Thuyết “buôn vua” và “bóng hồng” cuối cùng
Thuyết “buôn vua” – đại gia một thời gắn với giai thoại mỗi ngày mang 1 tỷ đi tiêu xài – được đặc xá sau 13 năm thụ án, đã có những trải lòng về người phụ nữ cuối cùng của mình.
Đại gia mỗi ngày mang gần 1 tỷ để tiêu xài
Thuyết “buôn vua” được biết đến là một thương nhân cự phách ở Hà Nội vào thập niên 1990. Ông từng được xem là dân chơi xe siêu sang cũng như bất động sản hàng đầu ở Việt Nam.
Thuyết “buôn vua” – đại gia một thời gắn với giai thoại mỗi ngày mang 1 tỷ đi tiêu xài, được đặc xá sau 13 năm thụ án. (Ảnh: Pháp luật TP.HCM)
Trước khi vào tù, Trần Văn Thuyết là một lái buôn có hạng, buôn bán đủ mọi mặt hàng từ quần áo cũ cho đến đồ điện tử.
Trong trại giam Phước Hòa, Thuyết kể với PV Báo An ninh Thế giới, những năm 1990, khi quần áo “sida” (đồ cũ) còn chưa được biết tới ở miền Bắc thì Thuyết đã “ngửi” thấy mùi tiền từ thị trường này. Thuyết bàn với vợ, bảo vợ cho mình 10 triệu đồng làm vốn. Chỉ được vợ cấp cho 5 triệu đồng, Thuyết vẫn quyết tâm làm.
Thuyết bắt liên lạc với những tàu hàng chở đồ “sida” từ miền Nam ra Bắc. Thuyết mua mỗi lần cả toa tàu đồ cũ với giá rẻ như cho, rồi tự tay lựa ra những mẫu mã đẹp. Hớt hết đồ đẹp, Thuyết bán tháo lại những thứ mình loại ra.
Có quần áo đẹp trong tay, Thuyết thuê giặt ủi hấp cho thơm tho, thẳng thớm. Mỗi cái áo “sida” giá chưa đến 50.000 đồng, bỏ thêm độ 10.000 đồng cho khâu giặt ủi, đóng gói, Thuyết treo giá 500.000 đồng mà vẫn có người mua.
Ông ta thắng đậm vụ quần áo cũ này. Tiền lãi nhiều đến mức, trong những năm ấy, Thuyết khoe mang cả vali tiền vào TP.HCM, mua quần áo cũ phân loại rồi đóng gói chuyển theo đường… hàng không về Hà Nội bán.
Có vốn làm ăn, khi thấy thị trường có dấu hiệu bão hòa, nhiều người nhảy vào cạnh tranh, Thuyết chuyển luôn sang buôn bán đồ Hi-End, tức là trang thiết bị âm thanh cực xịn chỉ dành cho những người mê âm thanh và dám chịu chơi.
Video đang HOT
Nguyên tắc làm ăn của Thuyết trong cuộc chơi âm thanh là không cần nhiều khách. Khách hàng thân thiết của Thuyết khắp cả nước chỉ khoảng 200 người. Giá tiền có sẵn trong catalogue, Thuyết bán đúng giá, đảm bảo cho khách hàng từ chuyện thiết kế cách đặt máy, vị trí ngồi nghe nhạc, phòng nghe nhạc…
Những cục loa sắt trong hệ thống loa phát thanh phường xã lên đời, Thuyết cho quân đi lùng mua, giá cao lắm từ 150.000 đến 200.0000 đồng/1 cái. Thuyết mang tất cả về, nhờ thợ đóng thùng “cao thủ” dùng gỗ xịn nhất đóng thùng.
Âm thanh cực chuẩn và hay, mỗi cặp loa như vậy Thuyết bán với hơn 100 triệu đồng. Chưa kể đến những dây track mà chỉ có Thuyết là có nguồn hàng được bán cho dân chơi nhạc với giá vài nghìn USD/1 cái. Thuyết từng bán cặp loa cho một đại gia với cái giá 125.000 USD.
Trở thành đại gia từ âm thanh, Thuyết chuyển sang kinh doanh món hàng lạ khác. Đó là những chiếc xe được hóa giá theo niên hạn sử dụng của các đại sứ quán trên địa bàn Hà Nội. Đây là một trong những nguồn thu nhập khổng lồ, đưa Thuyết lên vị trí đại gia của đại gia trong giới thượng lưu.
Xét về độ chơi ngông, các đại gia hiện nay vẫn phải “nể” Thuyết buôn vua một bậc. Một thời, đại gia này từng tiêu tiền như nước.
Ở cái thời cực thịnh trong chuyện làm ăn ấy, Thuyết sử dụng chiếc Mercedes 6.0, loại xe siêu sang nhưng uống xăng như dân nhậu chuyên nghiệp uống bia. Thuyết nhẩm tính mỗi buổi sáng, Thuyết quẳng vào thùng xăng xe cỡ 3 chỉ vàng để tiếp nhiên liệu. Đi loăng quăng đến chiều là lại cạn đáy.
Còn tiền tiêu vặt, Thuyết chỉ thích xài USD. Trong cốp chiếc Mercedes ấy bao giờ cũng có hơn 40 nghìn đến cả trăm nghìn USD tiền mặt mà Thuyết mang theo để chi xài.
Người ta đồn Thuyết lắm tiền và… máu gái. Nhưng theo Thuyết, lắm tiền thì đúng, còn máu gái thì không. Người ta cũng chỉ biết đến chuyện tình cảm của Thuyết “buôn vua” với diễn viên điện ảnh Linh Nga. Người đẹp này đi qua cuộc đời Thuyết “buôn vua” như một người tình tri kỷ, mà có lẽ cả cuộc đời mình, Thuyết không thể quên được.
