“Thuyền là nhà, biển cả là quê hương!”
“Ngư dân chúng tôi vẫn nói với nhau rằng: “Thuyền là nhà, biển cả là quê hương!” để thể hiện tình yêu biển đảo của mình. Khi ra khơi chúng tôi rất đoàn kết, xem nhau như anh em một nhà…”.
Khánh Hòa có khoảng 500 tàu cá đánh bắt ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa và Nhà giàn DK1.
Khát khao được trở lại Hoàng Sa!
Bình minh trên vùng biển Thủy Đầm vừa tan, bà con ngư dân ở phường Ninh Thủy (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) hối hả nhổ neo, bốc phí tổn, nhiên liệu… để kịp vươn khơi ra Hoàng Sa, Trường Sa đánh bắt. Ở trên bờ, như mọi hôm, người ta vẫn thấy hình ảnh một người đàn ông tóc muối tiêu, dáng người thấp đậm, da dẻ cháy nắng với đôi mắt sâu hoắm nhìn về phía biển.
Ông chính là ngư dân Phan Quang, một người dân địa phương từng bị tàu Trung Quốc truy đuổi kinh hoàng và bị lấy hết tài sản, ngư cụ… trên vùng biển Hoàng Sa cách đây ít tháng.
PV Báo Dân trí trao đổi với ngư dân Phan Quang (ông Quang mặc áo lót trắng, thứ 2 bìa phải).
Đó là chuyến biển vào hồi tháng 2 năm nay, tàu cá mang số hiệu KH-90746-TS do ông Quang làm chủ đã bị tàu Trung Quốc áp sát rồi ngang nhiên cướp 2 máy bộ đàm, 1 máy định vị, 4 bộc câu cá nhám, 8 điện thoại di động, 7 bộ vi cá nhám cùng sổ đăng kiểm, bằng thuyền trưởng… khi đang trú gió ở bãi cạn Bông Bay (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).
Những tưởng sau tai nạn này, ông Quang sẽ sớm vay mượn và cùng với sự hỗ trợ của các ban ngành để sắm lại ngư cụ, tài sản để tiếp tục vươn khơi đánh bắt nhưng đến nay vẫn chưa làm được.
Lý do một phần bởi số tài sản bị thiệt hại lên đến hơn 200 triệu đồng, một số tiền không hề nhỏ với một ngư dân như ông, trong khi mức hỗ trợ từ các tổ chức nghề nghiệp và chính quyền địa phương thì có hạn, theo cơ chế đã được mặc định và phần nhiều mang tính chất động viên.
Tàu cá thiếu ngư cụ đánh bắt, lâu ngày không ra khơi, kéo theo hệ lụy là bạn thuyền buộc phải bỏ chủ, chuyển sang lao động cho các phương tiện, tàu cá khác để tìm “kế sinh nhai”, hoặc số khác tự sắm phương tiện đánh bắt gần bờ để mưu sinh. “Tàu không đi biển vì không có ngư cụ, mấy anh em bạn thuyền của tôi họ tự sắm các thúng chai để đi câu cá đổng ở trong bờ, sáng đi chiều về mỗi ngày cũng kiếm được năm đến bảy chục ngàn”, ông Quang kể.
Trước tình hình Biển Đông “dậy sóng”, các tàu cá khác tại địa phương nườm nượp vươn khơi để bảo vệ chủ quyền, bản thân ông Quang cũng rất muốn sớm được vươn khơi để góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, nhưng giờ đây ông như “lực bất tòng tâm”.
“Tôi rất nhớ biển ghê lắm! Nhớ Hoàng Sa ghê lắm! Đã 3 tháng rồi không đi biển thì làm sao mà không nhớ? Trong thôn tàu bè họ đi biển sạch bóng, chỉ còn mỗi tàu của tôi là ở nhà. Vươn khơi bám biển vừa để làm ăn vừa để giữ gìn thềm lục địa, biển đảo của mình chứ. Đó là trách nhiệm của ngư dân chúng tôi mà!”, ông Quang xúc động sau 3 tháng chưa trở lại Hoàng Sa.
