trạng học sinh bỏ học. Một nghiên cứu cho thấy nội suất sinh lợi (IRR) hàng năm (IRR is a rate to measure and compare the profitability of investments) trung bình là 28%
Nhiều quốc gia có sốt rét lưu hành tăng cường chi phí từ quốc gia vào các nỗ lực phòng chống căn bệnh này: có đến 42 quốc gia đã nâng mức chi phí lên khoảng 1.000 đô la Mỹ bình quân đầu người từ giữa năm 2000 - 2010. Nhưng vẫn cần chi phí đàu tư hơn nữa, nếu sẵn sàng chi 1% ngân sách quốc gia của các nước có sốt rét lưu hành dành cho công tác phòng chống sốt rét thì sẽ có đến 75 quốc gia có thể cung cấp đủ màn tẩm hóa chất cho người dân có nguy cơ mắc bệnh
Cần phải duy trì nhiệm vụ quốc gia và quốc tế về tăng cường các biện pháp phù hợp chi phí-hiệu quả đã được kiểm chứng nhằm ngăn chặn, chẩn đoán và điều trị sốt rét. Nếu không, chúng ta có nguy cơ đảo ngược lại những thành tựu có được ngày nay và đánh mất nhiều sinh mạng hơn do căn bệnh vốn dĩ có thể ngăn chặn và điều trị được này.
Các nỗ lực phòng chống sốt rét đang được tăng cường vẫn đang được đầu tư. Đầu tư tiếp tục trong phòng chống sốt rét hôm nay sẽ thúc đẩy các quốc gia có sốt rét lưu hành hướng đến không còn ca tử vong nào nữa vào năm 2015 và đạt được các mục tiêu Thiên niên kỷ (toward near-zero deaths by 2015 and achieving the Millennium Development Goals), đặc biệt điều này liên quan đến cải thiện sức khỏe và tác động đến sự sống còn của các bà mẹ và trẻ em,xóa bỏ đói nghèo và tăng cường tiếp cận giáo dục cho cộng đồng.
Theo Dân Trí
Khi cơ thể mất nước Cảm giác khát nước, khô miệng, nhức đầu, khó tập trung khi làm việc, phản xạ chậm... là những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo cơ thể mất nước. Phải làm sao? Tập thói quen thường xuyên bổ sung nước Theo BS Trọng Thông (Bộ môn Dược lý, Trường ĐH Y Hà Nội), trung bình một ngày cơ thể chúng ta có thể...