Khi quen Linh Nga, Trần Văn Thuyết đang ở trên đỉnh cao danh vọng. Thuyết từng chia sẻ, sự thông minh và nhiệt huyết của tuổi 20 đã khiến cho sự từng trải của tuổi 40 của ông phải đầu hàng. Có lẽ họ đã có một gia đình hạnh phúc nếu đại gia này không dính vào vụ chạy án cho Năm Cam và kết thúc sự nghiệp của mình bằng bản án 20 năm tù.
Ngày trở về bên người phụ nữ cuối cùng
Được đặc xá sau 13 năm thụ án, Thuyết “buôn vua” tâm sự trên Báo Pháp luật TP.HCM: “Điều tôi vui và hạnh phúc nhất trong thời gian tôi thụ án là các con tôi đều lo học hành và trưởng thành.
Và đại gia một thời tiếp tục kinh doanh âm thanh Hi-End.
Đứa con gái lớn, khi tôi bị bắt mới hơn 11 tuổi vào trại thăm tôi trước khi cháu một mình đi du học ở Anh. Cháu bảo: “Điều mà bố chưa làm được thì con sẽ làm thay bố…”. Lúc đó nghe con nói, tôi vừa cảm động mà lòng quặn đau vì không tròn trách nhiệm làm cha, khi con cần có cha bên cạnh để chăm sóc, lo lắng thì tôi lại phải rơi vào vòng lao lý…”.
Khi có dịp về Việt Nam, cháu đến thăm và động viên an ủi, điều đó càng giúp tôi phấn đấu cải tạo để sớm được đoàn tụ với gia đình. Khi tôi về, con gái lớn đã tốt nghiệp đại học luật ở Anh và hiện làm tại công ty luật nước ngoài ở Hà Nội. Đứa con gái út thì đang học năm thứ ba Học viện Ngoại giao”.
Nói về những “bóng hồng” đã từng đi qua cuộc đời mình, đại gia một thời Thuyết “buôn vua” trải lòng: “Sau khi tôi bị bắt, vì nhiều lý do khác nhau tôi và những người phụ nữ của tôi lần lượt rời xa.
May mắn cho tôi, một phụ nữ đã thầm yêu tôi từ 20 năm trước, lúc tôi có nhiều bóng hồng vây quanh thì người này đứng bên lề cuộc đời tôi. Khi tôi bị bắt và thụ án ở phía Nam, cô ấy đã từ Hà Nội vào TP.HCM mở quán ăn, tần tảo kiếm tiền để thăm nuôi hằng tháng. Có những cái tết cô ấy vào trại giam thăm và ăn tết cùng với tôi.
Mỗi khi có dịp đặc xá, cô ấy thấp thỏm mong chờ và cuối cùng ngày đó cũng đã đến. Đây là người phụ nữ cuối cùng của đời tôi và tôi đang làm hết sức để đáp lại tấm chân tình này”.
Theo Ngọc Anh/Người Đưa Tin
Cháy trong Khu công nghiệp Nam Cấm, một nhà xưởng bị thiêu rụi
Khoảng 15 giờ 20 phút chiều nay 20.1, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại xưởng gỗ của Công ty Thanh Sơn, đóng tại Khu công nghiệp Nam Cấm (xóm 11 xã Nghi Xã, huyện Nghi Lộc, Nghệ An).
Hiện trường vụ cháy - Ảnh: Phạm Đức
Anh Nguyễn Văn Bình, công nhân của Công ty Thanh Sơn, cho biết vào thời điểm trên có 3 công nhân đang hàn ở phía trên mái nhà. Các tia lửa hàn rơi xuống bao bì phía trong nhà xưởng nên lửa bắt đầu bốc lên. Chỉ ít phút sau, ngọn lửa bao trùm toàn bộ khu nhà xưởng.
Đại tá Lê Quốc Bảo, Phó giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Công an tỉnh Nghệ An, cho biết nhận được tin báo của người dân, 10 phút sau lực lượng chữa cháy huy động 70 cán bộ chiến sĩ, 50 cán bộ và công an xã, đội dân quân tự vệ, cảnh sát giao thông tham gia chữa cháy. 7 xe cứu hỏa được điều động tới hiện trường để dập lửa.
"Do khu vực nhà kho chứa nhiều vật liệu dễ cháy như bao bì, gỗ ép... nên ngọn lửa lan nhanh. Đặc biệt nhà xưởng này không có lối thoát hiểm, các cửa đều khóa nên chúng tôi phải dùng búa phá cửa để tiếp cận đám cháy. 10 phút sau chúng tôi khống chế được đám cháy", đại tá Bảo nói.
Ghi nhận của PV tại hiện trường cho thấy, toàn bộ máy móc của nhà xưởng bị thiêu rụi, rất may không có thiệt hại về người.
Theo thông tin ban đầu, vụ hỏa hoạn gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng, nguyên nhân đang được điều tra làm rõ.
Phạm Đức
Theo Thanhnien
Ông Nguyễn Đăng Trừng, người vừa bị khai trừ Đảng là ai? Ông Nguyễn Đăng Trừng là Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh, từng bào chữa cho Lê Công Định và trùm xã hội đen Năm Cam. Ông Nguyễn Đăng Trừng, người vừa bị khai trừ Đảng là ai? Ông Nguyễn Đăng Trừng (sinh năm 1942), tại thôn Trước Bàu, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, là đại...