“Thuyền là nhà, biển cả là quê hương!”
Trưa 23/5, tại cảng cá Hòn Rớ (Nha Trang), tàu cá KH-91054-TS do ngư dân Nguyễn Thiện (phường Vĩnh Phước, Nha Trang) làm thuyền trưởng đã nhổ neo vươn khơi đánh bắt. Đây là chuyến biển thứ 2 trong tháng 5 này của anh Thiện với ngư trường đánh bắt truyền thống là Trường Sa và Nhà giàn DK1.
Ngư dân Nguyễn Thiện:”Thuyền là nhà, biển cả là quê hương!”.
Ngư dân Nguyễn Thiện cho biết tàu cá của anh hành nghề lưới cản, chuyến cập bờ tối qua (22/5) đã đánh bắt được 3 tấn cá ngừ sọc dưa, cá nạng, cá cờ… nhưng do giá cá nhập cảng thấp, nhiên liệu cao nên chỉ đủ chi phí. “Đánh bắt trên biển đã cực, nhưng hiện nay sản lượng đánh bắt rất thấp, trong khi giá cá nhập cảng ngày càng hạ, giá nhiên liệu ngày càng tăng nên ngư dân rất khó khăn. Do vậy ngư dân chúng tôi mong muốn được ổn định đầu ra cho sản phẩm để yên tâm bám biển”, anh Thiện nói.
Trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, anh Thiện cho biết lúc này ngư dân cần phải kiên quyết bám biển, giữ vững ngư trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo nhằm thể hiện tình yêu Tổ quốc.
“Ngư dân chúng tôi vẫn nói với nhau rằng: “Thuyền là nhà, biển cả là quê hương!” để thể hiện tình yêu biển đảo của mình. Khi ra khơi cũng có nghĩa là đối mặt với nhiều khó khăn, hiểm nguy, cho nên chúng tôi rất đoàn kết, xem nhau như anh em một nhà để cùng nhau lao động, đánh bắt giữ vững ngư trường”, ngư dân Thiện nói.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Đẩu, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa – cho biết hiện trên địa bàn có hơn 9.800 phương tiện đánh bắt, trong đó phương tiện đánh bắt ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa và Nhà giàn DK1 là khoảng 500 tàu cá. Những tàu đánh bắt ở Hoàng Sa, Trường Sa đều đảm bảo các điều kiện về thông tin liên lạc, trang thiết bị để cùng với nhau bảo vệ trong vùng khai thác.
Ông Đẩu cũng cho biết, hiện nay ở Khánh Hòa có 165 tổ đội đánh bắt, với khoảng 700 tàu cá. Nhưng hiện Chi cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa đang có phương án thành lập số tổ đội đông hơn (từ 8 đến 10 tàu cá/tổ) và bầu chọn tổ trưởng, tổ phó… để ngư dân có thể hỗ trợ cho nhau nhằm bám biển lâu dài, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Viết Hảo
Video đang HOT
Theo Dantri
Họp báo quốc tế vụ giàn khoan: Chủ quyền quý hơn "16 chữ vàng"
Trả lời câu hỏi của phóng viên Dân trí về việc chúng ta tiếp tục tuân thủ "16 chữ vàng" đến khi nào?, ông Trần Duy Hải nhấn mạnh, vấn đề chủ quyền lãnh thổ hết sức thiêng liêng, vì vậy vàng rất quý nhưng chủ quyền, độc lập dân tộc còn quý hơn vàng.
Phóng viên Dân trí đặt câu hỏi: Như thông tin từ Bộ Ngoại giao, từ đầu tháng 5, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào, đặt hạ trên Biển Đông, phía Việt Nam đã có trên 20 cuộc giao thiệp, tiếp xúc với Trung Quốc để giải quyết vấn đề nhưng Trung Quốc vẫn bất chấp, tung tác ngang ngược tại khu vực giàn khoan. Từ Manila hôm qua, Thủ tướng cũng đã có những phát biểu mạnh mẽ, đanh thép với quốc tế về việc Trung Quốc đang làm những việc không như họ nói, Việt Nam không đánh đổi chủ quyền để lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông. Vậy chúng ta còn phải tiếp tục tuân thủ "16 chữ vàng" đến khi nào?
