Tỉ lệ người tiêm vaccine nhiễm COVID-19 tại Philippines chỉ là 0,0025%
Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Philippines ngày 8/10 cho biết nước này chỉ ghi nhận 516 ca nhiễm đột phá trong tổng số 20,3 triệu người đã tiêm đủ liều vaccine.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại một sân vận động ở thủ đô Manila, Philippines. Ảnh: AFP
Theo đó, tính đến ngày 26/9, tỉ lệ số ca nhiễm đột phá COVID-19 là 0,0025%. Nhiễm đột phá là trường hợp người đã tiêm đủ liều vaccine nhưng vẫn bị nhiễm virus 14 ngày sau khi kết thúc mũi tiêm cuối cùng. Trong số 516 ca nhiễm đột phá này có 14 trường hợp tử vong, đa phần rơi vào đối tượng người già, mắc bệnh lý nền như tiểu đường, huyết áp cao.
Video đang HOT
Giám đốc FDA Eric Domingo cho biết những dữ liệu về nhiễm đột phá tại Philippines cho thấy vaccine vẫn duy trì được hiệu lực theo thời gian. “Tại thời điểm này, chúng tôi không ghi nhận hiệu lực suy giảm của vaccine. Chúng tôi không nhận thấy sự gia tăng các ca nhiễm đột phá theo thời gian. Vì thế, không có lý do để nói rằng hiệu lực của vaccine giảm, không cần thiết phải tiêm mũi tăng cường cho đại bộ phận dân chúng”, ông Domingo phát biểu.
Như nhiều vaccine trị bệnh khác, vẫn xuất hiện các ca nhiễm đột phá đối với người tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19. Đây là lý do tại sao giới chức chính quyền và các chuyên gia y tế khuyến cáo người đã tiêm đủ liều vaccine vẫn cần tiếp tục tuân thủ các nguyên tắc phòng chống dịch bệnh.
Trên thế giới, một số nghiên cứu cho thấy hiệu lực bảo vệ của một số loại vaccine ngừa COVID-19 suy yếu theo thời gian, nhất là 6 tháng sau thời điểm hoàn tất tiêm mũi hai.
Mỹ viện trợ hơn 8 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho Bangladesh, Philippines
Ngày 1/10, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo sẽ chuyển giao hơn 8 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho Bangladesh và Philippines.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Một quan chức Nhà Trắng cho hay, Mỹ sẽ bàn giao 5 đợt vận chuyển với tổng cộng 5.575.050 liều vaccine cho Philippines và 2.508.480 liều khác sẽ được chuyển đến Bangladesh vào đầu tuần tới. Toàn bộ số vaccine này đều của hãng Pfizer và được viện trợ cho hai nước trên thông quan chương trình COVAX của Liên hợp quốc.
Quan chức này cũng khẳng định quan điểm của Chính phủ Mỹ rằng để chấm dứt đại dịch COVID-19 thì phải loại bỏ dịch bệnh này trên khắp thế giới.
Ngày 22/9 vừa qua, Mỹ thông báo tăng gấp đôi viện trợ vaccine ngừa COVID-19, lên tổng cộng 1,1 tỷ liều cho các nước trên thế giới.
Hồi tuần trước, Bangladesh đã tiếp nhận 2,5 triều liều vaccine từ Mỹ trong tổng số hàng triệu liều vaccine viện trợ từ Washington. Theo thống kê, mới chỉ khoảng 10% trong tổng số 170 triệu dân Bangladesh đã tiêm đủ liều. Quốc gia Nam Á này đã áp đặt nhiều biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Trong khi đó, tại Philippines, hơn 25% dân số trưởng thành nước này đã tiêm đủ liều trong bối cảnh chương trình tiêm chủng diễn ra chậm. Giới chức nước này cảnh báo nền kinh tế Philippines sẽ phải mất 1 thập kỷ để phục hồi sau đại dịch.
Bộ trưởng Kế hoạch kinh tế Philippines Karl Kendrick Chua cho biết gần 70% hoạt động kinh tế, với khoảng 23,3 triệu người lao động, đang chịu tác động của các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt.
Philippines cấp phép tiêm vaccine cho trẻ từ 12 tuổi Từ tháng 10 tới, trẻ em Philippines từ 12 tuổi sẽ được tiêm vaccine COVID-19. Đây là quyết định được Chính phủ Philippines đưa ra ngày 28/9, trong nỗ lực nâng tỷ lệ tiêm chủng của cả nước cũng như chuẩn bị mở cửa lại trường học. Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Trước...