Ông Trần Duy Hải trả lời câu hỏi của phóng viên Dân trí: Vấn đề chủ quyền lãnh thổ hết sức thiêng liêng. Vì vậy, vàng thì đúng là rất quý nhưng chủ quyền, độc lập dân tộc còn quý hơn vàng.
Phóng viên hãng tin Reuter đặt vấn đề, trong trường hợp nào Việt Nam sẽ sử dụng biện pháp pháp lý? Đến mức độ nào thì biện pháp này mới được tính đến?
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Hàm Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế khẳng định, là một luật gia, bà cũng luôn tự hỏi khi nào là phù hợp để sử dụng biện pháp pháp lý. Còn quyết định là của Chính phủ , trên cơ sở tham vấn nhiều cơ quan nhà nước khác. Vậy nên việc này phải chờ quyết định của Chính phủ.
Phóng viên báo Infonet hỏi về thông tin ở biên giới Lào Cai có hiện tượng người Việt Nam muốn nhập cảnh sang Trung Quốc phải ký một tờ giấy với nội dung xác nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc.
Ông Lê Hải Bình khẳng định chưa nhận được thông tin này, sẽ yêu cầu các cơ quan chức năng xác minh và nếu có sẽ giải quyết với phía Trung Quốc.
Ông Lê Hải Bình nói về chuyến làm việc của Thủ tướng tại Philippines vừa qua. Ngoài tuyên bố chung của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, các nước cũng ra những tuyên bố riêng kêu gọi Trung Quốc dừng việc vi phạm, đảm bảo hòa bình.
Phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam đặt câu hỏi với ông Lê Hải Bình về thông tin Trung Quốc tuyên truyền là Việt Nam đưa tàu quân sự đến khu vực, khiêu khích và chủ động tấn công tàu Trung Quốc.
Câu hỏi được chuyển cho ông Ngô Ngọc Thu. Ông Thu bác bỏ cáo buộc Trung Quốc đưa ra về việc Việt nam đưa tàu chủ động đâm va tàu Việt Nam. Ông Thu khẳng định đây là thông tin vu cáo.
Trung Quốc ngày cao điểm sử dụng đến 137 tàu ở khu vực, trong đó có 4 tàu chiến, các lượt máy bay quân sự. Trung Quốc cho tàu phun nước, cho hoạt động phát sóng âm tần gây nhiễu loạn, chiếu đèn pha gây ảnh hưởng đến tàu Việt Nam. Đặc biệt tàu Trung quốc còn chủ động đâm va vào tàu Việt Nam. Việt Nam không sử dụng các tàu quân sự, không đâm va, không dùng vòi rồng phun mà chỉ dùng loa tuyên truyền về chủ quyền.
Rất nhiều câu hỏi được gửi tới đại diện các cơ quan chức năng Việt Nam (Ảnh: Hữu Nghị)
Thực tế tài Việt Nam đã bị đâm va 30 lần, phải sửa chữa nhiều. Các hình ảnh này đã được cung cấp đầy đủ tới cơ quan truyền thông để làm bằng chứng chống lại Trung Quốc.
Phóng viên hãng thông tấn của Nhật Bản nói về tuyên bố của Trung Quốc dừng hoạt động giao lưu văn hóa với Việt Nam. Việc đó có ảnh hưởng gì đến Việt Nam?
Ông Trần Duy Hải khẳng định hoạt động giao lưu giữa 2 nước đến giờ vẫn bình thường, chỉ có hoạt động đưa một số lao động của Trung Quốc về nước nhưng đó đều là những lao động phổ thông bình thường, hoàn toàn có thể thay thế nên không ảnh hưởng gì đến Việt Nam.
Phóng viên Nhật tiếp tục hỏi ông Hậu có dự đoán gì về trữ lượng dầu khí của Việt Nam tại khu vực này không vì so với Mỹ các con số đưa ra vênh nhau đến 10 lần?
"Dự tính trữ lượng dầu khí trong vùng biển Việt Nam khỏang 4-6 tỷ tấn trong vùng thềm lục địa, đặc quyền kinh tế. Chúng tôi không tin những con số người Mỹ và Trung Quốc đánh giá.
Toàn bộ khu vực phía giữa của Việt Nam có nguồn dầu khí rất lớn nhưng thực tế chúng tôi không lạc quan như vậy. Tại khu vực giàn khoan Hài Dương 981 đang đặt hạ, chúng tôi đã có những nghiên cứu trước đây và đánh giá triển vọng có dầu khí ở đây là không lớn.", ông Hậu nói.
Phóng viên báo Pháp luật TPHCM nêu câu hỏi, theo quan điểm của Việt Nam, các đảo tại Hoàng Sa là vùng tranh chấp hay không tranh chấp? Đảo Tri Tôn nếu có vùng lãnh hải thì cũng chỉ giới hạn trong 12 hải lý; việc đó áp dụng với tất cả các đảo lớn, nhỏ hay phân biệt từng trường hợp?
Ông Trần Duy Hải đáp, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý chứng minh chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tuy nhiên, với tinh thần rất thiện chí, Việt Nam sẵn sàng ngồi lại trao đổi với Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa. Nhưng Trung Quốc quá ngang ngược, tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này là không đúng. Ông Đặng Tiểu Bình từng thừa nhận quần đảo này thuộc về Việt Nam; giờ lãnh đạo Trung Quốc lại nói quan điểm ngược lại là hết sức vô lý!
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà trao đổi thêm, việc xác định lãnh hải đối với các đảo đá là chiểu theo Điều 151 của Công ước luật Biển. Theo đó, chỉ những đảo nào nổi hoàn toàn trên mặt nước, thuận lợi cho con người sinh sống, có đời sống kinh tế riêng thì mới được xác định vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. còn nếu không có được điều kiện này, nó chỉ có vùng lãnh hải tối đa là 12 hải lý.
Phóng viên báo Thanh Niên đặt vấn đề về phản ứng trước việc một hãng thông tấn của Nga nói là vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan chỉ cách bờ biển của họ 27km trong khi cách xa đất liền Việt Nam hơn 200km?
Ông Trần Duy Hải khẳng định lại, giàn khoan này nằm sâu 80 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tính từ rìa lục địa.
Phóng viên Vnexpress đặt vấn đề, các biện pháp mạnh mẽ hơn sẽ được Việt Nam sử dụng để đối phó với Trung Quốc thời gian tới?
Ông Trần Duy Hải đáp, Thủ tướng đã trả lời phỏng vấn ở Philippines, Việt Nam sẽ dùng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Còn chúng ta không muốn chiến tranh nhưng nếu là nạn nhân thì chúng ta cũng phải tự vệ. Như vậy nghĩa là sẽ dùng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của mình.
Về việc Trung Quốc nói 3 lần với 3 thông tin khác nhau về vị trí đặt giàn khoan Hải Dương 981, bà Nguyễn Thị Thanh Hà cho biết, đã nghe nhiều lần phía Trung Quốc giải thích về yêu sách của họ đối với vùng biển và các cơ quan ngoại giao của Việt Nam phải nói rõ về căn cứ đối với yêu sách này.
Ông Lê Hải Bình khẳng định thêm, nói cách nào thì Việt Nam cũng khẳng định việc Trung Quốc đặt giàn khoan là vào sâu 80 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Điều này là vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Phó Đại sứ Australia đặt câu hỏi, đến nay giàn khoan Hải Dương - 981 đã hoạt động ở khu vực này được 3 tuần. Việt Nam có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc đã hoặc đang chuẩn bị có hoạt động khoan thăm dò?
Câu hỏi này ông Hậu cho là khó trả lời. Thời gian 3 tuần thì đủ cho công tác chuẩn bị theo quy trình bình thường để có thể khoan. Nhưng vì chưa thể tiếp cận với giàn khoan này nên chưa xác định được thực tế giàn đã tiến hành hoạt động khoan thăm dò chưa.
Phóng viên đặt câu hỏi với ông Trần Duy Hải về những thông tin Trung Quốc đưa ra là Việt Nam huy động tàu quân sự đến khu vực giàn khoan. Phóng viên đề nghị một lời bình luận về thông tin này.
Chưa trả lời trực tiếp vào câu hỏi, ông Trần Duy Hải cho biết, Tri Tôn thực ra là một bãi đá nên không thể có khu vực hoạt động quá 12 hải lý. Dù cho khu vực này có thuộc Hoàng Sa hay không thì cũng là trên khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Vì vậy, ở khía cạnh nào thì hoạt động đặt hạ giàn khoan của Trung Quốc cũng là vi phạm thềm lục địa Việt Nam.
Phó Tư lệnh tham mưu trưởng Cảnh sát biển Ngô Ngọc Thu trả lời báo chí (Ảnh: Hữu Nghị)
Tiếp lời, ông Ngô Ngọc Thu, đại diện Cảnh sát Biển Việt Nam, nói rõ về những hoạt động trên thực địa. Đồng thời với việc đưa giàn khoan đến đặt hạ trên vùng biển Việt Nam, Trung Quốc đã đưa nhiều tàu chấp pháp, tàu quân sự đến bảo vệ. "Tàu chiến của Trung Quốc có 5 loại, chúng tôi đã ghi được số hiệu, thông báo với phía Trung Quốc. Một tàu có bệ pháo, 72.000 tấn, chở được rất nhiều quân. Có cả tàu tên lửa, một tàu tuần tiễu ngầm... Đó hoàn toàn là tàu của Trung Quốc, Việt Nam không điều tàu quân sự ở khu vực", ông Thu khẳng định.
Phóng viên báo điện tử Dân Việt đề cập thông tin, Việt Nam có khả năng sử dụng biện pháp pháp lý để giải quyết vấn đề với Trung Quốc.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà - Hàm Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế Bộ Ngoại giao - trả lời, Việt Nam với tư cách một quốc gia thành viên của Liên Hợp quốc và Công ước luật Biển có quyền sử dụng mọi quy chế quy định của Liên Hợp quốc và Công ước luật Biển để giải quyết những việc liên quan đến mình. Trong đó quy định có thể sử dụng tất cả các biện pháp hòa bình, trong đó có cơ quan tài phán quốc tế. Việc này tốt hơn sử dụng biện pháp vũ trang.
Lãnh đạo Việt Nam cũng khẳng định sẽ sử dụng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền của mình. Vì vậy Bộ Ngoại giao cũng chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho hoạt động này.
Phóng viên báo Vietnamnet đặt câu hỏi về Thông tư của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ông Trần Duy Hải khẳng định, đây là một thông tư về ngoại giao, Việt Nam khẳng định tôn trọng vùng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Thông tư này không có giá trị pháp lý về vấn đề chủ quyền với vùng biển đảo của Việt Nam.
Điểm thứ 2 ông Hải nhấn mạnh, giá trị của Thông tư phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Khi thông tư này được gửi cho Trung Quốc, bấy giờ Hoàng Sa, Trường Sa đang được quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa. "Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được. Vậy nên điều đó càng khẳng định công văn của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý" - ông Hải dẫn chứng.
Ông Đỗ Văn Hậu chỉ trên bản đồ vị trí hơn 1 triệu cây số vuông Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tiến hành hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí lâu nay. (Ảnh: Phương Thảo)
Tổng GĐ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Đỗ Văn Hậu thông tin về hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của mình. Từ những năm 1960, chính quyền miền Nam Việt Nam đã tiến hành thăm dò, khai thác nhiều điểm trên vùng thềm lục địa Việt Nam. Những năm 1973-1975, chính quyền miền Nam Việt Nam cũng thực hiện nhiều thỏa thuận, liên kết với các đơn vị nước ngoài, như doanh nghiệp của Mỹ để tiến hành thăm dò, khai thác dầu khí.
Từ 1996, khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn UNCLOS 1982, các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam chỉ tiến hành trên vùng thềm lục địa trong phạm vi 200 hải lý.
Ông Đỗ Văn Hậu chỉ trên bản đồ vị trí hơn 1 triệu cây số vuông Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tiến hành hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí lâu nay. Việc Trung Quốc nói 57 lô Việt Nam phân lô nằm trên phần biển của Trung Quốc là hoàn toàn sai trái. Vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 cũng hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa của Việt Nam. Không có việc Việt Nam khai thác, thăm dò ở vùng biển phía Tây ngoài phần chủ quyền của mình.
Tổng GĐ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Đỗ Văn Hậu (Ảnh: Hữu Nghị)
Ông Trần Duy Hải trình bày, thời gian qua, bất chấp mọi phản ứng của Việt Nam, Trung Quốc vẫn ngang ngược tiếp tục hoạt động vi phạm chủ quyền biển đảo. Việt Nam đã kiên quyết yêu cầu phía Trung Quốc rút giàn khoan, tránh đe dọa, ảnh hưởng đến an ninh, hòa bình của khu vực. Trung Quốc không đáp ứng mà trái lại còn liên tục đưa ra những thông tin không đúng sự thật về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển đảo.
Ông Hải đề nghị toàn thể những người có mặt dành 3 phút để xem một video clip về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao cũng cung cấp nhiều tài liệu pháp lý về vấn đề chủ quyền biển đảo bằng cả tiếng Việt, Trung, Anh.
Ông Hải khẳng định, Việt Nam đã có lịch sử khai phá, hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ thế kỷ 17, có dân sinh sống ổn định, không bị tranh chấp bởi bất cứ quốc gia nào. Cựu Thủ tướng Chính phủ Bảo Đại Trần Văn Liễu cũng đã xác định chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo sau đó, không vấp một sự phản đối nào của các nước.
Sau kháng chiến chống Pháp, Việt Nam Cộng hòa đã tiếp nhận việc đảm bảo thực thi chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo nào. Tại hội nghị Giơnevơ, Trung Quốc biết những thỏa thuận này và đã chấp hành.
Thực tế, việc dùng vũ lực của Trung Quốc để chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ông Hải khẳng định là vi phạm luật pháp quốc tế. "Vũ lực không làm phát sinh chủ quyền" - đây là nguyên tắc thể hiện trong UNCLOS.
Trung Quốc cố tình viện dẫn sai công văn của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thông tư này hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ cũng như chủ quyền, cũng như không đề cập đến 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Thông tư này chỉ đồng ý với việc Trung Quốc mở rộng vùng lãnh hải của nước này đến 12 hải lý.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình chủ trì cuộc họp báo. (Ảnh: Phương Thảo)
Bác bỏ quan điểm của Trung Quốc, ông Hải khẳng định, Trung Quốc không có bất cứ chứng lý nào chứng minh chủ quyền đối với 2 quần đảo của Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam có truyền thống và có mọi chứng lý lịch sử để chứng minh chủ quyền của mình. Việt Nam đã sử dụng, khai thác ổn định trên 2 quần đảo này, trong đó có việc khai thác dầu khí.
Hành động của Trung Quốc là âm mưu bành trướng bằng việc biến vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp để dần hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò, độc chiếm Biển Đông của mình.
Ông Hải khẳng định, Việt Nam đã có lịch sử khai phá, hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ thế kỷ 17, có dân sinh sống ổn định, không bị tranh chấp bởi bất cứ quốc gia nào. Cựu Thủ tướng Chính phủ Bảo Đại Trần Văn Liễu cũng đã xác định chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo sau đó, không vấp một sự phản đối nào của các nước.
Sau kháng chiến chống Pháp, Việt Nam Cộng hòa đã tiếp nhận việc đảm bảo thực thi chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo nào. Tại hội nghị Giơnevơ, Trung Quốc biết những thỏa thuận này và đã chấp hành.
Thực tế, việc dùng vũ lực của Trung Quốc để chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ông Hải khẳng định là vi phạm luật pháp quốc tế. "Vũ lực không làm phát sinh chủ quyền" - đây là nguyên tắc thể hiện trong UNCLOS.
Trung Quốc cố tình viện dẫn sai công văn của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thông tư này hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ cũng như chủ quyền, cũng như không đề cập đến 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Thông tư này chỉ đồng ý với việc Trung Quốc mở rộng vùng lãnh hải của nước này đến 12 hải lý.
Ông Lê Hải Bình và ông Ngô Ngọc Thu trả lời các câu hỏi trong cuộc họp báo quốc tế (Ảnh: Phương Thảo)
Ngày 24/9/1975, khi trao đổi với Bí thư Thứ nhất Đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Duẩn, ông Đặng Tiểu Bình - Phó Thủ tướng Trung Quốc thời đó - đã nêu rõ việc Trung Quốc có vi phạm dẫn đến tranh chấp chủ quyền với Việt Nam.
Đúng 16h, ông Lê Hải Bình - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao - bắt đầu chủ trì cuộc họp báo. Ông Lê Hải Bình nói, kể từ sau cuộc họp báo quốc tế đầu tiên ngày 7/5, sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên biển Việt Nam, Việt Nam đã dùng hết mọi biện pháp hòa bình để trao đổi, đấu tranh, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, phía Trung Quốc không thiện chí, tiếp tục leo thang gây hấn, huy động cả tàu, máy bay quân sự đến vùng biển này. Trung Quốc còn xuyên tạc nhiều nội dung cho rằng Việt Nam chủ động gây hấn và tấn công Trung Quốc.
16h ngày 23/5, tại Bộ Ngoại giao diễn ra cuộc họp báo quốc tế thứ 3 kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng biển của Việt Nam. Buổi họp báo "nóng" ngay từ những phút đầu tiên. Theo chương trình, tham dự buổi họp báo có Quyền Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình; Phó Chủ nhiệm UB Biên giới Quốc gia Trần Duy Hải; Tổng GĐ Tập đoàn Dầu khí Đỗ Văn Hậu; Phó Tư lệnh tham mưu trưởng Cảnh sát biển Ngô Ngọc Thu; Hàm Vụ trưởng Vụ Luật pháp quốc tế Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Thanh Hà.
Cán bộ Bộ Ngoại giao cho biết, cuộc họp báo lần này có sự tham dự của rất nhiều các đại sứ, đại diện ngoại giao đến từ Đại sứ quán các nước tại Hà Nội.
Chưa đến giờ họp báo chính thức, hội trường đã đông kín phóng viên báo chí trong nước cũng như các hãng thông tấn nước ngoài.
Đây là lần thứ 3 Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Hai cuộc họp báo trước đó được tổ chức vào ngày 7/5 và 17/5
Như Dân trí đã đưa, ngày 22/5, tàu Trung Quốc dàn hàng quanh giàn khoan trái phép, cố tình gây hấn để khiêu khích lực lượng Kiểm ngư Việt Nam đâm húc vào tàu của họ, để họ quay phim, chụp ảnh, nhằm vu oan cho lực lượng chấp pháp của ta, nhưng chúng ta vẫn kiên định đấu tranh hòa bình.
Phương Thảo - Nam Hằng
Theo Dantri
Thông điệp của Thủ tướng khẳng định nhân nhượng cũng phải có giới hạn "Phát biểu của Thủ tướng phản ánh thay đổi nhịp độ diễn biến phức tạp ngoài biển Đông. Một lần nữa khẳng định rằng chúng ta luôn mong muốn hòa bình, nhân nhượng nhưng nó phải có giới hạn!", Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói. Bên lề buổi thảo luận ở tổ về các vấn đề liên quan đến kinh tế...